• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Tát ao trồng đậu tương

Nguồn tin: NNVN, 16/10/2007
Ngày cập nhật: 18/10/2007

Mấy năm gần đây, trong khi diện tích cây vụ đông các tỉnh miền Bắc sụt giảm nghiêm trọng thì tại Hà Tây, diện tích cây vụ đông, đặc biệt là cây đậu tương lại tăng chóng mặt, đất nông nghiệp ở nhiều xã không còn một chỗ trống. Vụ đông này, người dân nhiều vùng tát ao để lấy đất trồng đậu tương...

Khắp nơi tát ao trồng đậu tương

Phú Xuyên (Hà Tây), nơi khơi mào cho cao trào trồng đậu tương đông ở miền Bắc những ngày này rộn ràng từ trong làng ra đến ruộng khi người dân bước vào trồng đậu tương đông. Họ mang theo niềm tin rất lớn vào một vụ đậu tương nữa thắng lớn. Dù ảnh hưởng của mưa lớn sau cơn bão số 5 làm nhiều gia đình phải tra hạt đậu lần thứ 2, thứ 3 và giá giống đậu tương tăng từ 11 ngàn đồng/kg lên 15-17 ngàn đồng/kg nhưng điều đó gần như không có nghĩa lý gì so với lợi nhuận tới đây đậu tương sẽ mang lại.

Một người dân lớn tuổi nhận xét: “Phong trào trồng đậu tương ở vùng này bây giờ cao như thời “thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”. Dân làm hăng say quên ngày, đêm và không để ý đến các việc khác. Trồng hết đất trong vùng, họ kéo nhau đi vùng khác thuê đất trồng. Hết chỗ thuê họ về tát ao, gạn cá trồng đậu tương. Trồng đậu tương lãi lắm, nhiều người đã giàu lên nhờ nó.”

Dọc đường đi vào xã Quang Trung, Tân Dân, Chuyên Mỹ, Ông Phạm Thanh Tiên, Chủ nhiệm HTX nông nghiệp Tân Dân: Hiện nay toàn xã Tân Dân có khoảng 20 ha mặt nước, thùng, rãnh trong xã được người dân tát cạn trồng đậu tương. Trồng đậu tương trong ao về kỹ thuật không khó lắm. Yêu cầu bắt buộc người dân phải gạn sạch nước, rắc vôi bột để chống chua. Sau đó rắt một lượt trấu để đậu tương dễ dàng bám rễ. Khi mặt ao bắt đầu se cứng thì người dân gieo hạt. Về chăm sóc, người dân không mất nhiều công và tốn ít đạm hơn trồng ngoài đồng. Năng suất thì có ao tương đương ngoài đồng, có ao còn cao hơn. Lợi ích thu được là đậu tương, cải tạo được ao một cách tốt nhất để nuôi cá, vịt.

Nhiều ao, đầm, thùng, rãnh, mương máng được người dân gạn sạch nước bằng những chiếc cole. Trong lịch sử hình thành và phát triển của những xã trên, chưa bao giờ cùng một thời điểm, người dân tát ao nhiều đến thế. Dân gạn sạch không còn một giọt nào, sau đó rắc vôi bột, xẻ rãnh, dùng bàn chang cào lúa cào bằng phẳng mặt ao. Ông Nguyễn Văn Tiệp, thôn Tri Lễ, xã Quang Trung cho biết: “Dân ở vùng này bắt đầu tát ao để trồng đậu tương đông từ hai năm nay. Lúc đầu chỉ có vài hộ làm, nhưng sau khi hạch toán lãi hơn cả nuôi cá vụ đông, nên trong vùng, nhiều nhà có ao làm theo cách đó.” Cho đến thời điểm này ông Tiệp đã gieo trên 200kg đậu tương giống. Sau khi thu lứa cá cuối cùng được trên 10 triệu đồng, ông gạn sạch nước chiếc ao gần 2 mẫu để trồng đậu tương. Người dân bảo, khoảng nửa tháng nữa, khắp mấy xã này, chỗ nào cũng có đậu tương, không có chỗ nào là đất trống. Mương, máng, ao, hồ… trở thành những ruộng đậu tương hết.

Vụ đông này, không chỉ có người dân Phú Xuyên tát ao trồng đậu tương. Đến các xã Vân Tảo, Hoà Bình (Thường Tín); Minh Đức, Trung Tú (ứng Hoà) người dân cũng náo nức tát ao trồng đậu tương. Dân bảo, giá cá bán thời điểm này đang cao, lại trồng đậu tương nhìn thấy rõ mồn một lợi nhuận, không làm thì dân hoá ra ngốc quá! Tại các huyện vùng trũng của Hà Tây như Phú Xuyên, ứng Hoà, Mỹ Đức… có rất nhiều diện tích mặt nước. Đây sẽ là vùng đất lý tưởng để người dân phát triển đậu tương đông, khi mà bài toán kinh tế của người dân giữa cá và đậu tương đã có đáp số. Chẳng mấy chốc Hà Tây sẽ không những là “thủ phủ đậu tương” mà còn là “thủ phủ đậu tương trong ao” của cả nước.

Hiệu quả từ bài toán kinh tế của dân

Ông Bùi Thanh Xoan, thôn Gia Phú, xã Tân Dân, Phú Xuyên – một trong những hộ dân đi đầu trong việc trồng đậu tương đông đưa ra bài toán kinh tế như thế này: “Tôi có gần 2,5 mẫu ao. Trồng đậu tương sẽ cho năng suất khoảng 70kg/sào. Sản lượng từ 2,5 mẫu ao này sẽ là 1,6-1,7 tấn đậu tương. Theo giá thị trường hiện nay là 11.000đ/kg, tôi sẽ thu được gần 20 triệu đồng. Trừ mọi chi phí tôi cũng lãi được 15 triệu đồng là ít. Nhưng nếu để nuôi cá trong 3 tháng mùa đông, cá chậm lớn, chi phí thức ăn cao, lại rất vất vả, tôi cũng chỉ thu được tối đa là 10 triệu đồng. Không những mang lại lợi nhuận cao hơn so với nuôi cá, mà cái chính là nó hợp với cơ cấu đầu tư khai thác hiệu quả từ cái ao này. Thu đậu tương xong, tôi bắt đầu cấy lúa. Lúa vào đòng tôi bắt đầu thả cá. Gặt lúa xong tôi bắt đầu thả vịt. Từ đó cho đến tháng 9 bắt đầu gạn ao trồng đậu tương tôi sẽ thu được 2 lứa vịt, và 2 lứa cá (cá nuôi gối). Đậu tương làm ao màu mỡ, cá lớn nhanh, lúa làm vịt có thức ăn, vịt làm cá nhanh lớn.

Từ cơ cấu này, chiếc ao của tôi cho thu khoảng 100 triệu đồng/năm. Nếu chỉ để thả cá và nuôi vịt bình thường thì không bao giờ đạt được lợi nhuận như thế. Mà nuôi quanh năm suốt tháng không có điều kiện cải tạo là phản khoa học.” Bài toán kinh tế này được đông đảo người dân khu vực Phú Xuyên áp dụng vì nó rất phù hợp với những ao thường thiếu nước vào mùa đông, ít màu mỡ. Các đầm, mương máng, rãnh ngoài đồng được dân đấu thầu để thả cá cũng vận dụng mô hình này đem lại hiệu quả rất cao. Như trước đây, các đầm, mương, máng, rãnh người dân đấu thầu chỉ thả được một lứa cá bằng cách khoanh nuôi, sản lượng thấp và thả vịt, nay làm theo cách này lợi nhuận tăng lên rất nhiều.

Ở vùng Phú Xuyên, người dân còn có một bài toán kinh tế khác khi đưa đậu tương đông vào trồng trong ao. Ông Đỗ Văn Đạo ở Ngải Khê có 2 mẫu ao làm đậu tương. Trước đây trong ao của ông Đạo chỉ có cá và vịt đẻ. Nay có thêm đậu tương, thu nhập tăng lên. Ông Đạo cho biết: “Nuôi vịt, cá, ao không được cải thiện, cá chậm lớn, vịt dễ bị bệnh tật… Trồng đậu tương, ao được cải tạo mỗi năm một lần, lại được bổ sung từ gốc, thân cây đậu tương, cá lớn nhanh, vịt cũng ít bệnh tật, đẻ trứng đều. Vì thế mà tổng thu nhập tăng lên. Hiện tại tôi trồng đậu tương và đang cho 700 vịt nghỉ đẻ. Khi hết đậu tương, vịt tôi đẻ ào ào, cá cũng lớn trông thấy...” Ông Nguyễn Văn Sửu ở Gia Phú thì lại làm theo một cách khác. Ông Phú không nuôi vịt đẻ mà nuôi vịt thương phẩm. Từ tháng 1-9 ông nuôi cá thu 3 lần vì nuôi gối, nếu gối lần thứ 4 thì cá lớn rất chậm. Mà nếu vào lứa mới thì không đủ thời gian, vả lại không ai vào lứa cá mới vụ đông. Ông nuôi được 3 lứa vịt thương phẩm sau đó gạn ao trồng đậu tương đông.

Với những bài toán kinh tế này, người dân Hà Tây đang khai thác tối đa tiềm năng của những chiếc ao, đầm, thùng, vũng... Cứ đà này, chẳng mấy mà dân Hà Tây trở thành triệu phú. Và, cách tính toán làm ăn của họ, thật đáng chú ý đối với nông dân cả nước.

Vũ Minh Việt

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang