• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Giải bài toán về rau an toàn

Nguồn tin: ND, 8/10/2007
Ngày cập nhật: 8/10/2007

Nhiều hộ dân ở xã Mê Linh (Mê Linh, Vĩnh Phúc) trồng rau cung cấp cho thị trường Hà Nội.

- Rau an toàn là vấn đề "nóng hổi" được các đại biểu đề cập tại Hội nghị Rau an toàn vùng đồng bằng sông Hồng. Được tổ chức định kỳ mỗi quý một lần, hội nghị lần này nóng lên bởi sự xuất hiện của một số doanh nghiệp trong thành phần đoàn Hà Nội với tư cách là khách mời.

Chưa đồng bộ trong sản xuất, lưu thông

Ông Phan Minh Nguyệt, Chủ tịch - Tổng giám đốc Công ty TNHH một thành viên Ðầu tư và Phát triển nông nghiệp Hà Nội (HADICO) cho rằng, rau an toàn rất bình thường, không có gì cao sang cả, cũng như thứ rau chúng ta vẫn ăn hằng ngày, nhưng thêm vào là "quản lý thế nào để có sự an toàn".

Khi đặt vấn đề với nông dân, nhà tổ chức buộc phải tính tới câu hỏi: "Rau an toàn à, nhưng giá có cao hơn rau thường không? Khi thu hoạch bán cho các bác, hay lại bắt vợ em quảy quang gánh ra chợ phiên?". Ðấy, đại loại một vài câu như thế, để thấy làm ra rau an toàn không có gì cao sang, nhưng cũng không đơn giản.

Ông Nguyệt nói không úp mở của nghị trường: "Công ty tôi có 600 ha đất, 1.300 lao động, trong đó có 200 cán bộ, kỹ sư mà còn chưa làm ra đủ rau an toàn để bán...". Ông lý giải, ruộng rau mà nằm cạnh khu đất trồng hoa thì chắc chắn nó không thể an toàn được nữa! Do đó, công ty của ông dù cố gắng hết mức cũng chỉ có thể cung cấp cho thị trường Hà Nội nhiều nhất 5 tấn rau an toàn/ngày (trong khi nhu cầu hiện tại khoảng 700 tấn/ngày), loại rau có mã số mã vạch, đóng nhãn HADICO hẳn hoi. Nếu người sử dụng xảy ra vấn đề gì về sức khỏe do ăn rau, cứ việc truy nguyên để đòi bồi thường.

Tuy nhiên, ở Hà Nội không có HADICO thứ hai. Bởi cái cách của HADICO vẫn là kiêm hai vai, vừa sản xuất, vừa lưu thông, bên cạnh việc cung ứng hàng theo yêu cầu của một số đối tác thì công ty còn trực tiếp tiêu thụ thông qua các cửa hàng trong hệ thống.

Ông Nguyệt cho biết, công ty ông cũng ký hợp đồng với vài hợp tác xã ở khu vực ngoài Hà Nội, cung ứng vật tư trả chậm cho nông dân và thu mua theo giá thị trường tại thời điểm, nhưng mối quan hệ hợp tác kiểu ấy chưa nhiều và chưa thật sự bền vững, vì chính quyền các nơi chưa vào cuộc. Ở nông thôn thì khu vực sản xuất an toàn chưa được quy hoạch, còn ở thành phố không ai quan tâm khi xây dựng các khu chung cư, khu đô thị mới, dành chỗ để tiêu thụ rau an toàn.

Ông Nguyễn Văn Tạo, Giám đốc Công ty Hữu Nghị (Ba Ðình, Hà Nội), trước đây chuyên về hoa phong lan, gần đây bắt đầu quan tâm đến kinh doanh rau an toàn.

Nhưng sau nhiều ngày nghiên cứu, ông đâm ra hoài nghi: Không biết nếu mình làm rau an toàn thật thì có được động viên và thừa nhận không? Ai làm công việc này và tính thuyết phục ra sao? Hàng loạt vấn đề đặt ra, như: Trước hết để sản xuất rau an toàn, phải có vùng sản xuất an toàn được cấp giấy chứng nhận. Rồi đến khâu lưu thông, phải có cơ sở tiêu thụ được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh. Và cuối cùng là sản phẩm rau được chứng nhận an toàn. Vậy nhưng thực tế hiện nay, chưa có vùng sản xuất an toàn được cấp giấy chứng nhận thì sản phẩm tham gia lưu thông có đủ điều kiện để chứng nhận đã an toàn không? Rồi vấn đề kiểm định thế nào là vùng sản xuất an toàn? Muốn trả lời được, phải có kết quả xét nghiệm đất, nước xem kim loại nặng, nitrat bao nhiêu, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật thế nào, mức nhiễm khuẩn Ecoli ra sao? Ðể làm được xét nghiệm phải tốn vài triệu đồng. Nếu doanh nghiệp đứng ra không thành vấn đề, song đối với các HTX sẽ là chuyện lớn...

Nhà nước cần phải làm việc này, quy hoạch các khu vực sản xuất an toàn (công khai đầy đủ các thông số an toàn và cam kết về mục đích sử dụng đất ổn định lâu dài). Trong khu vực sản xuất an toàn, nông dân toàn quyền quyết định trên đất đai của họ. Nhà nước đóng vai trò quản lý, cầu nối giữa nông dân với doanh nghiệp, tạo môi trường thuận lợi bằng cơ chế, chính sách để xúc tiến cho mối quan hệ giữa doanh nghiệp với tổ chức đại diện nông dân ngày càng bền chặt, trên cơ sở hòa hợp lợi ích đôi bên.

Bắt đầu từ đâu?

Trả lời câu hỏi này trong giờ giải lao, ông Ðào Duy Tâm, Phó Giám đốc Sở NN và PTNT Hà Nội, khẳng định: Chính quyền không vào cuộc, không thể có rau an toàn.

- Cụ thể, ở Hà Nội muốn có rau an toàn phải bắt đầu từ đâu?

- Phải từ UBND thành phố. Khi chính quyền coi vấn đề sản xuất rau an toàn là quan trọng, sẽ giao nhiệm vụ cho các ngành có liên quan tổ chức thực hiện, lúc đó mới có kế hoạch tài chính và sự phối hợp đồng bộ của các ngành.

Nghe câu chuyện này và đối chiếu những thành phần tham dự cuộc giao ban theo định kỳ do Cục Trồng trọt, Bộ NN và PTNT tổ chức, chúng tôi thấy còn nhiều điều bất cập. Ngành y tế chưa thật sự chăm lo về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, ngành khoa học - công nghệ chưa chú trọng nghiên cứu, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật...

Có lẽ vì lý do này nên bấy lâu nay, các cuộc giao ban về rau an toàn chỉ dừng ở việc gặp gỡ, thông báo tình hình.

Tại cuộc giao ban, hầu hết các ý kiến nêu vướng mắc đều cho thấy việc giải quyết bài toán rau an toàn còn quá lúng túng. Các câu hỏi chưa có lời giải khả thi, cặn kẽ, cụ thể từ khâu sản xuất đến khâu lưu thông, cho nên dù chương trình rau an toàn được triển khai từ lâu, nhưng đến nay vẫn bế tắc. Trong khi rất nhiều ý kiến trên nghị trường cho rằng, nguyên nhân chính là thiếu tiền, dẫn đến không thể tổ chức thực hiện được.

Một chuyên gia người Việt, từng làm việc 27 năm tại Australia, có 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nông nghiệp, lại đưa ra những gợi mở để giải quyết bài toán rau an toàn khá thuyết phục. Ðầu tiên ông đưa ra những thông số về nhu cầu, chứng minh tính tất yếu về nhu cầu sử dụng rau an toàn trên thế giới và Việt Nam sẽ không ngừng tăng. Tiếp theo là cách thức đáp ứng nhu cầu đó ở Việt Nam, giải quyết, mổ xẻ từng câu hỏi, đưa ra câu trả lời, chỉ rõ từng việc cần làm (tất nhiên mỗi phần việc đều tương ứng với từng phần chức năng, nhiệm vụ trong hệ thống quản lý Nhà nước).

Ông Ðào Duy Tâm thông báo, Hà Nội đang khởi động một đề án về rau an toàn trị giá đầu tư tới hơn 500 tỷ đồng. Cái mới của đề án không phải là số tiền khổng lồ, mà trước hết, Giám đốc Sở NN và PTNT Hà Nội phải bảo vệ thành công được đề án, tức là thuyết trình về tính khả thi. Thứ hai là đề án công khai về 12 điểm đầu tư bên ngoài Hà Nội (chọn ở sáu tỉnh đồng bằng sông Hồng, mỗi tỉnh hai điểm để đầu tư, cơ quan chủ trì thực hiện đề án sẽ dẫn doanh nghiệp xuống cùng bàn việc liên kết sản xuất rau an toàn với nông dân) với quan điểm vì phục vụ lợi ích của người dân Hà Nội.

Ông Tâm đặt câu hỏi: "Trong khi Hà Nội chỉ có khả năng tự đáp ứng được 40% nhu cầu rau an toàn. Vậy thì, muốn có vùng rau an toàn và sản phẩm rau an toàn, Hà Nội đã có cơ chế gì và đã làm gì cụ thể cho các tỉnh để đòi hỏi sự an toàn cho chính mình?".

Một đô thị lớn như Hà Nội thật sự có nhu cầu, về rau an toàn. Chẳng lẽ, tại Hà Nội và các địa phương chung quanh Thủ đô có nhiều vùng đất tốt, có nhiều trường đại học, cơ quan nghiên cứu khoa học, và có không ít doanh nghiệp với hệ thống chế biến, bán lẻ, phân bố rộng trên địa bàn... lại chịu bó tay, không giải được bài toán về rau an toàn?

ĐẠI HOÀNG

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang