• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Phụng Hiệp (Hậu Giang): Cần giải pháp hữu hiệu trong thu hoạch mía chạy lũ

Nguồn tin: Báo Hậu Giang, 04/11/2013
Ngày cập nhật: 5/11/2013

Hiện nhiều diện tích mía ở huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang) đã bị ngập sâu trong nước nhiều ngày qua. Bên cạnh công tác chỉ đạo tập trung thu hoạch mía chạy lũ thì tình trạng thiếu nhân công đốn mía ngày càng gay gắt, từ đó gây khó khăn cho người trồng mía lẫn ngành chức năng nơi đây.

Tập trung thu hoạch mía ngập lũ

Về các xã vùng trũng của huyện Phụng Hiệp vào những ngày này sẽ cảm nhận được không khí lo lắng của bà con nơi đây khi hầu hết diện tích mía chưa thu hoạch hiện nay đều bị nước ngập lên khỏi mặt liếp từ 0,2-0,4m và kéo dài hơn 10 ngày nay, nhưng việc kêu bán gặp nhiều khó khăn.

Anh Nguyễn Văn Lanh, ở ấp Phương Quới C, xã Phương Bình vừa bán xong 3 công mía nên trong lòng nhẹ nhõm, nói: “Năm nay lũ lên nhanh và cao hơn mọi năm khoảng 0,2m, chính vì thế, tất cả diện tích mía nơi đây đều bị ngập nước và đang có dấu hiệu xuống lá, teo đọt. Cũng may là gia đình tôi vừa bán xong, những diện tích còn lại nếu tiếp tục kéo dài khoảng 5-6 ngày tới mà không thu hoạch được thì mía sẽ bị chết là điều khó tránh khỏi”. Năm nay, rẫy mía của anh Lanh chỉ bán được với giá 730 đồng/kg, thấp hơn so với giá bao tiêu 100 đồng/kg nhưng anh không thể chờ lâu hơn vì nước lũ đã về, nếu kéo dài thời gian thu hoạch thì mía chết, chất lượng đường giảm và giá bán còn thấp hơn giá hiện tại.

Theo nhận định của ngành nông nghiệp huyện Phụng Hiệp, mỗi ngày, địa phương có khoảng 200 ghe trong và ngoài tỉnh đến mua mía cho người dân. Nhưng theo phản ánh của bà con, trên thực tế, các thương lái chỉ tập trung mua ở những khu vực có điều kiện vận chuyển dễ dàng, mía tương đối chất lượng, còn những vùng lung, trũng thì số lượng ghe đến thu mua rất ít. Điều này gây nhiều khó khăn cho người trồng mía, đặc biệt là trong thời điểm nước lũ cao như hiện nay.

Người dân xã Phương Bình thu hoạch mía trong điều kiện nước ngập sâu do lũ.

Anh Trần Văn Sang, ở ấp 8, xã Hòa An, bức xúc nói: “Chuyện nông dân nơi đây khó bán mía hơn những nơi khác đã tồn tại nhiều năm qua nhưng chưa có giải pháp tháo gỡ. Do khu vực này có tuyến kênh nhỏ, ghe mua mía khó vào nên phần lớn thương lái chỉ tập trung mua ở những tuyến kênh lớn để thuận tiện vận chuyển. Chính vì vậy, bà con thường thu hoạch sau những vùng khác, trong khi khu vực này lại là vùng trũng nên mía thường bị thiệt hại nặng do lũ”.

Trước phản ánh của chính quyền địa phương và người dân về tình hình khó khăn trong việc tiêu thụ mía chạy lũ, ngày 22-10 vừa qua, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh đã có buổi làm việc với 3 nhà máy đường trong tỉnh và lãnh đạo các xã có diện tích mía bị ngập sâu và nguy cơ thiệt hại do lũ để bàn giải pháp tháo gỡ. Tại đây, 3 nhà máy đường cam kết sẽ tiến hành khoanh vùng và tập trung mua mía ở những nơi có nhu cầu bức xúc trước, cố gắng không để tình trạng mía chết do lũ.

Tuy nhiên, việc cam kết này đến nay vẫn chưa có động thái tích cực. Bởi, qua thống kê của ngành nông nghiệp huyện Phụng Hiệp, đến ngày 22-10, toàn huyện có 448ha mía ở các xã vùng trũng của huyện như: Hòa An, Phương Bình, Hòa Mỹ,… đang bị ngập cục bộ, có nguy cơ làm ảnh hưởng đến năng suất, chữ đường nên cần thu hoạch sớm. Thế nhưng, đã qua gần 10 ngày cam kết của các nhà máy đường, nhưng đến thời điểm này, bà con chỉ mới thu hoạch được khoảng 180ha, trong số gần 300ha mía có khả năng bị ảnh hưởng do lũ còn lại, một số diện tích đã bắt đầu chết, tất cả diện tích này có thể cầm cự trong vòng 1 tuần trở lại, nếu các nhà máy đường không có giải pháp tích cực hơn thì khả năng mía chết hàng loạt trong vài ngày tới có thể xảy ra.

Ông Nguyễn Thanh Phong, Phó Chủ tịch UBND xã Phương Bình, cho hay: Trước tình hình lũ như hiện nay, hiện địa phương đang tích cực vận động người dân đẩy nhanh tiến độ thu hoạch mía, nhất là những khu vực bị ngập sâu. Trong tổng số 35ha mía trên địa bàn xã được xác định có nguy cơ bị ảnh hưởng do lũ cần thu hoạch sớm, đến thời điểm này, bà con đã đốn được gần 20ha, dự kiến đến ngày 5-11 tới sẽ thu hoạch dứt điểm.

Thiếu nhân công đốn mía

Mỗi năm, cứ đến mùa thu hoạch mía là người dân huyện Phụng Hiệp phải đối mặt với tình trạng khan hiếm nhân công đốn mía, đặc biệt là vào cao điểm. Ông Võ Văn Quân, ở ấp Mỹ Quới B, thị trấn Cây Dương, cho biết: “Năm nào cũng vậy, trước khi đốn mía khoảng 10 ngày trở lên, gia đình tôi và nhiều bà con phải chạy đôn chạy đáo tìm nhân công để đặt cọc trước. Nếu đợi đến gần ngày thu hoạch thì vô phương kiếm được vì nhân công thì ít nhưng người kêu thì nhiều, có hộ đã nhận cọc của thương lái xong nhưng phải chờ hơn 10 ngày mới tìm được người đốn mía”.

Việc khan hiếm nhân công đang là mối lo khiến nhiều gia đình phải mất ăn, mất ngủ, nhất là vào thời điểm lũ lên cao như hiện nay, người dân ai nấy đều muốn bán mía nên xảy ra tình trạng không có người để mướn và giá liên tục tăng. Hiện tại, giá nhân công đốn mía đang ở mức từ 140.000-170.000 đồng/tấn mía (tùy theo đường xa hay gần).

Mấy ngày qua, gia đình ông Nguyễn Văn Ấn, ở ấp 8, xã Hòa An nhý ngồi trên ðống lửa khi còn gần 1ha mía vẫn chưa thể thu hoạch do không có nhân công, trong khi nước đã ngập khỏi liếp hơn một tuần nay. Ông Ấn lo lắng nói: “Tuy đã kiếm nhân công nhiều ngày nay để thu hoạch nhưng vô vàn khó khăn, trong khi mía đã bắt đầu khô đọt. Tình trạng này cứ tiếp tục kéo dài thêm vài ngày nữa mía sẽ chết là điều khó tránh khỏi”.

Cũng theo ông Ấn, do vùng đất nơi đây trũng, khi nước ngập việc đốn mía không mấy dễ dàng, trong điều kiện khó khăn chung về nhân công như hiện nay nên đa phần bà con chỉ lựa chọn những khu vực tương đối dễ đốn, vì số lượng được nhiều mà tiền công không thay đổi. Nếu muốn lôi kéo họ về buộc lòng phải tăng tiền thuê lên nhưng người dân nơi đây không thể thực hiện được do giá mía hiện tại quá thấp, nếu tăng thêm tiền thì tiếp tục bị lỗ sâu.

Ông Trần Ngọc Vũ, Phó Chủ tịch UBND xã Hòa An, cho hay: Sau khi Sở NN&PTNT tỉnh và chính quyền địa phương làm việc với Nhà máy đường cồn Long Mỹ Phát, đơn vị này cam kết sẽ đưa phương tiện xuống chở mía về nhà máy khi người dân có nhu cầu. Tuy nhiên cái khó của địa phương hiện nay là không có nhân công thu hoạch nên nhà máy có đưa phương tiện xuống cũng không có mía để chở. Mặc dù, chính quyền địa phương có liên hệ với nhiều tổ đốn mía trong và ngoài xã nhưng đều gặp khó vì họ đã có người đặt cọc trước. Chính vì vậy, nhiều diện tích mía tuy đã ngập nhưng bà con cũng đành chấp nhận ngồi chờ tới lượt mình chứ không thể thu hoạch sớm hơn.

Trước tình trạng trên, thiết nghĩ, ngành chức năng và các nhà máy đường cần có giải pháp hữu hiệu hơn trong việc tiêu thụ mía chạy lũ cho người dân, nhằm tránh tình trạng mía chết khô ngoài đồng…

HỮU PHƯỚC

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang