• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Vực dậy nông thôn thời hội nhập

Nguồn tin: BCT, 11/10/2007
Ngày cập nhật: 12/10/2007

Nông thôn Việt Nam sẽ được thổi vào một luồng sinh khí mới. Hội thảo phát triển nông thôn và chính sách hỗ trợ phát triển dân cư, do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức, vừa diễn ra tại Kiên Giang, cho thấy nhiều nỗ lực tập trung đầu tư cho khu vực nông thôn đang được đặc biệt quan tâm trong thời gian tới.

THÀNH TỰU VÀ THÁCH THỨC

Trong thời gian từ năm 2001-2005, đã có 113.116 tỉ đồng đầu tư phát triển nông thôn trong cả nước; trong đó, vốn đóng góp của nhân dân chiếm khoảng 10%. Từ đó, nông thôn Việt Nam đã có những bước chuyển biến tích cực. Giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp chủ yếu từ nông thôn đã tăng mức bình quân 5,4%/năm, cao hơn so với mục tiêu Đại hội Đảng lần thứ IX đề ra là 4,8%. Thu nhập bình quân hộ nông dân tăng từ 11 triệu đồng/hộ/năm vào năm 2000 lên 16 triệu đồng vào năm 2006. Đường giao thông đã vươn đến trung tâm 8.783 xã, tương đương 96,7% số xã trong cả nước. 99% xã có lưới điện quốc gia và 93,3% hộ dân sử dụng điện. Để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn, Nhà nước và nhân dân cùng thực hiện xây dựng nhiều công trình thủy lợi trị giá 21.511 tỉ đồng, góp phần nâng năng lực tưới đạt 8 triệu ha gieo trồng và tiêu úng 1,7 triệu ha trên cả nước. Cũng trong thời gian này, 5.359 chợ xã được nâng cấp, xây mới phục vụ mua bán hàng nông sản; đặc biệt các chợ đầu mối được đầu tư xây dựng tại nông thôn tạo điều kiện thuận lợi cho hàng nông sản của nông dân đi xa hơn. Trên 22.000 mô hình hợp tác xã, tổ kinh tế hợp tác ra đời giúp nông dân tiếp cận với cách làm ăn mới, hiệu quả hơn và tăng thu nhập kinh tế nông hộ...

Tuy nhiên, mức đầu tư này chưa đủ mạnh để vực dậy nông thôn Việt Nam. Một thống kê của Cục Hợp tác xã và phát triển nông thôn – Bộ NN&PTNT cho thấy, kinh phí 113.116 tỉ đồng mới chỉ đáp ứng 17% nhu cầu phát triển nông thôn trong 5 năm qua. Ngoài ra, do chưa tìm được mô hình điển hình cho phát triển nông thôn và những bất cập trong việc đầu tư, nên khu vực nông thôn đang tồn tại những khó khăn.

Còn hơn 30 xã với hơn 20.000 thôn, ấp chưa có đường giao thông, ảnh hưởng nặng nề đến phát triển kinh tế, xã hội. Một ghi nhận tác động xấu đến nông thôn là bản sắc văn hóa và sinh cảnh nông thôn đang mất dần bởi các sự phát triển lộn xộn của các kiến trúc trong việc kiên cố hóa nhà ở, tác động xấu của môi trường. Điều đáng quan tâm là mặt hàng nông sản của nông dân không có sức cạnh tranh trên thị trường, nhất là khi Việt Nam giao nhập vào tổ chức WTO. Vòng lẩn quẩn được mùa-mất giá, hàng hóa không tiêu thụ được... luôn diễn ra làm đời sống nông dân không ít khó khăn. Nông dân phải “chạy” theo thị trường nay chặt đốn cây này, mai nuôi con khác mà không biết đầu ra sắp tới sẽ ra sao. Thiếu kiến thức, công nghệ sản xuất lạc hậu cũng là một thực trạng đáng báo động trong đại bộ phận nông dân nông thôn. Thiếu việc làm tại nông thôn và sự đối lập ngày càng lớn giữa giàu-nghèo, giữa nông thôn-thành thị đã không ngăn được dòng chảy di dân và lao động ra thành thị.

DỒN SỨC CHO NÔNG THÔN

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Hồ Xuân Hùng cho biết: “Trong đầu tư phát triển nông thôn, những gì bức thiết trong dân thì Nhà nước phải đầu tư ngay. Nhất là các công trình giao thông nông thôn, thủy lợi, đào tạo nguồn nhân lực nông thôn ngay chính nông dân và con em nông dân. Chính sự chậm trễ đầu tư, xem nhẹ phát triển nông thôn đã trì trệ tiến trình phát triển...”. Theo Bộ NN&PTNT, mức đầu tư giai đoạn sau năm 2010 cho phát triển nông thôn gấp 2,5-3 lần giai đoạn trước. Hiệu quả suất đầu tư này tới đâu đòi hỏi rất nhiều ở việc hoạch định chiến lược đúng đắn, phù hợp với tốc độ phát triển của nông thôn. Ông Lê Văn Xuyên, Giám đốc Sở NN&PTNT Kiên Giang, nói: “Khu vực nông thôn có nhiều nét khác biệt trên từng vùng. Chúng ta không nên áp dụng mô hình tiên tiến của vùng này cho phát triển nông thôn ở vùng khác mà phải có những mô hình phù hợp. Suất đầu tư và các công trình cũng phải dựa trên sự phát triển và nhu cầu thực tế tại vùng nông thôn đó...”.

Đảng và Nhà nước khẳng định rằng, không đầu tư phát triển nông thôn thì khó công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và cũng khó trở thành một nước công nghiệp phát triển vào năm 2020. Vì vậy, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế phải vực dậy khu vực nông thôn. Phát triển nông thôn phải dựa vào cộng đồng để phát triển, lấy thôn, ấp làm nền tảng xây dựng; đồng thời, tạo một cơ chế, chính sách và định hướng phát triển. Chính phủ đã phân công Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Sinh Hùng làm Trưởng ban chỉ đạo phát triển nông thôn. Ban chỉ đạo này sẽ được thành lập tại địa phương các cấp và quy định cụ thể về vai trò, trách nhiệm của từng ngành trong việc phối hợp thực hiện...

Sắp tới, Chính phủ sẽ đầu tư kinh phí để xây dựng thí điểm 10 mô hình nông thôn mới tại 10 tỉnh trên toàn quốc và ban hành nhiều chính sách mới phát triển vùng nông thôn. Sức sống mới sẽ nẩy mầm tại các bản làng vùng cao đến các thôn, ấp miền xuôi khi nông thôn được đặt đúng vị trí của nó trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước...

Thành Nguyễn

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang