• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Đã qua rồi thời kỳ thi nhau trồng ca cao

Nguồn tin: Kinh tế Sài Gòn, 28/11/2013
Ngày cập nhật: 1/12/2013

Chỉ trong vòng mấy tháng có gần 3.600 héc ta trồng ca cao bị chặt bỏ. Vì thế, các tỉnh có diện tích trồng ca cao lớn như Bến Tre, Đắk Lắk, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN-PTNT) và các nước có doanh nghiệp nước ngoài đầu tư nhà máy chế biến hạt ca cao đã phối hợp hoặc tự đứng ra tổ chức hội thảo nhằm tìm ra giải pháp để tránh trường hợp nhà máy sơ chế hạt ca cao mới đi vào hoạt động có thể bị đóng cửa do thiếu nguyên liệu.

Bên lề diễn đàn lần thứ hai về phát triển ca cao bền vững ở Việt Nam - cơ hội, thách thức và giải pháp - do Cục Trồng trọt, Bộ NN-PTNT và Đại sứ quán Hà Lan tổ chức tại TPHCM ngày 28-11, Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online đã trao đổi với ông Ngyễn Văn Hòa, Cục phó Cục Trồng trọt - phụ trách phát triển ca cao, xung quanh vấn đề này.

TBKTSG Online: Trong thời gian qua, nhiều nông dân chặt ca cao để trồng bưởi da xanh, dừa…. do giá bán ca cao quá thấp, trong thời điểm này chỉ ở mức 3.000 đồng/kg (trái tươi). Là người phụ trách phát triển cây ca cao, ông có nhận xét gì về tình trạng này?

- Ông Ngyễn Văn Hòa: Đúng là trong thời gian qua, có tình trạng người dân trồng ca cao ở một số tỉnh ĐBSCL chặt bỏ ca cao để trồng dừa, bưởi da xanh vì lúc đó giá ca cao chỉ ở mức trên dưới 3.000 đồng/kg (trái tươi), trong khi, dừa có giá lên đến 70.000 đồng/chục, còn bưởi da xanh hơn 65.000 đồng/trái (loại 1kg). Sau khi nhận được thông tin này, tôi đã trực tiếp xuống các địa phương để tìm hiểu nguyên nhân của vấn đề.

Thực tế, phần lớn diện tích trồng ca cao bị chặt bỏ đã được trồng ở vùng đất không thích hợp như nhiễm mặn, khô hạn thiếu nước tưới; một số hộ không có điều kiện đầu tư chăm sóc vì thiếu lao động chăm sóc vườn cây nên họ muốn chuyển qua trồng bưởi, dừa - là hai loại cây trồng đòi hỏi ít lao động hơn. Điều này là bất khả kháng và chúng ta phải chấp nhận.

Với những gì ông đã đề cập, liệu quy hoạch của Bộ NN-PTNT phát triển cây ca cao đến năm 2020 là 50.000 héc ta trồng xen canh vườn dừa, vườn điều có đạt được không?

- So với những cây trồng khác như hồ tiêu, cà phê thì ca cao vẫn được xem là một cây trồng mới, chỉ được trồng khoảng 10 năm trở lại đây. Vì thế, chúng ta không còn diện tích cho trồng ca cao. Do đó, bộ đưa ra giải pháp cho trồng xen canh với cây dừa, cây điều thể hiện chúng ta đang đi đúng hướng.

Ngoài ra, việc phát triển ca cao chậm hơn những cây trồng khác cũng là một lợi thế vì chúng ta có thể tập trung vào những giống ca cao cho hạt có chất lượng. Một khi ca cao có chất lượng tốt thì giá bán cũng cao hơn. Bằng chứng, trong hơn 22.000 héc ta trồng ca cao hiện nay có gần 3.000 héc ta trồng đã được chứng nhận về tiêu chuẩn chất lượng, an toàn UTZ, và diện tích còn tiếp tục tăng thêm trong thời gian tới. Dĩ nhiên, chúng tôi sẽ có những hỗ trợ về kỹ thuật, vốn để phát triển ca cao theo hướng này.

Ngoài ra, việc trồng ở những diện tích thích hợp với cây ca cao như ở dười vườn dừa, vườn điều theo tiêu chuẩn UTZ để giúp người dân nâng cao giá trị kinh tế trên một đơn vị diện tích.

Theo tôi, Việt Nam đã qua rồi thời kỳ phát triển diện tích bằng mọi giá và giờ phải chuyển qua phát triển bền vững, trồng ở đâu là mang lại giá trị kinh tế đến đó chứ không còn trồng để có diện tích làm báo cáo này nọ. Điều quan trọng là làm sao để giá bán ca cao duy trì ở mức ổn định, có lãi thì người dân sẽ không ồ ạt chặt bỏ như mấy tháng qua.

Nông dân thì trồng ca cao nhưng các nhà máy lại quyết định giá nên mới có hiện tượng người dân ồ ạt trồng ca cao khi giá cao năm 2011 và họ cũng thi nhau chặt khi giá thấp như mấy tháng qua. Theo ông làm sao để tránh hiện tượng này?

- Vấn đề này cũng đã được các công ty mua hạt ca cao để chế biến nhìn nhận ra. Vì thế, sau khi có thông tin người dân chặt ca cao hàng loạt, các tổ chức chính phủ, doanh nghiệp mua hạt ca cao đã liên tiếp tổ chức hội thảo để tìm ra nguyên nhân. Sau những hội thảo này, điều họ nhận ra là muốn có nguyên liệu thì phải mua với giá mà người trồng có lãi.

Hiện giá ca cao đang được mua với giá 4.400 - 4.700 đồng/kg (quả tươi). Đây là mức giá để người dân không chặt bỏ cây ca cao nữa.

Làm sao để có giá ca cao ổn đỉnh, theo tôi, các doanh nghiệp đang mua, sơ chế hạt ca cao đã hiểu biết, do đó, doanh nghiệp sẽ tìm mọi cách để giá sản phẩm này không giảm xuống mức thấp như mấy tháng trước, qua đó, cũng là để bảo vệ lấy chính doanh nghiệp trước khả năng phải đóng cửa vì thiếu nguyên liệu.

Xin cảm ơn ông!

Chứng nhận UTZ (UTZ CERTIFIED) là một bộ tiêu chí chứng nhận cho 4 sản phẩm cà phê, cacao, trà, dầu cọ sạch của thế giới, tương tự như chứng nhận GlobalGap, VietGap (thực hành sản xuất nông nghiệp tốt) cho các loại nông thủy sản hiện nay mà Việt Nam đang thực hiện.

Ngọc Hùng

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang