• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Nếu đồng bằng không trồng lúa?: Lúa vẫn là cây trồng chủ lực

Nguồn tin: Báo Vĩnh Long, 05/12/2013
Ngày cập nhật: 6/12/2013

Muốn chuyển đổi từ lúa sang cây màu, theo ý kiến lãnh đạo ngành nông nghiệp các địa phương, phải đứng trên đất lúa, đứng trên quan điểm thị trường để suy nghĩ! Bởi, kiến thiết đồng ruộng từng vùng khác nhau và quan trọng hơn hết thị trường đầu ra cho từng loại cây muốn chuyển đổi như thế nào.

Nhiều “cánh đồng màu” xuất hiện bên cạnh ruộng lúa, nhưng hiện nay cây màu vẫn chưa có thị trường ổn định.

Trồng màu phải có thị trường

Ông Nguyễn Minh Tâm- Chánh Văn phòng Sở Nông nghiệp và PTNT Đồng Tháp cho biết, nhiều địa phương đã đưa cây màu xuống ruộng từ lâu, như ớt cù lao Thanh Bình; hành, hẹ Kiến An (Chợ Mới) và các loại rau, củ khác vẫn có mối tiêu thụ đều đều, nhưng “với số lượng vừa phải, nhiều quá cung vượt cầu sẽ ứ hàng, giá giảm”.

Bởi thực tế thị trường mới là quyết định việc người dân trồng lúa hay trồng màu. Rau màu dễ hư hỏng, sáng rau chiều rác, nên sau thu hoạch phải tiêu thụ ngay không trữ lại được.

Giá lúa bấp bênh, nông dân không có lời, nhưng ông Lê Quang Thảo- Phó Chủ tịch UBND xã Vĩnh Xuân (Trà Ôn) băn khoăn: “Chuyển đổi cây trồng khác phải có chính sách, đảm bảo đầu ra mới mạnh dạn làm. Chuyển màu phải tùy vùng, vùng đất chuyên lúa Vĩnh Xuân không như vùng màu Bình Tân, trồng khoai thì dây tốt nhưng củ không nhiều”.

Địa phương có khoảng 20ha màu, chủ yếu trồng dưa hấu nhưng “dội tới dội lui, cây màu giá cả bất ổn, chuyển đổi bậy bạ là chết”- ông Lê Quang Thảo nói.

Không chỉ “chết” vì thị trường “dội”, mà còn “ở Tam Bình đất ruộng trũng khó làm màu, lại thiếu lao động, hiệu quả không cao. Tôi ví dụ, làm 10 công ruộng máy móc chỉ thu hoạch trong ngày là xong, còn trồng bắp thu hoạch lai rai, cần nhiều nhân công thì người đâu mà làm.

Muốn chuyển đổi cây màu, chỉ 2 xã Bình Ninh, Ngãi Tứ làm được, vì trồng quen, có nhân công, kỹ thuật”- ông Lâm Minh Chánh- Phó Phòng Nông nghiệp và PTNT Tam Bình cho biết lý do vì sao nông dân không “mặn mà” với bắp, dưa hấu.

“Khó chuyển lúa sang cây trồng khác”- Thạc sĩ Đoàn Ngọc Phả- Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT An Giang, phân tích cụ thể:

“Lúa khác hoàn toàn cây màu. Cây màu khó tiên đoán thị trường, trồng thì được nhưng ai tiêu thụ. Thị trường lúa thống kê được sản lượng, dự báo giá cả; còn cây màu nằm ngoài tầm tay. Như cây ớt, nhu cầu nội địa, xuất khẩu sản lượng bao nhiêu, không thống kê được. Nông dân cũng không biết ớt được bán ở đâu, cứ ào ạt trồng, rớt giá mới té ngửa”.

Ông Nguyễn Minh Tâm cho rằng:

“Chuyển đổi cơ cấu cây trồng phải đứng trên đất, trên lúa để suy nghĩ đất đó trồng được gì. Và đứng trên quan điểm thị trường khuyến cáo trồng cây gì, bán được ở đâu, có thị trường không. Theo tôi, cần xây dựng vùng chuyên trồng lúa, hay vùng nào thích hợp cây nào thì chuyển hẳn sang cây đó. Không thể tỉnh nào ở ĐBSCL cũng chuyển chút chút, thành ra manh mún không có vùng đặc sản. Hơn nữa, nếu tỉnh nào cũng bỏ lúa chuyển màu thì không được, vì đầu ra không có”.

Thạc sĩ Đoàn Ngọc Phả đưa ra góc nhìn từ sản xuất:

“Thiết kế đồng ruộng ở An Giang, chỉ làm màu được vùng cao, vùng trũng không trồng được màu, dù có bơm tát thì vẫn ngập. Vậy nên, chuyển dịch cây màu phải thiết kế đồng ruộng, cơ cấu hạ tầng nội đồng, hệ thống kinh thoát nước. Cũng phải tính đến ngành phụ trợ nông nghiệp, hiện cơ giới hóa sản xuất rau màu chưa được bao nhiêu. Trồng bắp, khoai, đậu nành cũng cần máy tỉa hạt, đánh giồng, vun gốc, thu hoạch… nhưng không ai nghiên cứu làm cho nông dân. Quan trọng nhất cần tính tới thị trường, phải có doanh nghiệp tiêu thụ”.

Trong khi, những yêu cầu chuyển đổi cây màu đó hãy còn xa tít “đầu bờ”, thì cây lúa vẫn là lựa chọn số 1 của nông dân đồng bằng.

Cây lúa vẫn hiệu quả nhất

Theo Thạc sĩ Đoàn Ngọc Phả, không phải lúa tiêu thụ không được, mà vì chúng ta đi vào thị trường cấp thấp, chất lượng thấp. Trong khi thị trường xuất khẩu chất lượng cao, lúa thơm vẫn còn bỏ ngỏ.

Để đi vào thị trường cao cấp đó, theo ông Phả, phải xây dựng cánh đồng mẫu lớn, tổ chức quy trình sản xuất, giải quyết vấn đề bao tiêu sản phẩm cho nông dân. Xây dựng thương hiệu theo hướng đồng nhất chất lượng “thứ gì ra thứ đó”.

Dù thừa nhận “sản xuất lúa khó khăn, trong đó nguyên nhân chính là vấn đề cung cầu thế giới thay đổi. Một số nước trước đây nhập khẩu gạo, giờ tự túc được lương thực trong nước và còn xuất khẩu, cạnh tranh thị phần, giá giảm”.

Thạc sĩ Phan Nhựt Ái- Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Vĩnh Long, vẫn cho rằng: “Sản xuất lúa vẫn hiệu quả, chắc ăn hơn. Nếu làm màu thì trồng cây gì đây, mà cây màu thị trường có mức độ thôi. Lúa vẫn là cây chủ lực của tỉnh, phù hợp với điều kiện ruộng ngập nước”.

Do đó, tỉnh sẽ chỉ giảm diện tích đất trồng lúa ở những nơi sản xuất khó khăn, hiệu quả kinh tế thấp để chuyển sang loại cây trồng khác. Phần còn lại nâng cao năng suất chất lượng, với quy hoạch vùng lúa chất lượng cao 30.000ha, đồng thời chuyển giao tiến bộ kỹ thuật canh tác lúa bền vững, gắn với hợp tác và liên kết “4 nhà”.

“Vĩnh Long không có lợi thế lúa thơm như Sóc Trăng, Long An, mà có thể trồng lúa chất lượng cao, Jasmines. Sản xuất lúa chất lượng cao không khó, ăn thua cơ chế giá, có lời là nông dân chuyển liền”- Thạc sĩ Phan Nhựt Ái nhận định.

Vì thế, theo ông, trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chắc chắn không bỏ cây lúa. Bên cạnh giữ lại vùng chuyên canh, tùy vùng đất mà sản xuất 2 lúa- 1 màu, 2 lúa- 1 thủy sản để tăng thu nhập cho người trồng lúa.

An Giang đang chuyển dịch từ lúa chất lượng thấp, sang chất lượng cao hướng tới gắn kết các khâu trong chuỗi giá trị gạo. Để làm được điều đó, Thạc sĩ Đoàn Ngọc Phả cho rằng: “Ngành nông nghiệp chỉ khuyến cáo một chiều, còn doanh nghiệp xuất khẩu phải có chiến lược phân khúc thị trường, bán hàng ở đâu và liên kết với nông dân sản xuất. Chất lượng thấp giá thấp, chất lượng cao giá cao… doanh nghiệp phải thông tin để có diện tích sản xuất phù hợp”.

Nhiều nông dân mong muốn: “Doanh nghiệp xây dựng vùng nguyên liệu, liên kết sản xuất- tiêu thụ. Thì tụi tui sản xuất khỏe re, yên tâm hơn. Mà doanh nghiệp cũng có lúa, giống đồng bộ, chất lượng tốt”.

Từ cánh đồng mẫu lớn ở An Giang, đến cánh đồng liên kết ở Đồng Tháp đã mở ra hướng đi mới cho đất lúa. Ở Đồng Tháp, từ 2.390ha lúa sản xuất thí điểm theo mô hình cánh đồng liên kết (năm 2010), đến nay đã phát triển 53.000ha chiếm 10% tổng diện tích trồng lúa của tỉnh.

Các doanh nghiệp liên kết tiêu thụ với nông dân thông qua các hợp tác xã, các dịch vụ cung ứng giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, vốn tín dụng cho nông dân, thu mua lúa vào cuối vụ... Trong khi đó, chính quyền địa phương đóng vai trò như trọng tài, giám sát việc thực hiện hợp đồng giữa 2 bên, đồng thời xử lý các trường hợp thương lái “nhảy vào” cánh đồng liên kết để phá giá.

Ông Nguyễn Phong Quang- Phó Trưởng BCĐ Tây Nam Bộ:

Các địa phương không nên thấy lúa thấp, rớt giá mà vội chuyển sang cây màu khi chưa có tính toán hợp lý. Theo tôi, chúng ta không nên rập khuôn, cơ cấu mùa vụ đến thời điểm này nên 2 vụ lúa. Đối với diện tích màu thì nên tùy điều kiện từng địa phương, tính toán đầu ra cho hợp lý. Đối với cây lúa, nhất thiết phải nhân rộng mô hình cánh đồng mẫu lớn, cánh đồng liên kết.

TRẦN PHƯỚC – HOÀNG MINH

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang