• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Bắc Giang: Làm giàu trên đất khó

Nguồn tin: Bắc Giang: 22/10/2007
Ngày cập nhật: 23/10/2007

Những năm qua, Bắc Giang có hàng nghìn nông dân sản xuất kinh doanh giỏi. Nhờ năng động, sáng tạo họ đã biết khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của địa phương, trở thành triệu phú trên những vùng đất khó. Chúng tôi đã tìm gặp ba nông dân điển hình.

Nhờ năng động, nhanh nhạy với thương trường, anh Nguyễn Tiến Ngọc, thôn Thanh Vân, xã Thanh Vân (Hiệp Hoà) được nhiều người biết đến bởi cách làm kinh tế hiệu quả. Trước đây, anh Ngọc là cán bộ Hạt Kiểm lâm Yên Thế. Năm 1998, sau khi nghỉ công tác theo chế độ, anh mạnh dạn "dồn điền, đổi thửa" và nhận thầu thêm khu đất bỏ hoang 9.000m2 cạnh quốc lộ 37 để xây dựng trang trại. Đây là khu đất trũng và sâu, nên ban đầu anh cùng gia đình đã vất vả để phát quang cỏ dại và tân cho khu đất bằng phẳng. Trên diện tích này, anh xây nhà ở, chuồng nuôi lợn hướng nạc và mở cửa hàng cung cấp thức ăn phục vụ chăn nuôi. Bình quân, mỗi năm gia đình anh nuôi gần 600 con lợn thương phẩm. Để chủ động con giống, sau khi tìm hiểu kỹ thị trường, anh mở rộng trại để nuôi lợn nái ngoại. Mấy năm đầu chăn nuôi, anh luôn tìm tòi tài liệu, ghi chép tỷ mỉ các thông số kỹ thuật về quy mô chuồng trại, khẩu phần ăn, cách vệ sinh và phòng bệnh cho lợn theo từng giai đoạn khác nhau áp dụng vào mô hình. Do vậy, đến nay gia đình anh không những chủ động được con giống chăn nuôi mà còn cung cấp cho nông dân trong vùng. Anh Ngọc cho biết: "Trong chăn nuôi thì phòng bệnh hơn chống bệnh, vì vậy tôi thường xuyên liên hệ với cán bộ thú y của xã, huyện để học hỏi kinh nghiệm áp dụng". Cùng với nuôi lợn, anh còn đào ao thả cá, trồng một số loại cây ăn quả để tận dụng chất thải từ nuôi lợn. Với cách làm đó, từ năm 2003 trở lại đây, mỗi năm gia đình anh thu lãi 150-200 triệu đồng. Trang trại của gia đình anh Ngọc tạo việc làm cho hàng chục lao động mỗi năm với mức thu nhập gần 1 triệu đồng/người/tháng. Ngoài ra, anh còn cung cấp cho một số hộ nghèo trong vùng con giống thức ăn chăn nuôi theo phương thức trả chậm, hướng dẫn kỹ thuật, tìm đầu ra cho sản phẩm để nhiều người cùng phát triển kinh tế. Năm 2007, anh được Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tặng Bằng khen vì có thành tích xuất sắc trong phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi.

Anh Trần Thanh Hải ở thị trấn An Châu (Sơn Động) đã biết khai thác hiệu quả tiềm năng đất đồi rừng để làm kinh tế. Sau khi tốt nghiệp phổ thông trung học, anh Hải đã đi nhiều nơi, làm nhiều việc để kiếm sống nhưng cuộc sống gia đình vẫn gặp nhiều khó khăn. Không cam chịu đói nghèo, năm 1994, khi Nhà nước có chính sách giao đất, giao rừng lâu dài cho các hộ gia đình, anh Hải đã mạnh dạn nhận 30 ha đất đồi trọc tại thôn Nà Vàng (Vân Sơn) cách nhà hơn 10km. Nhiều người thân khuyên anh "đừng liều như thế vì chẳng thể làm gì được trên mảnh đất cằn cỗi, bỏ hoang nhiều năm ấy". Năm 1994, anh quyết định đưa cả gia đình vào lập nghiệp ở khu đất mới này. Ban đầu, do thiếu vốn, nhân lực và kinh nghiệm sản xuất nên anh đã vay vốn ngân hàng, anh em, bạn bè, đồng thời đến các trang trại làm kinh tế hiệu quả trong và ngoài tỉnh để học hỏi cách làm. Anh thuê máy móc, lao động địa phương chở đất để mở rộng hơn 3 km đường vào khu đất mới, tập trung cải tạo đất, san thành các ô phẳng theo hình bậc thang để trồng cây ăn quả. Với phương châm "lấy ngắn nuôi dài", những năm đầu, anh trồng xen các loại cây ngắn ngày với cây lâu năm... Nhằm tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên và hỗ trợ vườn cây ăn quả phát triển, năm 1998, anh đào ao ngay trong vườn để thả cá, nuôi vịt và lấy nước tưới cây, nuôi thêm ong và đàn dê sinh sản... Từ sự mạnh dạn đầu tư và cách làm khoa học đó, mô hình VAC của gia đình anh bình quân mỗi năm cho thu lãi hơn 400 triệu đồng, tạo việc làm thường xuyên cho 15-20 lao động với mức thu nhập 800 nghìn đồng/người/tháng. Với kết quả đó, năm 2007, anh Hải vinh dự được Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tặng Bằng khen, Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng Ba.

Ông Nguyễn Văn Thêm, hội viên nông dân chi hội thôn 8, xã An Hà (Lạng Giang) lại chọn hướng đi khác. "Mình sống ở nông thôn, có truyền thống làm nông nghiệp, tại sao không buôn bán những mặt hàng để phục vụ bà con nông dân?" - Với suy nghĩ đó, ông Thêm quyết định đầu tư kinh doanh các mặt hàng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật... phục vụ nông nghiệp. Đây là loại hình kinh doanh mới ở nông thôn lúc bấy giờ, đòi hỏi nhiều vốn nên ban đầu ông rất lo lắng. Ông đã vay mượn anh em, bạn bè được 6 triệu đồng làm vốn thuê nhà và kinh doanh đạm, lân, kali, thuốc trừ sâu... Để kinh doanh đạt hiệu quả cao, ngoài việc cung ứng sản phẩm bảo đảm chất lượng, ông còn học hỏi thêm kỹ thuật để hướng dẫn nông dân cách sử dụng hợp lý. Bởi vậy, người dân trong vùng tin tưởng và tìm đến mua hàng của gia đình ông ngày càng nhiều. Mỗi năm, gia đình ông đầu tư 500 triệu đồng để cung ứng phân bón trả chậm cho bà con. Với sự tính toán kỹ lưỡng, cùng với lòng kiên trì của bản thân, việc kinh doanh đã mang lại cho gia đình ông Thêm thu nhập từ 70-100 triệu đồng/năm.

Trên đây chỉ là ba trong số nhiều nông dân năng động, dám nghĩ, dám làm, vượt qua khó khăn để thoát nghèo ngay trên mảnh đất quê hương. Dù mỗi người có hướng đi, cách làm khác nhau nhưng đều có mục tiêu chung là tận dụng tiềm năng, thế mạnh của địa phương để phát triển kinh tế gia đình, làm giàu chính đáng. Đáng trân trọng là những triệu phú nông dân này không chỉ biết làm giàu cho bản thân mà còn chủ động chia sẻ kinh nghiệm hay, cách làm sáng tạo để giúp đỡ các hộ nghèo ở địa phương cùng làm giàu. Những mô hình nông dân triệu phú xuất hiện ngày càng nhiều góp phần từng bước thay đổi diện mạo đời sống ở nông thôn.

Hải Minh

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang