• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Nếu đồng bằng không trồng lúa?: Lúa đồng bằng dội chợ

Nguồn tin: Báo Vĩnh Long, 03/12/2013
Ngày cập nhật: 5/12/2013

Sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam đến năm 2012 đạt 7,8 triệu tấn, tăng gần gấp đôi so với năm 2008 (trên 4,6 triệu tấn) và đứng ở vị trí á quân trên thị trường xuất khẩu gạo thế giới. Thế nhưng, trái ngược với sản lượng xuất khẩu tăng đều hàng năm, thu nhập của người trồng lúa lại giảm và lợi nhuận rất thấp. Người trồng lúa băn khoăn muốn bỏ lúa chạy theo cây trồng khác.

Từ đây, những vấn đề đặt ra nóng rẫy: ĐBSCL trồng gì nếu không trồng lúa?

Lúa đồng bằng dội chợ

Khác với không khí thu hoạch lúa phấn khởi của vụ mùa những năm trước: lúa được mua ngay tại ruộng, tiền tươi bỏ túi, giá cả “cũng được” đủ cho người nông dân “dư dả chút đỉnh”. Bước vào năm 2013, người trồng lúa vùng ĐBSCL đối mặt với những khó khăn chưa từng có: lúa ùn ứ, giá rẻ bèo và thiên tai nhiều hơn đã ảnh hưởng năng suất, chất lượng.

Không còn “dễ ăn như mần lúa!”

Vụ lúa Thu Đông 2013, theo Cục Trồng trọt, ĐBSCL đã xuống giống 800.000ha, vượt 100.000ha so kế hoạch, năng suất bình quân đạt 4,6- 4,8 tấn/ha.

Từ đầu tháng 10, bà con nông dân ĐBSCL tất bật thu hoạch chạy mưa, lũ. Nhưng giá lúa tươi tại ruộng thấp, lại rất khó bán, do thương lái thu mua hạn chế. Chi phí đầu tư vụ lúa này khá cao từ 3.600- 3.800 đ/kg, nhưng giá bán chỉ tròm trèm 3.800- 4.000 đ/kg (lúa IR50404).

“Chạy đua với mưa lũ, nhưng bán lúa cũng không hề dễ. Lúa ướt, thương lái õng ẹo, chịu mua nhưng trừ bì 7- 8 kg/bao. Chẳng còn lời lóm gì, chủ yếu là lấy lúa cũ đổi lúa mới thôi”- anh Nguyễn Văn Nguyện (ấp Phú Sơn A, xã Long Phú- Tam Bình) cùng cảnh ngộ như hàng trăm nông dân ĐBSCL thu hoạch ngay thời điểm mưa và bị lũ chụp giữa tháng 10.

Theo tính toán của nông dân ở Tam Bình, nếu làm kỹ, năng suất cao thì mới kiếm lời khoảng 200.000- 300.000 đ/công.

Những khó khăn sản xuất, tiêu thụ đã xuất hiện từ vụ lúa Hè Thu trước đó. Người nông dân điêu đứng vì giá lúa rớt… thảm hại, nhất là diện tích lúa sập, đổ, năng suất thấp và giá sụt giảm mạnh. Ông Trương Kế Truyền- Phó Chủ tịch UBND huyện Trà Ôn cho biết, đợt thu hoạch lúa từ ngày 10- 20/6/2013, do ảnh hưởng mưa kéo dài, làm cho 790ha lúa của huyện bị đổ, ngã.

Còn tại huyện Mang Thít, Vũng Liêm ảnh hưởng bởi cơn bão số 2, có hơn 30% diện tích lúa sắp thu hoạch bị sập. Giảm năng suất, chất lượng nên giá lúa thường IR50404 chỉ 3.200 đ/kg, lúa hạt dài còn 3.600 đ/kg. Nhiều nông dân liên hệ rằng “giá chục ký lúa chưa ăn được tô phở, hủ tiếu ở đô thị, xót bụng quá!”

Tại thời điểm đó, đã có rất nhiều cuộc họp từ Trung ương đến địa phương bàn giải pháp “cứu” lúa đồng bằng. Nhưng “vụ Hè Thu lúa IR50404 chất lượng gạo xấu tệ”- nên một số doanh nghiệp khẳng định “không mua”. IR50404 là giống lúa ngắn ngày, dễ tính, năng suất cao, dù giá thấp nông dân vẫn thích trồng. Vì lúa hạt dài, chất lượng cao cũng chỉ hơn 100- 200 đ/kg, muốn bán vẫn phải chở tới kho.

“Tui và mấy hộ xung quanh tính ví lại chờ giá lên, sợ tốn thêm phí vận chuyển, phơi sấy, bảo quản nên đành phải bán”- chú Bé Sáu ở xã Phú Đức (Tam Nông- Đồng Tháp) bảo vậy. Trong khi lãnh đạo các tỉnh ĐBSCL cho rằng, chủ trương mua tạm trữ lúa Hè Thu của Chính phủ (từ 15/6 được gia hạn đến 15/8) chưa phù hợp thời điểm thu hoạch của từng địa phương, nên người nông dân chưa hưởng lợi.

Có một thực tế, nông dân rất cần định hướng về thị trường, cơ cấu giống mùa vụ nhưng “không có khuyến cáo nào tụi tui tin tưởng được”- chú Bé Sáu lắc đầu.

Còn ông Lê Quang Thảo- Phó Chủ tịch UBND xã Vĩnh Xuân (Trà Ôn) thì vừa mừng vừa lo khi “kỹ thuật, trình độ thâm canh của người trồng lúa đã nâng cao hơn trước rất nhiều, năng suất lúa ngày càng tăng. Song làm lúa giờ giá cả bấp bênh, giá vật tư cao nên muốn lãi 30% khó lắm. Lúa hút hàng thì có lãi, không thì 10 ngàn 3kg như dưa hấu, khoai lang. Bây giờ, đã không còn dễ ăn như mần lúa”.

Chuyển đổi- không nên nóng vội

Sản xuất lúa đã không còn “dễ ăn” như trước, bởi xuất khẩu gạo của Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn do nhu cầu thu mua từ các thị trường Philippines và Indonesiasụt giảm. Mặc dù lượng gạo xuất khẩu 9 tháng 2013 sang Trung Quốc tăng so với cùng kỳ 2012, nhưng vẫn không bù đắp được lượng xuất khẩu giảm từ 2 bạn hàng truyền thống lớn là Philippines và Indonesia.

“Trong quý IV, dự kiến thị trường chính của gạo Việt Nam vẫn là Trung Quốc nhưng sẽ phải cạnh tranh gay gắt với Pakistan và Myanmar. Thị trường Châu Phi vẫn đang lấy hàng nhưng cũng phải cạnh tranh với Thái Lan và Ấn Độ. Nếu Indonesia và Philippines không nhập khẩu trong tháng 10, xuất khẩu gạo Việt Nam những tháng cuối năm 2013 sẽ gặp nhiều khó khăn”- ông Phạm Văn Bảy- Phó Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), nhận định.

Vì vậy, đầu tháng 11/2013, VFA đã một lần nữa hạ thấp mục tiêu xuất khẩu gạo năm 2013 xuống khoảng 6,7 triệu tấn, giảm khoảng 11% so với 7,5 triệu tấn mục tiêu ban đầu.

Tín hiệu thị trường và thực tế đã cho thấy đồng bằng đang thừa mứa lúa gạo. Thế nên, thời gian qua không chỉ tìm giải pháp tiêu thụ lúa gạo “đảm bảo nông dân lãi 30%”, mà vấn đề nên giảm bớt diện tích trồng lúa, chuyển đổi cây trồng khác, cơ cấu lại mùa vụ trên đất lúa cũng trở nên nóng rẫy.

Bỏ hẳn lúa Thu Đông (lúa vụ 3)? Cơ cấu đất lúa theo cơ cấu 2 lúa- 1 màu? Hay trồng bắp, đậu nành, lúa mì trên đất ruộng?… Đến nay, vẫn chưa có giải pháp “đầu ra” nào thật sự thuyết phục cho đất lúa.

Một số lãnh đạo ngành nông nghiệp huyện nói thật rằng: “Nếu không làm lúa vụ 3 thì nông dân không biết làm gì. Chuyển đổi thì chuyển cây màu gì đây? Nói chuyển đổi phải đảm bảo đầu ra, chứ khơi khơi thì không được”.

Những bài học trồng màu “chạy theo phong trào” vẫn chưa hề cũ. Tại Vĩnh Long, khi giá lúa tăng nông dân ban vườn, ban rẫy trồng lúa, rồi ồ ạt “chạy theo” khoai lang, dưa hấu khiến cung vượt cầu, dội chợ không ai mua!

Ở Đồng Tháp, theo ông Nguyễn Minh Tâm- Chánh Văn phòng Sở Nông nghiệp và PTNT: “Trước đây, ép nông dân trồng đay, không ai mua, cây đay bị bỏ rục trên ruộng. Rồi tới vận động trồng bắp lai không có hạt, không hiệu quả”. Nên ông Tâm cho rằng “cần suy nghĩ rất kỹ trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng”.

Có bỏ được lúa vụ 3? Tiến sĩ Lê Văn Bảnh- Viện trưởng Viện Lúa ĐBSCL đặt vấn đề: “Tôi từng tiếp xúc với nhiều bà con nông dân, người ta nói tôi làm lúa vụ 3 lãi không nhiều nhưng dù sao cũng kiếm được chút đỉnh tiền để sống, để lo cho con ăn học, lo những lúc ốm đau bệnh tật trong thời buổi kinh tế khó khăn. Hiện ngành nông nghiệp đang khuyến khích nông dân chuyển sang trồng cây này, nuôi con kia…

Nhưng có ông nào dám nói trong vùng này trồng được cây gì, nuôi được con gì không?” Thực tế, mô hình chuyển đổi canh tác từ lúa sang màu được Trường Đại học Cần Thơ hay Viện Lúa ĐBSCL triển khai rất nhiều trong thời gian qua.

Tuy nhiên, ông Bảnh cho biết: “Có cái bất cập đối với trồng rau màu, nếu trong 1 xã có 5- 10 người trồng thì người trồng rau màu sẽ mau làm giàu hơn trồng lúa. Nhưng nếu nhiều người cùng trồng màu thì lại bán không được”.

Ông Trương Thanh Phong- Chủ tịch VFA cho biết, tình hình dư thừa lương thực trên thế giới không chỉ diễn ra trong năm nay mà còn kéo dài nhiều năm nữa vì những nước nhập khẩu lớn đã tăng sản xuất để chủ động lương thực và tồn kho lương thực trên thế giới đang rất lớn.

Vì vậy phải xác định lại cơ cấu mùa vụ cho hợp lý và với tình trạng dư thừa hiện nay thì chỉ nên làm 2 vụ lúa. Tuy nhiên, chuyển đổi mô hình sản xuất, cơ cấu lại mùa vụ thế nào cho hợp lý là vấn đề không hề đơn giản. Quy hoạch là rất cần nhưng không thể nóng vội.

Xuất khẩu gạo năm 2012 đạt mức kỷ lục 7,8 triệu tấn, đạt hơn 3,5 tỷ USD, tăng gần 8,3% về số lượng nhưng lại giảm 1,98% về trị giá so với năm 2011, giá xuất khẩu bình quân đạt xấp xỉ 447 USD/tấn. Về chủng loại xuất khẩu gạo: cao cấp là 3,5 triệu tấn (chiếm 46,3%); gạo cấp trung bình là 1,8 triệu tấn (chiếm 23,5%), số còn lại là gạo cấp thấp.

Theo VFA, kết quả xuất khẩu gạo trong năm 2008 đạt 4,679 triệu tấn, trị giá FOB 2,663 tỷ USD.

Năm 2009 đạt trên 6 triệu tấn, đạt trị giá 2,464 tỷ USD. Năm 2010 đạt 6,754 triệu tấn, đạt trị giá 2,912 tỷ USD.

Năm 2011 đạt 7,105 triệu tấn, trị giá 3,507 tỷ USD. Năm 2012, xuất khẩu gạo Việt Nam đứng hàng thứ 2 thế giới với 7,8 triệu tấn, sau vị trí quán quân của Ấn Độ với 9,5 triệu tấn và đứng trước Thái Lan với 6,9 triệu tấn.

Năm 2013, VFA đã hạ thấp mục tiêu xuất khẩu gạo từ 7,5 triệu tấn xuống khoảng 6,7 triệu tấn.

TRẦN PHƯỚC- HOÀNG MINH

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang