• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Tỷ phú nhà nông ở một vùng đất khó

Nguồn tin: ND, 14/10/2007
Ngày cập nhật: 15/10/2007

Nông dân Trần Yên(thứ hai từ phải sang).

Ông Viên Văn Ngọc, người dân tộc Sán Dìu, ở xã miền núi Ðại Ðình (Vĩnh Phúc) và ông Trần Yên, ở xã đặc biệt khó khăn Sơn Bình (Lai Châu) và hàng nghìn điển hình nông dân sản xuất giỏi trên khắp mọi miền đất nước đang nỗ lực vươn lên làm giàu từ vùng đất xa xôi nghèo khó.

"Trùm" sưa ở Tây Thiên

Cách Thủ đô Hà Nội gần 100 km và TP Vĩnh Yên hơn 20 km, con đường đất chạy dọc xã Ðại Ðình thuộc huyện miền núi Tam Ðảo nằm cạnh khu danh thắng Tây Thiên nổi tiếng. Chủ vườn rừng Viên Văn Ngọc, gần 50 tuổi, dáng người nhỏ nhắn, da ngăm đen, đầu trần quần cộc tất tả từ vườn vào nhà đón khách. Ông cũng là Phó Giám đốc Công ty TNHH dịch vụ thương mại Xuân Hồng, chuyên sản xuất các loại hoa, cây cảnh, nhất là một trong những nơi cung cấp sưa giống đầu tiên trong tỉnh.

Chỉ tay vào đống quả tựa trái me chua giữa căn phòng chính, ông Ngọc thông báo ngay: Năm nay "sốt" sưa! Sưa quả mua cả tấn không đủ gieo cho khách đặt hàng! Bên ngoài, trước căn nhà xây rộng rãi của người nông dân một thời bôn ba buôn gỗ, rồi bạc xòe, bạc trắng, mảnh vườn rộng chừng một sào đang vào vụ ươm mới. Hơn 10 lao động ông thuê công đang tất bật dựng giàn che nắng, đánh nền đất xốp, kịp hai hôm nữa gieo hạt.

Vợ chồng ông Ngọc chục năm trước đây chỉ trồng các loại cây bạch đàn, keo, lát, cây gỗ tạp trên mảnh đất vườn rừng, hiệu quả kinh tế không cao. Mấy năm nay nhọc công tự mày mò, nghiên cứu về đặc điểm loại cây gỗ quý hiếm, ông Ngọc quyết định ươm cây giống và trồng thử sưa trên vườn nhà. - Ban đầu, tôi cho người xuống tận khu công viên, công sở dưới Hà Nội, Hải Phòng, rồi lên chùa Thầy, chùa Hương tìm lấy quả ở những cây cổ thụ, mang về ươm thử. Ông cho biết, ban đầu cả vườn chỉ vài chục cây sống, dần dà, mấy năm nay gia đình ông "sản xuất" tới hàng triệu cây sưa giống cho khách hàng mọi miền. "Năm ngoái, riêng việc ươm cây sưa đã mang về khoản lợi nhuận hơn 150 triệu đồng".

Nắm bắt nhu cầu của bà con các nơi đang háo hức trồng loại cây rừng có giá trị kinh tế cao, từ đầu năm nay, ông chuyển hướng tập trung thêm nguồn lực cho vườn ươm. - Dự kiến năm nay trồng khoảng hơn 150 vạn cây. Giá trung bình trên thị trường hiện nay khoảng ba nghìn đồng/cây, như thế cuối năm tổng thu tầm 4,5 tỷ đồng. Trừ chi phí, cũng còn hơn một tỷ đồng để dành cho năm sau! Ông Ngọc nói.

Tuy vậy, tại mảnh đất cằn khô xã miền núi, đặc biệt khó khăn, chuyện làm ăn thoát đói nghèo đối với gần tám nghìn người, hai phần ba số đó là bà con dân tộc Sán Dìu, vẫn còn gian truân. Phó Chủ tịch UBND xã Phạm Tùng Lâm cho biết, lâu nay xã, huyện vẫn loay hoay tìm cách chuyển đổi cơ cấu kinh tế, thử áp dụng các mô hình trồng cây thanh hao, chăn nuôi gia cầm theo hướng công nghiệp, "sin hóa" đàn bò, thâm canh giống lúa khang dân 18 và vũ di 3... Dù vậy, đời sống bà con nơi vùng thuần nông vẫn chưa cải thiện bao nhiêu.

Từ thực tế cuộc sống, ngoài hộ ông Viên Văn Ngọc, cây sưa trong vài năm qua đã "lên ngôi", giúp nhiều nhà thoát nghèo, từng bước vươn lên khấm khá. Ông Phạm Tùng Lâm nhẩm tính, năm 2006 mới có ba hộ lập vườn ươm sưa, năm nay có tới gần 50 hộ. Hơn nửa số gia đình trong xã đang chuyển hướng thử trồng sưa trên diện tích đất vườn, rừng.

Ngoài chuyện ươm cây trên vườn nhà, ông Ngọc dường như bận bịu hơn với lời mời từ các vùng lân cận. "Mới đây trên Ðại Từ (Thái Nguyên) tổ chức lớp tập huấn trồng sưa, mời tôi về. Lần đầu tiên lên bục nói chuyện, cũng run lắm. Thôi, nghĩ đơn giản, biết thế nào nói thế ấy, cũng là nông dân cả mà!". Ông Ngọc nói thêm, sắp tới, mấy doanh nghiệp tham gia dự án trồng rừng ở tỉnh Bắc Cạn nhờ giúp gần chục triệu cây giống. "Cũng phải tìm cách liên kết với bà con ươm sưa các xã trong huyện mới làm ăn lâu dài, ra tấm ra món". Ông Ngọc bộc bạch vậy.

"Vựa" cá hồi trên núi

Cũng như nông dân Ngọc ở Tam Ðảo, ông Trần Yên, hội viên Hội Nông dân xã Sơn Bình, huyện Tam Ðường (Lai Châu), năm qua được bà con địa phương gắn cho cái tên "Tỷ phú cá hồi".

Năm 1976, sau khi hoàn thành nghĩa vụ trở về huyện Yên Sơn (Ninh Bình) ông lên quê mới Lai Châu lập nghiệp. Cách đây năm năm, ông được xã giao 380 ha đất để trồng thông. Nhìn rừng núi dãy Hoàng Liên Sơn điệp trùng, heo hút phủ mây cả ngày, chưa ai nghĩ đó là mảnh đất tiềm năng. Nằm trong vùng rừng phòng hộ, người dân địa phương vẫn chưa mặn mà nhận đất, vì kinh phí hỗ trợ trồng rừng một ha chỉ dăm chục nghìn mỗi năm...

Nhà nông Trần Yên một thời khoác áo lính nghĩ, chỉ trồng thông, khó mà làm giàu nơi đất núi. Nhận thấy điều kiện khí hậu ở đây thuận lợi, đồng cỏ chăn thả rộng, ông vay vốn của ngân hàng để nuôi đàn bò tới 70 con.

Duyên may và cơ hội đối với ông Yên từ chủ trương nuôi thử nghiệm cá hồi trên núi cao của tỉnh. Theo dõi mô hình nuôi cá hồi thử nghiệm tại Thác Bà, Sa Pa (Lào Cai) thành công, được sự hỗ trợ của ban, ngành hữu quan, ông mạnh dạn làm thử xem sao. Nếu so sánh với vùng đất ở Sa Pa, điều kiện nuôi cá hồi tại trang trại gia đình ông khá phù hợp. Ðã nghĩ là làm, ban đầu, ông xây hai bể với diện tích 50 m2 để nuôi thử giống cá quý. Thả 500 con cá giống trọng lượng 250 gam, sau hai tháng nuôi sống khỏe, ông thả thêm 600 con giống nữa. -"Ngày đó, tôi và gia đình lo mất ăn mất ngủ. Vốn bỏ ra lớn, mà cả vùng này chưa ai nuôi, thức ăn lại phải nhập từ nước ngoài"- Ông Yên nhớ lại.

Nửa năm trôi qua đã khẳng định bước đi hoàn toàn mới, lần đầu tiên ở xã miền núi cao Sơn Bình. Trước sự chứng kiến của cán bộ, bà con địa phương, gia đình ông ngay lứa đầu xuất 2,5 tấn cá đặc sản. Tầm giá bán trung bình 150 nghìn đồng/kg, tổng khoản tiền thu về ngót 400 triệu đồng! Ðược đà, ông Yên tiếp tục mạnh dạn mở rộng quy mô trang trại để đáp ứng nhu cầu thị trường. Gom góp toàn bộ vốn liếng tích lũy, vay thêm từ ngân hàng, giữa cuối năm ngoái ông xây dựng cơ sở nuôi mới, tổng số vốn đầu tư 1,2 tỷ đồng. Không như mong đợi, cú thất bại đầu tiên khá nặng nề. Do nguồn nước không đạt, đàn cá chết hàng loạt. Không chịu bó tay, ngay sau đó, kiểm tra kỹ thuật nuôi, điều chỉnh nguồn nước bảo đảm đủ ô-xy, kiểm tra ao, bể và thức ăn, ông tiếp tục thả 12 nghìn con giống.

Ðất không phụ công người - ông nói. Giữa năm nay, đợt đầu gia đình thu hoạch 20 tấn cá thịt. Ông Yên nhẩm tính, hết năm nay, khu vực ao của gia đình sẽ "xuất" 40 tấn cá bán cho thị trường Hà Nội. "Thời gian qua, tìm hiểu các bạn hàng, tôi đã đưa được cá hồi vào siêu thị Metro, một số nhà hàng lớn và đại lý cung ứng vào các tỉnh miền nam". Phấn khởi hơn, qua một công ty ở TP Hạ Long, Quảng Ninh, mới đây có những khách hàng Nhật Bản lên khảo sát, mang mẫu cá về nước kiểm nghiệm. - Bước đầu họ cam kết cung cấp nguồn thức ăn và nhận bao tiêu sản phẩm. "Bạn nói để phục vụ cho khách hàng mãi bên xứ sở hoa anh đào, mỗi năm cần lấy khoảng 300 tấn cá hồi nuôi ở vùng Tây Bắc"!

"Vị ngọt" của món cá có giá trị cao mang nguồn gốc ôn đới và hàn đới là tin vui cho bà con nông dân hai tỉnh Lào Cai và Lai Châu. Còn như Chủ tịch UBND xã Sơn Bình, ông Hà A Qua, thành công của "Tỷ phú cá hồi" không chỉ là niềm phấn khởi riêng của ông Trần Yên. Bà con bảy bản làng xã đặc biệt khó khăn có hơn 500 gia đình người Mông, Dao, Kinh, Thái, Giáy, Tày đang mong mỏi có thêm nhiều mô hình tại chỗ để học tập, để cái đói, cái nghèo sớm lùi xa.

Mang ơn bà con từng cưu mang, đùm bọc, nông dân Trần Yên năm nay bận rộn đứng lớp hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá hồi cho bà con huyện Sìn Hồ và nhiều huyện, thị xã thuộc tỉnh Lào Cai, Sơn La. Ngoài phát triển thủy sản, ông Yên còn đầu tư trồng đào, táo mèo, trồng thêm 10 ha cây ăn quả và cây dược liệu. Ước tính cả năm nay, từ kinh tế vườn rừng, nuôi trồng thủy sản, ông thu lãi hơn một tỷ đồng!

Gặp gỡ tại gian hàng trưng bày ở Thủ đô, ông Yên vui vẻ bật mí, từ kiến thức tự nghiên cứu và kinh nghiệm thực tế, ông đã chủ động được nguồn giống cá. Ông cũng đang ấp ủ dự án trồng 200 ha rừng kinh tế bằng cây da-trô-pa, một loại cây ép lấy dầu thay thế cho dầu diezen. "Nếu thành công, tôi sẵn sàng phổ biến kỹ thuật cho bà con di dân tái định cư thủy điện Sơn La, giúp bà con sớm ổn định cuộc sống, vươn lên khấm khá"- Ông cho biết.

VĂN CHÚC

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang