• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Nếu đồng bằng không trồng lúa?: Bỏ lúa, theo cây trồng khác

Nguồn tin: Báo Vĩnh Long, 04/12/2013
Ngày cập nhật: 5/12/2013

Thời kỳ “hái trái ở cành thấp” trong sản xuất lúa khi chủ yếu khai thác tài nguyên sẵn có đã đi qua, “vựa lúa gạo quốc gia” đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức: giá giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật... liên tục tăng. Cũng vì lý do này mà nông dân không còn lời, có tâm lý chán ruộng, mạnh dạn “xé rào” đưa cây giống mới trồng thay lúa.

Nhiều mô hình khẳng định hiệu quả kinh tế, nhưng còn thiếu tính bền vững. Chuyển đổi cây trồng vẫn theo tâm lý “chạy theo phong trào”, chưa gắn sản xuất với tiêu thụ, chế biến. Hạn chế đầu ra nên muốn nhân rộng không hề đơn giản...

Có hiệu quả nhưng chưa bền vững

Từ 10 năm trước, Trung tâm Khuyến nông quốc gia (Bộ Nông nghiệp và PTNT) đã triển khai đề tài trồng hoa màu thay lúa tại 3 huyện Vĩnh Hưng, Thạnh Hóa, Tân Thạnh ở vùng đất phèn tỉnh Long An. Theo đó, vụ lúa Hè Thu năm 2003 được thay thế bằng đậu nành, bí đỏ, khổ qua, đay, bắp, dưa hấu. Năm 2004, đất lúa tiếp tục được thay thế bằng nhiều loại hoa màu và đều đạt hiệu quả cao hơn canh tác lúa từ 2- 3 lần.

Tại Vĩnh Long, sau khi lúa Đông Xuân thu hoạch xong cũng là thời điểm thích hợp trồng các loại cây lấy củ và cây công nghiệp ngắn ngày như đậu nành, mè thay cây lúa. Theo Sở Nông nghiệp và PTNT Vĩnh Long, năm 2012, toàn tỉnh đã xuống giống trên 20.000ha rau màu, trong đó trồng trên nền lúa gần 11.500ha, tăng hơn 2.000ha so cùng kỳ 2011.

Bình Tân vẫn là địa phương dẫn đầu về phong trào đưa cây màu xuống ruộng với hơn 6.700ha, chủ lực vẫn là khoai lang với diện tích bình quân khoảng 5.000ha. Trong khi đó, tại xã Tân Hạnh (Long Hồ) và một số xã ở TP Vĩnh Long nhiều năm qua lại có truyền thống trồng đậu nành vụ Xuân Hè với khoảng 500ha xuống giống hàng năm. Và tại nhiều địa phương, “phong trào” đưa cây màu xuống ruộng cũng rất rầm rộ.

Năm 2012, tại các xã Thuận Thới, Vĩnh Xuân (Trà Ôn) còn “dậy sóng” phong trào bỏ lúa lên liếp trồng cam sành. Từ cửa ngõ hương lộ ấp Cống Đá- Vàm Giồng, có thể “chạm mặt” những vườn cam bạt ngàn, trĩu quả.

Ông Phan Văn Sường (ấp Giồng Gòn, xã Thuận Thới) nói: “Lúc đó cứ thấy ghe cây giống cập bến là giành giật nhau mua, bình thường chỉ 4.000- 5.000 đ/cây, nhưng cao điểm tăng lên gấp đôi mà người mua không thấy… tay!” Phong trào mướn đất lan rộng, diện tích “phình to”. Trong 462ha cây trồng lâu năm toàn xã, thì cam sành chiếm tới 175ha.

Ở tỉnh An Giang, từ năm 1995, phong trào chuyển đổi cây màu trên đất lúa bắt đầu phát triển mạnh. Trong đó huyện Chợ Mới là địa phương đi đầu. Ông Lê Nghĩa Thuấn- Trưởng Phòng Nông nghiệp và PTNT cho biết: Toàn huyện có hơn 30.000ha trồng màu chuyên canh, mỗi ngày cung cấp từ 100- 120 tấn rau màu các loại cho thị trường trong nước và Campuchia.

Giá trị sản xuất đạt từ 500- 600 triệu đồng/ha. Xã Bình Phước Xuân hiện đã “xóa gần trăm phần trăm cây lúa” chuyển sang trồng hoa màu. Theo ông Lê Nghĩa Thuấn, huyện đã chủ động xây dựng 81 tiểu vùng đê bao kiểm soát lũ, bảo vệ cho 20.838ha đất sản xuất, trong đó có 26 tiểu vùng với 7.266ha chuyên canh cây màu.

Ở đây, dù đang mùa lũ nhưng cây màu vẫn sản xuất ăn chắc. Tỷ lệ vòng quay của đất trồng màu đạt 5- 6 vòng/năm, hiệu quả rất cao, chiếm hơn 53% giá trị ngành trồng trọt của huyện.

Đầu ra: hên xui, rồi… loay hoay

Rõ ràng, hiệu quả mang lại từ việc chuyển đổi các loại cây trồng khác trên đất lúa thời gian qua là không bàn cãi. Tuy nhiên, đa số chỉ dừng lại ở cấp độ mô hình sản xuất, hoặc người dân tự chuyển đổi theo cách đơn lẻ, quy mô nhỏ, thiếu liên kết, không tập trung… Qua tìm hiểu, hầu như đầu ra sản phẩm đều không ổn định, hoàn toàn lệ thuộc vào mùa vụ, thương lái.

Một thời gian thương lái tìm thu mua gương sen ồ ạt, nông dân các xã Tân Phú (Tam Bình), Tân Mỹ (Trà Ôn) tỉnh Vĩnh Long bỏ lúa trồng sen. Tức thì khi sen “bí” đầu ra, nông dân lâm cảnh khó khăn.

Chị Thạch Thị Hoàng (ấp Sóc Ruộng, xã Tân Mỹ) lo rầu: “Hên xui dữ lắm, có khi sen rớt giá, một đồng một đống cũng phải bán!” Đến nỗi lo của nhiều hộ trồng ớt có tiếng xã cù lao Tân Bình, nơi có diện tích trồng màu hơn 100ha ở huyện Thanh Bình (Đồng Tháp), vì theo ông Nguyễn Minh Tâm- Chánh Văn phòng Sở Nông nghiệp và PTNT: “Năm này, năm khác vì đầu ra không ổn định. Năm rồi dân trồng ớt bị lỗ nặng nên năm nay chuyển sang trồng bắp. Rồi tới lượt bắp rớt giá, nông dân lại thua tiếp”.

Qua tìm hiểu, phần lớn mô hình từ ruộng lên trồng hoa màu hay vườn trồng cây ăn trái tăng thu nhập gấp 5- 10 lần, chủ yếu là những vùng có “truyền thống” trồng lâu đời. Theo ông Lê Nghĩa Thuấn, sở dĩ vùng “đất rẫy” Chợ Mới “sống được” nhờ thương hiệu hàng chục năm qua và tạo được vùng cung ứng ổn định. Bạn hàng từ khắp nơi đến thu mua dần hình thành thị trường sôi động, cung cấp hàng hóa cho thị trường TP Hồ Chí Minh, Hà Nội rồi sang tận Campuchia tiêu thụ.

Còn tại Tiền Giang, trong khi nhiều vùng sầu riêng do chạy theo phong trào lên ruộng trồng màu nhưng đều bị “chết yểu” thì tên tuổi sầu riêng Ngũ Hiệp và Tam Bình vẫn nổi như cồn.

Ông Nguyễn Tấn Nhủ- Phó Chủ tịch UBND xã Tam Bình, đưa ra thực tế: “Địa bàn xã chỉ trong phạm vi 10km mới trồng được sầu riêng, đi tới nữa thì chịu thua không trồng được”. Bà Trần Thị Nguyên- Trưởng Phòng Nông nghiệp và PTNT Cai Lậy lý giải: “Sầu riêng là cây kén đất, không phải ở đâu cũng trồng được”.

Không ít nơi xảy ra phong trào lên ruộng lập vườn để rồi tiếp tục loay hoay chưa có hướng đi một khi sản phẩm bị rớt giá hay sâu bệnh tấn công. Điều này được minh chứng khi về Trà Ôn (Vĩnh Long), cam sành hiện đang “vẽ” nên bức tranh mới với gam màu xanh ở đây, nhưng chỉ mất hơn 10 phút qua đò bên kia Tam Ngãi thuộc huyện Cầu Kè (Trà Vinh)- một xã trước đây có hàng chục tỷ phú nhờ cam, nhưng giờ không ít hộ lao đao đốn cam trồng… đu đủ.

Nhiều chuyên gia nhận định, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa kém hiệu quả là cần thiết. Nhưng chuyển đổi thế nào, phải được tính trong tổng thể và phải hết sức thận trọng, không nên ào ạt chuyển đổi khi chưa có chiến lược, giải pháp đồng bộ, tính bền vững, đặc biệt là lợi ích của nông dân.

Ông Huỳnh Thế Năng- Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang cho rằng, “muốn chuyển đổi phải có sự liên kết, phối hợp đồng bộ từ chính sách đến triển khai thực hiện, chứ không thể hô hào là được”.

Theo ông Phạm Huy Thông- Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia, mục đích chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả là nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp. Nếu thu nhập của nông dân trồng lúa là 10 triệu đồng/ha thì phải chuyển thế nào để có thu nhập cao hơn chứ không phải là chỉ chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả.

GS. TS. Võ Tòng Xuân

Một vài mô hình xen canh lúa và hoa màu có thể đã thành công nhưng chỉ với diện tích hẹp. Còn nếu khuyến cáo nông dân chuyển đổi tới hàng trăm nghìn hecta thì chắc chắn hoa màu sẽ chịu chung số phận như hạt lúa ở thời điểm này. Vì vậy, trước khi quyết định chuyển đổi phải có những bước chuẩn bị cụ thể. Quan trọng nhất là tìm thị trường tiêu thụ và lập kế hoạch sản xuất cây gì, giống nào, diện tích bao nhiêu?

TRẦN PHƯỚC- HOÀNG MINH

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang