• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Người thương binh tỷ phú trên đất Tây Nguyên

Nguồn tin: SGGP, 20/10/2007
Ngày cập nhật: 22/10/2007

Những năm tháng sống trong tình yêu thương của đồng đội và đồng bào các dân tộc ở Tây Nguyên đã giúp anh thương binh Nguyễn Quang Chiến thêm nghị lực sống. Từ miền quê cát cháy Quảng Trị anh vào Gia Lai lập nghiệp với hai bàn tay trắng, đến nay anh đã xây dựng thành trang trại VAC liên hoàn, đầy đủ tiện nghi… mỗi năm thu nhập trên 500 triệu đồng.

Trở về từ cuộc chiến tranh khốc liệt

Học xong cấp 3, không tất bật chọn trường học, trường nghề, Nguyễn Quang Chiến lên xã đăng ký tình nguyện nhập ngũ. Ba anh thở dài đăm chiêu, còn mẹ anh thì hết đứng lại ngồi, đi ra đi vào, giục ông đừng cho anh nhập ngũ. Bà bảo, anh nên đi học tiếp để sau này có công ăn việc làm ổn định. Cuối cùng ba anh cũng đồng ý cho anh vào bộ đội.

Tháng 12-1977, anh nhập ngũ và huấn luyện ở Trung đoàn 6, Tỉnh đội Bình Trị Thiên (nay là BCHQS tỉnh Quảng Trị). 7 tháng sau, anh về đơn vị mới, đóng quân ở Tây Nguyên rồi chốt giữ ở vùng biên giới Tây Nam, tiếp giáp Campuchia. Mặt trận 479 đêm ngày không ngớt tiếng súng, đơn vị anh (Đoàn 174, Quân khu 7) qua Xin Xê Pôn, Xiêm Riệp, đến Bat Tam Boong...

Tháng 3-1980, chuẩn bị cho trận tập kích vào cao điểm 175, nơi cố thủ của bọn tàn quân Pôn Pốt (sát biên giới Thái Lan), trên đường đi trinh sát, anh Chiến vướng mìn và bị thương ở chân. Khi tỉnh lại, anh tự băng bó vết thương rồi cố bò ra đường lớn, nhưng máu ra nhiều quá, bò một đoạn anh lại bất tỉnh. Hai ba lần ngất đi tỉnh lại, đến ngày thứ hai, anh em mới tìm được Chiến đưa về điều trị tại Bệnh viện Xiêm Riệp. Vết thương bình phục, anh xin bác sĩ cho về đơn vị tiếp tục công tác. Năm 1983, vết thương tái phát nhiều lần, sức khỏe yếu, đơn vị giải quyết cho anh ra quân.

Thương binh tàn nhưng không phế

Hành trang trở về của anh thương binh Nguyễn Quang Chiến chỉ vỏn vẹn 3 bộ quần áo và những bằng khen “hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ” làm quà tặng cha mẹ! Ông bà khuyên anh nên lấy vợ rồi còn tính chuyện làm ăn… Vùng đất đỏ Tây Nguyên như níu chân anh, Chiến quyết định vào Gia Lai lập nghiệp. Những ngày đầu, giữa vùng đất lạ đi xin việc thật là gian nan. Nhiều cơ quan, đơn vị “hứa” nhận nhưng anh chờ mãi không thấy tin tức. Không nản chí, anh lại gõ cửa nhiều nơi, cuối cùng, lãnh đạo Nhà máy chè Biển Hồ nhận anh làm bảo vệ.

Chia sẻ và cảm phục, cô công nhân Nguyễn Thị Hải đã đem lòng yêu thương anh. Năm 1984, quà cưới của anh chị là ngôi nhà nhỏ được anh em trong tổ vào rừng chặt cây, cắt tranh dựng nên. Nhưng mái nhà tranh của anh chống đỡ chưa được bao lâu thì nắng xuyên mái lá, mưa thì nước nhỏ tong tong xuống nền. Nhiều đêm vợ chồng anh trăn trở, động viên nhau cố gắng vượt qua! Anh Chiến quyết chí thoát nghèo bằng nghề nuôi ong lấy mật.

Lúc đầu 10 đàn, 25 đàn, sau đó anh nhân rộng trên 300 đàn, thu nhập một năm khoảng 20 triệu đồng. Năm 1990, vợ chồng anh mua được xe máy, ti vi, xây nhà… Năm 1995, nhà máy có chủ trương trồng chè liên kết: xí nghiệp cho vay vốn, cấp đất “có thưởng”, sản phẩm được tính phần trăm, 3 năm hoàn vốn thì đất thuộc sở hữu gia đình. Anh Chiến là người đầu tiên đăng ký thực hiện. Sau đó, cách làm này đã được nhiều nhà máy, xí nghiệp ở các tỉnh Tây Nguyên vận dụng.

Quyết chí làm giàu

Vợ chồng anh Chiến lúc này đã có “đất thưởng” của nhà máy nhưng ngoài giờ làm việc vẫn tích cực khai hoang thêm để trồng cà phê. Thu nhập từ nuôi ong, anh Chiến dành dụm mua bò. Năm 1995 cà phê rớt giá, nhiều người lỗ nặng, nợ ngân hàng chồng chất, không ít hộ chặt bỏ cà phê. Anh Chiến kiến nghị chính quyền địa phương vận động bà con duy trì cây cà phê, trồng xen kẽ các loại cây khác như bời lời, bí đỏ, bắp lai… để “lấy ngắn nuôi dài”. Cuối cùng anh đã thắng lợi, nhiều hộ dân nghe theo anh đã trúng mùa, nông sản được giá, thu nhập ổn định. Sau bận đó, giá cà phê tăng cao, nhiều người trả hết nợ và giàu lên.

Ông Ngô Ngọc Nghiềm, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã Nghĩa Hưng, huyện Chư Pãh, tỉnh Gia Lai cho biết: “Anh Nguyễn Quang Chiến là người năng nổ, có bản lĩnh và ý chí vượt khó phi thường. Sắp tới, chúng tôi sẽ tổ chức cho các hội viên học tập mô hình trang trại của gia đình anh để nhân rộng phát triển”.

Có đất, có tiền thu nhập từ cà phê, nuôi ong, heo, bò…, năm 2000, vợ chồng anh tập trung làm trang trại. Để thuận lợi việc đi lại, vợ chồng anh vận động một số hộ gia đình xung quanh chung vốn đầu tư làm đường liên thôn, mời kỹ sư về làm “nhà máy thủy điện gia đình”. Có điện, đường sá thông suốt, anh Chiến tập trung cho vườn cây, chủ lực vẫn là cà phê (trên 3ha) và các loại cây ăn quả “chất lượng cao” như xoài, sầu riêng. Quanh gốc cây, anh trồng đan xen bí đỏ, bắp lai, dứa cao sản; anh cho đào ao vừa nuôi cá, vừa cung cấp nước tưới cây và nguồn nước chính cho nhà máy “thủy điện gia đình”… Đến nay, trang trại của anh đã đứng vững, sản phẩm làm ra đến đâu tiêu thụ đến đó. Trừ chi phí, mỗi năm gia đình anh Chiến thu nhập trên 500 triệu đồng. Đứa con đầu của anh đang học đại học ở Quy Nhơn, hai cháu nhỏ đang học cấp 3, ngoan hiền hiếu thảo.

Ái Hàn

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang