• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Vất vả đối phó với chuột

Nguồn tin: Báo An Giang, 19/11/2013
Ngày cập nhật: 21/11/2013

Cứ vào mùa lũ, các cánh đồng vụ 3 tại huyện Tịnh Biên (An Giang) lại đối mặt với tình trạng chuột cắn phá, ảnh hưởng đến năng suất lúa. Nguyên nhân chủ yếu do nguồn thức ăn khan hiếm nên chuột tập trung về gây hại các cánh đồng còn đang canh tác lúa.

Trên các cánh đồng đê bao ở Tịnh Biên, nông dân vừa canh cánh theo dõi tình hình diễn biến của nước lũ lại vừa phải tìm cánh hạn chế “giặc chuột” đang tàn phá thành quả lao động. Anh Chau Râm, nông dân xã Thới Sơn, cho biết: “Năm nào cũng vậy, cứ tới vụ 3 là ruộng của tôi và nhiều người khác bị chuột phá. Năm trước còn đỡ, năm nay “ông tý” quậy quá trời, nhìn lúa bị mất lõm mà tôi xót lắm!”. Người nông dân dãi nắng dầm mưa trên ruộng đồng, chỉ mong sao cho lúa lớn nhanh, mau đến khi thu hoạch nhưng bây giờ lại phải “chia phần” cho loài chuột. “Chuột gây hại mạnh nhất khi lúa bước vào giai đoạn trổ đòng đòng, nếu mình cấy giặm diện tích bị cắn phá thì cũng không theo kịp đám lúa trước, vậy là bấm bụng chịu luôn” - anh Chau Râm than thở. Theo số liệu của Trạm Bảo vệ thực vật (BVTV) Tịnh Biên, năm nay toàn huyện đã xuống giống 4.420 héc-ta lúa vụ 3, trong đó có 418 héc-ta bị chuột gây hại, chủ yếu tập trung ở các xã An Nông, Thới Sơn, Vĩnh Trung... So với cùng kỳ, tỷ lệ này cao hơn (vụ 3 năm 2012, huyện Tịnh Biên có 392 héc-ta lúa bị chuột cắn phá, chiếm 2-5% diện tích).

Anh Chau Râm chỉ tay vào vị trí chuột cắn phá tại ruộng của mình

Phó Trưởng trạm BVTV Tịnh Biên Lê Văn Thành thông tin: “Chúng tôi tập trung thực hiện chiến dịch diệt chuột đầu và cuối mỗi vụ lúa. Trạm BVTV huyện còn tuyên truyền cho nông dân biết những thiên địch của chuột để họ không tiêu diệt nhằm tránh tình trạng mất cân bằng sinh học”. Lâu nay, nông dân vẫn dùng chó săn hoặc đổ nước vào hang để chuột chạy ra, rồi bắt chúng nhưng chỉ có hiệu quả vào đầu và cuối vụ, hiện tại lúa đang vào thời điểm gần thu hoạch thì không thể bắt được chuột. Thời gian gần đây, có một số nông dân dùng xung điện để bắt chuột nhưng cách này hiệu quả không cao lại quá nguy hiểm nên không ai sử dụng nữa. Dọc theo tuyến hương lộ thuộc ấp Thới Thuận (xã Thới Sơn), không khó nhận ra những mảng ruộng bị chuột cắn phá vì chúng có cắm “cờ trắng” (nông dân cắm cây có buộc bọc ny-lon) ngay những vị trí chuột gây hại. Nhiều nông dân cho biết, biện pháp tốt nhất có thể sử dụng là trộn hỗn hợp thuốc diệt chuột và nhớt lại với nhau sau đó rưới dọc theo các bờ mẫu. Chuột vào cắn lúa nhất định sẽ bơi qua chỗ có thuốc, khi bị dính hỗn hợp này, chúng tự liếm lông rồi trúng thuốc chết. Tuy nhiên, cách này lại gây ô nhiễm môi trường.

Anh Lê Văn Thành cho biết thêm: “Thông thường, chuột chỉ gây hại đối với các đám ruộng gần bờ kênh hoặc sát với đường cộ, đường giao thông, còn các vị trí nằm sâu bên trong thì không bị ảnh hưởng nhiều. Từ đầu vụ, chúng tôi đã mở chiến dịch diệt chuột, bây giờ lại chuẩn bị kế hoạch để thực hiện vào cuối vụ 3 và đầu vụ đông xuân tới. Chúng tôi phải liên tục tiến hành công việc này để hạn chế tối đa tác hại của chuột, bảo vệ mùa màng cho nông dân”.

Anh Lê Văn Thành cho biết: “Biện pháp diệt chuột hiệu quả nhất hiện nay là chúng tôi tiến hành vận động nông dân làm bẫy cây trồng trước khi tiến hành gieo sạ khoảng nửa tháng. Trước tiên, chọn nơi đất cao rồi dùng bạt ny-lon bao lại, chiều cao khoảng 1m, rộng khoảng 200m. Sau đó, sử dụng giống lúa thơm (thường là Jasmine) cấy hoặc sạ thẳng vào phần đất đã khoanh, bên trong bẫy đặt 6 chiếc lồng, bên ngoài đặt 2 chiếc, chuột bị cuốn hút bởi mùi thơm sẽ vào ăn lúa và mắc vào lồng. Đây là phương pháp an toàn sinh học, không sử dụng chất hóa học và bắt được chuột khá nhiều”.

THANH TIẾN

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang