• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Trạm Tấu (Yên Bái): Đột phá canh tác ngô bền vững trên đất dốc

Nguồn tin: Báo Yên Bái, 03/12/2013
Ngày cập nhật: 4/12/2013

Mấy năm gần đây, Trạm Tấu (Yên Bái) đã có những bước tiến quan trọng trong chiến lược phát triển cây lương thực như ứng dụng nhiều giống ngô mới, năng suất cao để sản xuất ngô hàng hóa; chuyển đổi mạnh đất lúa nương kém hiệu quả sang trồng ngô; trồng ngô theo hướng thâm canh…

Lãnh đạo huyện Trạm Tấu và cán bộ ngành nông nghiệp chung vui với nông dân xã Trạm Tấu về một vụ ngô thắng lợi.

Tuy nhiên, kỹ thuật trồng ngô của người dân ở đây vẫn theo truyền thống là làm cỏ, cuốc hố tra hạt không theo hàng và không có biện pháp ngăn chặn rửa trôi đất bề mặt canh tác trên đất dốc, đầu tư phân bón ít nên ngô hè thu thường kém năng suất hơn vụ xuân hè.

Khắc phục những tồn tại này, vụ ngô hè thu năm 2013, huyện Trạm Tấu đã áp dụng một số biện pháp canh tác ngô bền vững trên đất dốc. Việc này được Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện áp dụng tại nhiều xã nhưng trọng điểm là xã Trạm Tấu với 35ha ở 6 thôn để đánh giá kết quả, rút kinh nghiệm nhân ra diện rộng.

Mục đích của mô hình nhằm giúp cho nông dân, chủ yếu là đồng bào Mông nắm được kỹ thuật canh tác bền vững trên đất dốc; tăng hệ số sử dụng đất; giúp người dân tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích canh tác đồng thời chống rửa trôi đất, tăng độ ẩm, tủ cỏ cho ngô và khi thân cây hoai mục sẽ tạo thêm nguồn dinh dưỡng cho đất.

Qua đó duy trì ổn định diện tích ngô trên đất nương rẫy, kết hợp chặt chẽ giữa sản xuất và phục hồi, bảo vệ độ phì của đất, hướng tới một nền canh tác bền vững; rút ngắn thời gian thu gom cây ngô, giảm ngày công lao động, thúc đẩy thời gian làm đất gieo trồng ngô kịp thời vụ.

Cách làm cụ thể là cây ngô vụ xuân sau khi đã chín từ 85% trở lên thì hướng dẫn thu hoạch lá ngô còn tươi để phục vụ chăn nuôi gia súc, sau đó tiến hành thu hoạch bắp. Thân cây ngô sẽ được chặt sát gốc từ 20 - 30cm để tạo thành hàng cọc theo đường đồng mức; xếp toàn bộ thân cây ngô đã chặt ở phía bên trên hàng ngô đã chặt để tạo nên hàng rào chắn, hạn chế xói mòn, rửa trôi đất và khi hoai mục sẽ tạo mùn bổ sung một phần dinh dưỡng cho đất.

Sau khi đã tạo được hàng rào chắn bằng thân cây ngô thì tiến hành cuốc hố trồng vào giữa hai hàng rào chắn với khoảng cách hàng cách hàng từ 60 - 70cm; cây cách cây 30 - 35cm; cuốc hố có độ dài bề mặt khoảng 30cm, rộng 25cm, sâu 7 - 10cm và bón phân NPK giữa hố. Sau đó lấp kín phân dày khoảng 5cm để tránh mặn phân trong quá trình nảy mầm của hạt rồi tiến hành tra hạt với mỗi hố 2 hạt; mỗi đầu hố tra 1 hạt rồi lấp đất phủ kín dày từ 3 - 5cm tùy theo độ ẩm của đất.

Với cách làm này, trung tuần tháng 11/2013, huyện Trạm Tấu đã mở hội nghị đánh giá kết quả thực hiện mô hình canh tác ngô bền vững trên đất dốc.

Kết quả cho thấy, sau 5 - 7 ngày, tỷ lệ ngô nảy mầm đạt tới 95%, cây ngô phát triển tốt, đều, thẳng hàng, dễ chăm sóc, bộ lá xanh bền đến khi thu hoạch, cây khỏe, bắp to, dài, hạt đồng đều và thời gian sinh trưởng khoảng 115 ngày.

Đối với diện tích ngô trồng đại trà không dùng biện pháp canh tác bền vững thì khoảng cách hàng cách hàng, cây cách cây không đồng đều; tra hạt không theo hàng nên khó khăn cho việc chăm sóc; cây ngô phát triển không đều; tỷ lệ hạt trên bắp thấp, bắp không đều.

Nông dân xã Trạm Tấu thu hoạch ngô.

Đối chứng năng suất của ngô trồng đại trà và ngô canh tác bền vững với cùng giống ngô NK54, cùng diện tích, cùng đầu tư phân bón, cùng thời điểm gieo trồng, cùng thửa liền kề cho thấy, năng suất thực thu dự kiến đạt bình quân 33,6 tạ/ha đối với ngô áp dụng kỹ thuật canh tác bền vững, cao hơn ngô trồng đại trà 8,4 tạ/ha. Hiệu quả kinh tế giữa hai loại hình canh tác cho thấy, sản lượng ngô trên một héc-ta canh tác bền vững bán với giá 6.000 đồng/kg, đạt 20.160.000 đồng/ha, còn ngô đại trà đạt khoảng 15.160.000 đồng/ha.

Đồng thời, áp dụng biện pháp kỹ thuật canh tác ngô bền vững trên đất dốc giảm được 50% số công dọn tàn dư cây ngô trồng vụ trước và giảm được 50% số lần cuốc hố, bỏ phân, gieo hạt, lấp đất. Tất cả số hộ người Mông tham gia mô hình canh tác ngô bền vững trên đất dốc đều chung ý kiến rằng, cách làm này đơn giản hơn trồng ngô đại trà.

Trong vụ hè thu tới, Trạm Tấu sẽ triển khai mô hình canh tác ngô bền vững trên địa bàn toàn huyện và tin tưởng sẽ tăng mạnh về diện tích. Đồng thời, huyện sẽ áp dụng đồng bộ một số biện pháp khác như trồng cây cốt khí tạo đường băng chắn đất ổn định; trồng xen canh cây đậu tương vào diện tích ngô canh tác bền vững để tiếp tục tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích canh tác, giữ độ ẩm cho đất, hạn chế cỏ mọc, rửa trôi đất. Sau khi thu hoạch đậu tương, rễ và thân cây cũng có tác dụng lớn trong cải tạo đất.

Hiệu quả kinh tế giữa hai loại hình canh tác cho thấy, sản lượng ngô trên một héc-ta canh tác bền vững bán với giá 6.000 đồng/kg, đạt 20.160.000 đồng/ha, còn ngô đại trà đạt khoảng 15.160.000 đồng/ha. Đồng thời, áp dụng biện pháp kỹ thuật canh tác ngô bền vững trên đất dốc giảm được 50% số công dọn tàn dư cây ngô trồng vụ trước và giảm được 50% số lần cuốc hố, bỏ phân, gieo hạt, lấp đất.

Hoàng Nhâm

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang