• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Cùng nông dân ra đồng

Nguồn tin: KTSG, 25/10/2007
Ngày cập nhật: 26/10/2007

Các kỹ sư của AGPPS đang cùng nông dân thăm lúa trên một cánh đồng ở An Giang.

Thời điểm này, mùa nước nổi đang về miền Tây, diện tích gieo sạ mới chỉ lác đác, chưa xuất hiện sâu bệnh đáng kể. Vậy mà tuần qua, 91 kỹ sư của Công ty cổ phần Bảo vệ thực vật An Giang (AGPPS) vẫn cùng nông dân ra đồng...

Theo ông Huỳnh Thế Năng, Phó chủ tịch UBND tỉnh An Giang, chương trình “Cùng nông dân ra đồng” của AGPPS phù hợp với chủ trương liên kết bốn nhà mà tỉnh An Giang thực hiện từ năm 2002 đến nay, là nền móng hình thành những vùng lúa chất lượng cao trong tỉnh và là mô hình tốt của việc liên kết “bốn nhà” (nhà doanh nghiệp, nhà khoa học, nhà nông và Nhà nước).

Năm nay, nhiều nhà khoa học đã cảnh báo hiểm họa rầy nâu và bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá có thể sẽ tái diễn từ đầu vụ đông xuân, cho nên AGPPS đã phát động lễ ra quân “Cùng nông dân ra đồng” sớm hơn. Sáng 21-10, hợp đồng nghiên cứu và chuyển giao tiến bố kỹ thuật giữa AGPPS với Viện Bảo vệ thực vật, Viện Lúa ĐBSCL, trường Đại học Cần Thơ đã được ký kết với sự chứng kiến của lãnh đạo UBND các tỉnh vùng ĐBSCL.

Cùng ăn, cùng ở, cùng làm

Vụ hè thu năm 2006, nhiều cánh đồng lúa ở huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An, thuộc vùng Đồng Tháp Mười, bị mất trắng vì rầy nâu và bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá. Những cánh đồng khác thu hoạch vớt vát cũng chỉ được chừng 1 tấn lúa/héc ta. Nông dân hoang mang, nhưng không trồng lúa thì biết làm gì? “Vậy mà nhờ chương trình “Cùng nông dân ra đồng”, vụ đông xuân và vụ hè thu vừa qua, chúng tôi trúng lớn. Vụ đông xuân trúng từ 7-7,5 tấn/héc ta”, ông Nguyễn Quang Đáng, nông dân ấp Gò Dưa, xã Bình Hiệp, kể.

Chương trình này được thử nghiệm vào tháng 7-2006, do 12 kỹ sư nông nghiệp của AGPPS làm trực tiếp với nông dân, sau đó nhân ra 146 điểm ở An Giang, Long An, Trà Vinh, Tiền Giang... AGPPS cung cấp cho nông dân vật tư bảo vệ thực vật theo tiến độ sử dụng và chỉ hoàn trả 70% vào cuối vụ, công ty hỗ trợ 30%. “Nhưng cái khó là phải được nông dân ủng hộ và tham gia, nếu không chương trình sẽ thất bại” - ông Năng giải thích.

Cụ thể hơn, theo lời PGS.TS. Nguyễn Bảo Vệ, nguyên Trưởng khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng (Đại học Cần Thơ): “Trước đây, tôi hay thắc mắc là vì sao nhiều kỹ thuật canh tác mới được hướng dẫn cho nông dân, nhưng sau một thời gian quay lại thì thấy số người áp dụng không nhiều. Lý do là nếu mình hướng dẫn đúng thì nông dân vỗ tay. Nhưng nếu sai thì chỉ mình họ gánh chịu. Vì vậy mà nông dân trở nên dè dặt!”.

Tóm tại là phải “cùng ăn, cùng ở, cùng làm” với nông dân, như cách nói của ông Huỳnh Văn Thòn - Tổng giám đốc AGPPS. Nhiều kỹ sư của AGPPS phải chia tay “phòng lạnh”, xuống ở nhà lá, ngày ngày ra đồng thăm lúa, canh nước như những nông dân thực thụ. Ông Nguyễn Hữu Lý, ở ấp 8, xã Lương Tâm, huyện Long Mỹ (Hậu Giang), kể: “Mấy ông kỹ sư nông nghiệp đã xuống “nằm vùng”, hướng dẫn tôi từ cách nhận diện sâu bệnh, chủ động phòng trừ cho tới cách phun thuốc sao cho có hiệu quả”.

Chưa hết, ở những vùng đông bà con Khmer, mấy ông kỹ sư, tiến sĩ cứ trao đổi với nông dân bằng... tay vì bất đồng ngôn ngữ. Cứ đứng chỉ trỏ cả buổi, nói chuyện với nhau mỏi cả tay, ai cũng nản. Ông Thạch Sane, ở ấp Cầu Tre, xã Phú Cần, huyện Tiểu Cần (Trà Vinh) kể rằng, lúc cán bộ kỹ thuật hướng dẫn cho bà con sạ thưa, ai cũng nghe theo, nhưng thấy lúa lên lưa thưa thì... buồn đứt ruột! Ai dè, lúc đẻ nhánh, lúa rất khỏe. Nhìn những lá lúa xanh mướt, khi đó ông mới nhận thấy hiệu quả của việc ngâm giống, ủ giống rồi sạ hàng... như theo hướng dẫn của các kỹ sư.

“Cùng nông dân ra đồng” còn xuất phát từ những gì mà lâu nay ông Thòn trăn trở khi chứng kiến nông dân phải khốn đốn với dịch rầy nâu suốt ba năm trời, rồi thêm năm năm để chống bệnh đạo ôn trên lúa trong thập kỷ trước.

Vào khoảng năm 1990, dự đoán được phần nào dịch rầy nâu sẽ tàn phá lúa ở An Giang, AGPPS đã kiến nghị tỉnh mua thuốc về trữ sẵn, vậy mà khi dịch có nguy cơ bộc phát, thuốc được tung ra bán nhưng nông dân lại chẳng có tiền mua! Vậy là phải bán thiếu. Nhưng vẫn chưa xong, cái khó mới lại phát sinh là nông dân không biết liều lượng, cách pha chế, chọn thời điểm phun thích hợp... “Nông dân chúng tôi đứng trước sự phát triển ồ ạt của khoa học kỹ thuật, nhưng chỉ tiếp thu được rất ít vì chẳng ai hướng dẫn cặn kẽ”, ông Lâm Văn Trí, ở ấp Cầu Dừa, xã Mỹ Phước Tây, huyện Cai Lậy (Tiền Giang), nói. Nỗi trăn trở của các cán bộ AGPPS càng lớn khi dịch rầy nâu gây bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá vào năm 2006 đã khiến nông dân vùng ĐBSCL mất 700.000 tấn lúa...

“Chúng tôi làm đa dạng, có mô hình hơn 110 héc ta, nhưng có điểm chỉ chừng hai héc ta. Cái chính là từ nhu cầu đặc thù của từng địa phương, từng khu vực”, ông Thòn cho biết. Chỉ có vậy nông dân mới thực sự tin và làm theo. “Vụ hè thu vừa rồi, nhờ áp dụng đúng kỹ thuật nên lúa trong mô hình tránh được rầy nâu tấn công. Rất nhiều nông dân trong vùng đã ghé thăm và học hỏi”, anh Tô Phước Thủ, cán bộ kỹ thuật của AGPPS, kể về mô hình 23 héc ta do ông phụ trách ở xã Lương Tâm, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang.

Đến đầu mùa nước nổi năm nay thì chương trình “Cùng nông dân ra đồng” đã giúp nông dân tham gia chương trình tăng được năng suất lúa từ 0,5-1 tấn/héc ta, lợi nhuận tăng 1-2 triệu đồng/héc ta so với cách làm truyền thống. Hạn chế được sâu rầy mà chất lượng hạt gạo tốt hơn, nhiều nông dân tham gia một vụ, đã muốn làm tiếp những vụ sau.

Cũng là tự giúp mình!

“Nông dân mình còn nghèo lắm, nghèo cả tri thức và vốn liếng”, ông Nguyễn Minh Nhị, cựu Chủ tịch UBND tỉnh An Giang, ngậm ngùi. Sáng kiến của AGPPS, theo ông Nhị, cũng là một cách để giúp nông dân bớt nghèo.

Nhưng theo ông Huỳnh Văn Thòn: “Công ty còn có lợi là giúp cán bộ có thêm kinh nghiệm thực tiễn. Những kỹ sư trẻ có kỹ thuật, cộng thêm những kiến thức cập nhật, vậy là bắt tay với nông dân để trao đổi, học tập lẫn nhau. Gần gũi với nông dân, nghe tâm tư, nguyện vọng của họ, cái nào xử lý được, chúng tôi giúp ngay. Nếu quá tầm, công ty sẽ đặt hàng các nhà khoa học tại các viện, trường... ở trong và ngoài nước”. Hợp tác “bốn nhà” cụ thể là như vậy. AGPPS đã cùng các nhà khoa học và cơ quan quản lý nhà nước ở các tỉnh, huyện có triển khai chương trình, để chuyển giao những “sản phẩm” từ các đơn đặt hàng ấy đến nông dân.

Vì sao một doanh nghiệp lại ôm đồm, chịu tốn kém nhiều như vậy? Ông Thòn giải thích: “Đó cũng là hình thức phân phối lại lợi nhuận của doanh nghiệp, nhằm đóng góp cho nền nông nghiệp, bảo đảm an ninh lương thực, giúp nâng cao trình độ sản xuất của nông dân để họ tự quản lý ruộng đồng”. Và từ các tiến bộ kỹ thuật của nhà khoa học, các nhu cầu đặt ra trong sản xuất... sẽ giúp AGPPS có định hướng đúng trong kinh doanh. Rồi nhờ đó, AGPPS cũng dễ dàng phát hiện những mặt mạnh, điểm yếu của các sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật của mình, để nhanh chóng tìm giải pháp khắc phục.

Nhận xét về chương trình “Cùng nông dân ra đồng”, PGS.TS. Mai Thành Phụng, thuộc Trung tâm Khuyến nông quốc gia, thành viên Ban Chỉ đạo phòng chống rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá khu vực ĐBSCL, nói: “Công ty AGPPS đã củng cố được niềm tin của nhà nông và tạo nên kết quả rất lớn. Tham gia mô hình, không chỉ tăng được năng suất lúa mà nông dân còn học được rất nhiều, từ các biện pháp kiểm soát rầy nâu truyền bệnh cho đến nâng cao kỹ năng canh tác lúa”. Còn ông Huỳnh Thế Năng thì khẳng định: “Chương trình “Cùng nông dân ra đồng” đã gặt hái được những hiệu quả thiết thực, giúp nông dân cải thiện kỹ thuật, kỹ năng canh tác, là kênh thứ hai sau hệ thống khuyến nông để làm cầu nối giữa nông dân với nhà khoa học”.

Lệ Hương

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang