• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Nuôi ong: lợi nhuận cao

Nguồn tin: TBKTVN, 16/4/2004
Ngày cập nhật: 26/4/2004

Việt Nam xuất khẩu mật ong lớn thứ hai châu á

Theo Công ty ong trung ương, hiện nay trên cả nước có hơn 600.000 đàn ong, sản lượng mật năm 2003 đạt 16.000 tấn. Nuôi ong đã trở thành nghề sản xuất nông nghiệp sinh lãi cao, tạo công ăn việc làm cho hàng nghìn nông dân, đưa nhiều hộ trở thành tỉ phú.Với sản lượng mật ong xuất khẩu trong năm 2003 đạt trên 10.000 tấn, kim ngạch đạt 10 triệu USD, Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu mật ong lớn thứ hai ở châu á, chỉ đứng sau Trung Quốc và là một trong 10 nước xuất khẩu mật ong hàng đầu thế giới. Hội nuôi ong Việt Nam được Hội nuôi ong thế giới công nhận là một thành viên tích cực trong số 58 thành viên của tổ chức này.

Đổi đời nhờ ong

Ông Nguyễn Văn Tý ở xã Trung Hà (Yên Lạc, Vĩnh Phúc) là chủ của 500 thùng ong mật và trên 30 người làm công. Từ một nhà nông chân chất làm không đủ ăn, ông Tý đã tự vươn lên làm chủ bản thân, làm chủ hoàn cảnh. Nuôi ong đối với ông Tý không còn là việc phụ mà đã trở thành nghề chính, không những nuôi sống cả gia đình mà còn cho thu nhập cao. Trừ mọi khoản chi phí, mỗi năm gia đình ông Tý cũng thu về trên 200 triệu đồng từ mật và ong giống. Không chỉ đảm bảo được số tiền lương cho hơn 30 công nhân với mức bình quân 400.000 đồng/tháng, ông còn phổ biến kinh nghiệm của mình giúp gần chục hộ gia đình trong xã thoát nghèo nhờ nuôi ong.Tám năm trước, không đồng vốn trong tay, phương tiện nuôi sống cả gia đình ông chỉ trông chờ vào vài sào ruộng và một số con vật nuôi trong nhà. Sau nhiều ngày trăn trở, với quyết tâm làm giàu tại chính quê mình. Không có sẵn tiền vốn, ông phải bán cả vật dụng trong nhà và vay ngân hàng để mua giống ong về nuôi. Nhờ có hoa và nhựa cây sẵn trong vườn nên đàn ong của ông ngày càng sinh sôi nảy nở. Năm đầu, ông đã thu được gần chục triệu đồng từ bán mật. Số tiền thu được không chỉ giúp ông trả nợ mà còn tạo thêm niềm hăng say cho ông tiếp tục kinh doanh.

Hai năm sau, đàn ong của ông đã có 50 thùng. Không có kinh nghiệm trong khâu quản lý, nguồn hoa để ong lấy mật trong vườn cũng cạn kiệt, ông Tý lúng túng trong cách xử lý, khiến cho cả đàn ong đông đúc mắc bệnh và chết hàng loạt. Đọc báo, nghe đài rồi tìm đến Công ty ong trung ương để học tập. Từ một mớ kiến thức mà ông ghi chép một cách bập bõm và rồi lại đánh vật với những từ chuyên môn phức tạp và các hướng dẫn cách điều trị bệnh cho ong, ông Tý áp dụng để thực hành trên những con ong còn sót lại trong đàn. Năm sau, ông đã có trong tay gần 100 thùng ong, con nào cũng khoẻ mạnh và có khả năng cho mật cao. Trong vùng, một số chủ nuôi ong khác cũng có vài chục thùng nhưng không kham nổi. Ông đồng ý cho nhập với đàn của mình. Ông trả vốn, trả lương cho chủ cũ để họ làm công cho ông. Giờ thì đàn ong của ông Tý đã vượt qua con số 500 thùng. Nhưng ông vẫn chưa bằng lòng mà vẫn tiếp tục duy trì và mở rộng số lượng ong bằng cách thuê thêm người làm.Nghề nuôi ong ở hai tỉnh Gia Lai và Đắc Lắc cũng thực sự phát triển mạnh cả về số lượng đàn ong và chất lượng mật. Số người nuôi ong năm nay lên tới 1.200 hộ với hơn 120.000 đàn. Và trong những con số kỷ lục của ngành ong Việt Nam, sản lượng đạt khoảng 15.000 tấn, xuất khẩu hơn 12.000 tấn mật ong, đứng thứ hai ở châu á thì chiếm hơn một nửa trong số đó là mật ong Tây Nguyên. Những năm gần đây, mùa nắng kéo dài, nguồn hoa nguyên liệu cho ong làm mật dồi dào, sản lượng và chất lượng mật đều tăng. Trong khi sản lượng bình quân của thế giới là 17 kg/đàn/vụ thì sản lượng bình quân của Việt Nam trong năm 2002 là 40 kg/đàn/vụ. Không chỉ được mùa mà người nuôi ong còn trúng giá từ 7.000 đồng/kg vọt lên 15.000-19.000 đồng/kg. Nhiều hộ nuôi ong đã trở thành tỉ phú.Để con ong đem lại "mật ngọt" lâu dàiTheo ông Đinh Quyết Tâm, Giám đốc Công ty ong trung ương thì cái khó của ngành ong Việt Nam hiện nay là chưa có biện pháp để bình ổn giá mật ong. Người dân thích thì sản xuất, không thích thì bỏ nên công ty rất khó điều tiết sản lượng mật. Vì thế, giá cả rất khó ổn định. Một ví dụ cụ thể là vào năm 2002-2003 cả hai tỉnh Đắc Lắc, Gia Lai bùng phát nuôi ong một cách dữ dội. Giá một cầu ong giống từ 30.000 đồng vọt lên 60.000 đồng, nhưng cung vẫn không đủ cầu. Có tới hơn một nửa trong tổng số mật ong xuất khẩu của cả nước (12.000 tấn năm 2002) là mật ong Tây Nguyên. Được mùa, được giá, nhiều hộ nuôi ong đã trở thành tỉ phú. Mừng nhiều nhưng lo cũng không ít vì phong trào nuôi ong vẫn đang là tự phát.Theo ước tính ban đầu, tổng số đàn ong của cả nước lên tới 600.000 đàn, trong đó, riêng Tây Nguyên chiếm 200.000 đàn ong. Chỉ tính riêng năm 2003, sản lượng mật ong của Việt Nam vào khoảng 10.000 tấn, kim ngạch đạt khoảng 10 triệu USD.

Nhưng đó chưa thể là tín hiệu hoàn toàn yên tâm được. Bởi lẽ, tình trạng nuôi ong tự phát không được hướng dẫn kỹ thuật như hiện nay sẽ tạo ra những nguy cơ rủi ro rất cao ảnh hưởng đến những hộ nuôi ong truyền thống, trước hết là chất lượng giống. Bên cạnh giống ong Italy - giống ong đã được Tổng công ty ong Việt Nam chọn lọc trên thị trường, vẫn còn một số giống ong cũ có năng suất và khả năng kháng bệnh dịch kém. Người mới nuôi ong không phân biệt được dễ mua nhầm dẫn đến nguy cơ thoái hoá giống ong và tăng khả năng bùng phát dịch bệnh trên diện rộng.Ngay cả khi chủ động được nguồn ong giống thì việc nuôi ong tự phát không phân bổ được mật độ đàn ong trên cùng một đơn vị diện tích dễ dẫn đến hiện tượng đàn ong tranh giành mật đánh nhau gây chết hàng loạt. Đó là chưa kể đến những diễn biến thất thường về thời tiết, những khó khăn trong việc di chuyển đàn ong mà nhiều hộ mới nuôi chưa lường hết. Và có một thực tế nữa là các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu mật ong ngày càng nhiều nhưng chưa có tiếng nói chung về chuẩn định lượng, tính chất sản phẩm, thậm chí diễn ra tình trạng tranh mua tranh bán ở cả thị trường nội địa và xuất khẩu.

Phong Lan

TBKTVN, Số 61 - (2004-04-16)

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang