• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Sẵn sàng trả giá cao cho gạo GlobalGap

Nguồn tin: Kinh Tế Sài Gòn, 07/11/2013
Ngày cập nhật: 11/11/2013

Ngoài sản xuất gạo GlobalGap, hiện có một số hợp tác xã đầu tư sản xuất theo VietGap để bán trong hệ thống siêu thị. Trong ảnh: một khách tham quan một gian hàng trưng bày sản phẩm gạo, rau đạt VietGap ở TPHCM. Ảnh: Ngọc Hùng

Một cuộc khảo sát cho thấy, có 60% số ý kiến được hỏi đồng ý trả giá cao hơn thị trường để được dùng gạo GlobalGap - thực hành sản xuất nông ngiệp tốt.

Đây là thông tin được nhóm chuyên gia thuộc trường Đại học An Giang đưa ra sau khi đã có một cuộc khảo sát với 450 người tiêu dùng và 20 nhà hàng, khách sạn từ bình dân đến tiêu chuẩn 4 sao tại Long Xuyên (An Giang), Cần Thơ, TPHCM về nhu cầu tiêu thụ gạo GlobalGap.

Theo nhóm khảo sát, mức độ quan tâm sử dụng gạo của người tiêu dùng lâu nay chủ yếu quan tâm đến chất lượng như thơm, dẻo, mềm và người tiêu dùng hài lòng với chất lượng, giá cả gạo đang sử dụng.

Tuy nhiên, mức độ trung thành với một loại gạo của người tiêu dùng không cao vì số người cho biết họ sẵn sàng hoặc chuyển sang dùng một loại gạo khác. Trong số những người khảo sát chỉ có 10% người tiêu dùng biết về gạo GlobalGap. Tuy nhiên, có 78% số người được hỏi mong muốn gạo GlobalGap có trên thị trường, có 60% trong số này đồng ý trả giá cao hơn cho gạo đạt GlobalGap.

Đối với những nhà hàng, khách sạn nằm trong khảo sát này thường chọn gạo Thái Lan (không có thương hiệu cụ thể) với mức giá 13.000- 15.000 đồng/kg. Tiêu chí để chọn gạo là phải đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Chỉ có một ít các nhà hàng, khách sạn biết về gạo GlobalGap.

Theo chủ các nhà hàng khách sạn, việc họ có chuyển sang mua gạo GlobalGap hay không là phụ thuộc vào nhu cầu của người tiêu dùng trong tương lai. Trong trường hợp người tiêu dùng thích ăn gạo GlobalGap thì các nhà hàng, khách sạn chấp nhận trả giá cao hơn giá gạo thông thường từ 1.000 đến 5.000 đồng/kg.

Ông Nguyễn Thành Long, trưởng nhóm nghiêm cứu cho biết, mặc dù những sản phẩm gạo đạt tiêu chuẩn GlobalGap nhưng phía tổ chức chứng nhận GlobalGap lại không cho ghi tên GlobalGap trên bao bì sản phẩm gạo bán ra. Vì thế, theo ông Long đây chính là một trở ngại để gạo GlobalGap ra thị trường.

”Nếu dòng chữ GlobalGap không được ghi trên bao bì, như vậy, đòi hỏi doanh nghiệp muốn tiếp thị được sản phẩm phải có nguồn tài chính đủ lớn thì mới hy vọng thành công”, ông Long nói.

Ông Lê Thanh Tùng, chuyên viên Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) cho biết, theo quy định hiện hành thì việc quản lý GlobalGap hay VietGap thuộc quản lý của Cục Trồng trọt. Còn việc doanh nghiệp có được ghi dòng chữ GlobalGap trên bao bì sản phẩm hay không là do những thương lượng giữa hai bên có liên quan với nhau.

Theo ông Tùng, hiện diện tích trồng lúa theo GlobalGap của Việt Nam chỉ có vài chục ngàn héc ta. Nguyên nhân là do phí chứng nhận cao, khoảng 200 triệu đồng cho một diện tích khoảng 20 héc ta và sau một năm phải chứng nhận lại nên một số doanh nghiệp sản xuất gạo theo GlobalGap chỉ làm một lần rồi thôi.

“Gạo sản xuất GlobalGap thực chất là gạo đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và có thể truy xuất được nguồn gốc sản phẩm tương tự như những quy định về an toàn thực phẩm hiện nay của nhiều nước trên thế giới. Nhưng ở Việt Nam nhiều người dân cứ mặc định rằng cứ làm GlobalGap là gạo ngon, bán được giá cao. Vì thế, khi sản phẩm làm ra không bán được với giá cao trên thị trường thì họ không làm nữa”, ông Tùng nói.

Ngày 7-11, Đại học mở TPHCM đã tổ chức buổi nói chuyện chuyên đề về khảo sát nhu cầu tiêu thụ nội địa của sản phẩm gạo đạt tiêu chuẩn GlobalGap do thạc sĩ Nguyễn Thành Long, giảng viên Đại học An Giang, trưởng nhóm nghiên cứu trình bày. Đây là dự án do Sở NN&PTNT An Giang tài trợ nghiên cứu.

Ngọc Hùng

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang