• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Bình Thuận: Phá bỏ vườn điều đang thu hoạch - liệu nông dân có sai lầm!

Nguồn tin: Bình Thuận, 02/10/2007
Ngày cập nhật: 7/10/2007

Vườn cao su 1 năm tuổi được chăm sóc hết sức chu đáo của anh Đặng Ngọc Cảm.

Nông dân trồng điều ở các xã mảng nam đang thi nhau chặt phá vườn điều đang cho thu hoạch của mình. Lý do chạy theo “cơn lốc” cây cao su, thứ nông sản đang được mệnh danh “vàng trắng”.

Ông Võ Quý Luân, một cán bộ có thâm niên trong ngành nông nghiệp ở Đức Linh đang chặt đi rẫy điều 10 ha của mình ở xã Tân Hà. Lý do chặt điều được ông giải thích bằng phép tính trơn tru vì đã qua sự bàn bạc rất kỹ. Chặt điều để trồng cao su. Ông tính 1 ha cao su sau 7 năm đầu tư, mỗi ngày ông thu khoảng 300 ngàn. Như vậy, mỗi tháng, ông có trong tay gần chục triệu. Cao su khai thác đến 8-9 tháng cho ông thu nhập 60-70 triệu mỗi năm. Nếu chẳng may rớt giá thì vẫn bán được gỗ với giá vài chục triệu. Còn điều, mỗi ha nếu năng suất cao lắm cũng chỉ 20 triệu đồng. Đã vậy còn phụ thuộc nhiều vào thời tiết, nấm bệnh thì cần phun thuốc liên tục, giá cả lại bấp bênh. Thu nhập từ cao su hơn điều 3-4 lần, tại sao lại không đầu tư vào thứ cây mang lại lợi nhuận cao nhất. Theo lời ông Luân, chúng tôi về xã Tân Hà- Đức Linh. Đây là một trong những xã rộ lên tình trạng phá bỏ điều 2 năm nay chỉ vì “vàng trắng”. Anh Đặng Ngọc Cảm ở thôn 3 Tân Hà vừa bón phân cho rẫy cao su 4 ha mới trồng tháng trước, vừa hăm hở chuyện chuyển đổi cây trồng. Mới năm ngoái, vườn điều 8ha của anh còn cho thu hoạch. Nhưng năng suất chỉ có 5 - 6 tạ/ha. Cuối vụ điều, anh quyết định chuyển hướng sang cao su. Thế là 2 ha điều đầu tiên được phá bỏ, thay bằng cao su hiện đã 1 năm tuổi. Cuối vụ năm nay, 4 ha điều nữa lại được cao su thay thế. Anh cho biết, 2 ha còn lại sẽ tiếp tục phá bỏ vào năm sau. Do không đủ vốn cho cao su một lúc nên phải phá bỏ từng phần. Bởi một ha cao su, vốn đầu tư ban đầu đã hơn 20 triệu. Hiện tại, để có vốn đầu tư cao su, ngoài vay ngân hàng, vốn nóng bên ngoài, anh lấy ngắn nuôi dài trên đất rẫy cao su. Tranh thủ cây chưa khép tán, anh trồng xen mì. Anh bảo, nguyên tắc của đất cao su là không được trồng mì, vì mì gây thoái hóa đất rất nhanh. Thế nhưng, đất canh tác điều lâu năm, đã bạc màu, không có sự lựa chọn cho cây khác. Vừa qua, dự án cho vay vốn phát triển cao su tiểu điền chấm dứt. Không tìm đường xoay thì làm sao nuôi nổi cao su chờ ngày thu hoạch.

Anh Lê Trung Lương, Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Tân Hà cho biết; Tân Hà có 1.200 ha điều đang cho thu hoạch. Cây điều từ nhiều năm nay là cây xóa đói giảm nghèo cho nông dân vùng này. Đã có thời kỳ, mỗi ha điều ở đây cho 3-4 tấn hạt. Chỉ có 2 năm nay, thời tiết thất thường, điều bị sâu bệnh, năng suất giảm. Giá cũng bấp bênh khiến cho người trồng điều không còn màng đến chuyện chăm sóc. Mới vụ này mà diện tích điều của xã đã giảm hơn 100 ha. Đó là con số mà chúng tôi nhẩm tính. Còn nếu thống kê đầy đủ phải hơn rất nhiều lần. Trong quy hoạch cơ cấu cây trồng, Tân Hà xác định 2 cây chủ lực là điều và cao su. Nhưng điều vẫn là cây trồng chính vì phù hợp với thổ nhưỡng, hợp với dân nghèo do vốn đầu tư thấp. Chuyện chặt bỏ điều ồ ạt hiện nay khiến xã lo nhiều đến kiểu sản xuất không bền vững. Trong các buổi họp thôn, chúng tôi cũng nhiều lần đề nghị nông dân nên cân nhắc, nhưng làm sao ngăn được, khi mà giá cả và năng suất hiện tại, điều không thể cạnh tranh với cao su.

Liệu nông dân có sai lầm!

Mấy năm nay, giá cao su liên tục tăng khiến cho phong trào trồng cao su hết sức rầm rộ ở Tánh Linh, Đức Linh và khu vực Tân Thắng của Hàm Tân. Tuy nhiên, chỉ có những nông dân có điều kiện kinh tế, có diện tích tập trung lớn, từ 2-3 đến hàng chục ha thì mới phá bỏ điều để trồng cao su. Lý do vì đầu tư cho cao su quá lớn, dân nghèo không kham nổi. Cũng có một số có điều kiện kinh tế nhưng thận trọng, không dám chuyển. Anh Hà Trung Lương, cũng ở thôn 3- Tân Hà thú nhận: Thấy mọi người phá điều trồng cao su, tôi cũng suy nghĩ nhiều lắm. Nhưng sau khi cân nhắc, tôi quyết định giữ lại vườn điều. Để có thêm thu nhập, tôi trồng xen tiêu. Như thế an toàn hơn.

Trước hiện tượng cây điều đang bị giảm diện tích trầm trọng, trong lần làm việc tại huyện Đức Linh tháng 7 vừa qua, Phó Bí thư Tỉnh ủy Lê Tiến Phương đã có ý kiến, yêu cầu ngành nông nghiệp phối hợp với các địa phương “cứu” điều. Theo Phó Bí thư, diện tích điều giảm, không chỉ giảm thu nhập của nông dân mà liên quan rất lớn đến kinh tế nông thôn. Các cơ sở chế biến nhân điều không đảm bảo nguyên liệu cho sản xuất, lao động nông thôn mất việc làm, giảm kim ngạch xuất khẩu của tỉnh. Thực hiện chỉ đạo này, ngành nông nghiệp đang tìm hướng để hồi sinh những vườn điều. Tuy vậy, ông Trần Minh Tiến, Trưởng phòng Nông nghiệp, Sở Nông nghiệp & PTNT khẳng định sẽ hết sức khó khăn để thuyết phục nông dân “quay” lại với điều, nhất là ở những vùng có điều kiện phát triển cao su. Mấy năm nay, tỉnh đã có nhiều ưu đãi phát triển điều, như hỗ trợ giá, giống, mở hàng chục buổi tập huấn về cải tạo, chăm sóc vườn điều tạp, phát triển điều ghép, chuyển giao nhiều giống mới và thực hiện mô hình ở các nơi để bà con học tập. Tuy nhiên, kết quả lại rất hạn chế. Dù khó, ngành sẽ cố gắng để bình ổn lại diện tích. Trước mắt, tập trung hướng nông dân nhận thức được tầm quan trọng của việc thâm canh điều, đưa năng suất từ 7-8 tạ/ha hiện nay lên 15-20 tạ/ha. Kiến nghị các doanh nghiệp kinh doanh, chế biến hạt điều tính toán việc bảo lãnh giá mua ổn định, đầu tư ứng trước vật tư để người trồng điều có điều kiện chăm sóc. Điều chính là cây trồng lợi thế nhất của tỉnh vì đặc tính chịu hạn, phù hợp với hầu hết các địa phương. Nhân điều là mặt hàng xuất khẩu chiếm hơn 50% kim ngạch hàng nông sản cả tỉnh. Chuyện chặt bỏ điều dù chỉ tập trung ở các vùng có khả năng chuyển trồng cao su, nhưng cũng đã gây nên một sự xáo trộn trong sản xuất. Đây là cái vòng lẩn quẩn của cây trồng với kiểu sản xuất không ổn định, chạy theo thị trường, nhà nước không có biện pháp gì để can thiệp. Cái bắt tay của 4 nhà được hô hào từ nhiều năm nay vẫn lỏng lẻo, chưa có bàn tay nào với tới. Không tạo được sự liên kết trong sản xuất để cuối cùng nông dân là người lãnh đủ hậu quả.

Theo thống kê của Sở Nông nghiệp Bình Thuận, đến cuối năm 2006, diện tích điều toàn tỉnh là 32.270 ha, nhưng đến thời điểm này, còn lại ước khoảng 27.000 ha, giảm hơn 5.000 ha chỉ trong một thời gian ngắn.

MINH HẰNG

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang