• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Trồng cao su tại Bắc Trung bộ - Tiếp tục “đặt cược” với thời tiết

Nguồn tin: Sài Gòn Giải Phóng, 04/11/2013
Ngày cập nhật: 5/11/2013

Bão, rét và gió Lào thường xuyên tại Bắc Trung bộ không phù hợp với điều kiện trồng và phát triển cây cao su. Nhưng hiện chưa có cây trồng nào cho hiệu quả kinh tế bằng cây cao su. Vì vậy, cao su vẫn là cây trồng chủ lực khi có một quy trình kỹ thuật đặc thù cho việc trồng và khai thác mủ.

Vượt diện tích quy hoạch gần 10 năm

Thống kê của Cục Trồng trọt Bộ NN-PTNT, tính đến năm 2013, diện tích cây cao su từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên - Huế đạt 82 ngàn hécta. Trong đó, quy hoạch phát triển cao su đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt là 80 ngàn hécta. Nguyên nhân, hiệu quả trước mắt từ việc trồng và khai thác mủ cao su được ví như “vàng trắng” khiến người dân, nhất là các tỉnh Quảng Bình và Hà Tĩnh bất chấp khuyến cáo từ phía cơ quan chức năng không ngừng mở rộng diện tích. Đặc biệt, việc cạo mủ theo kiểu “vắt kiệt” cây cao su trong sáu ngày liền mới nghỉ một ngày, trong khi kỹ thuật canh tác yêu cầu hai ngày khai thác, một ngày nghỉ không chỉ khiến cây cho năng suất thấp mà còn dễ bị đổ gãy trong gió bão vì thân yếu.

Người dân huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị xót xa chặt bỏ cây cao su đổ gãy do bão số 10.

Ông Nguyễn Văn Bài, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Trị cho biết, chỉ tính riêng 2 cơn bão số 10 và 11 vừa qua, Quảng Trị có gần 8.000ha cao su bị quật đổ gãy, chiếm 37% diện tích cây cao su của địa phương. Trong đó, diện tích đổ gãy trên 70% không thể khôi phục lại được là 4.116ha. Nhiều ý kiến bắt đầu hoài nghi về loại cây trồng này có phải là hướng xóa nghèo bền vững hay là một “canh bạc” với trời? Tuy nhiên, kiểm tra tình hình thiệt hại sau bão, tiếp xúc với người trồng cao su cũng như so sánh hiệu quả kinh tế với các cây trồng khác trên cùng vùng gò đồi như ngô, lạc, sắn khoai, môn… thì cây cao su vẫn có nhiều lợi thế về kinh phí đầu tư thấp, hiệu quả kinh tế cao hơn, tạo nguồn thu và tạo việc làm quanh năm, đặc biệt sản phẩm cao su gắn với tiêu thụ, chế biến thuận lợi.

Theo ý kiến của các chuyên gia, vùng gò đồi đất cằn sỏi đá, không có công trình thủy lợi tưới tiêu như khu vực phía Tây Bắc Trung bộ chỉ có 2 cây trồng hiệu quả là cao su và keo lai. Nhưng 2 loại cây này chung nhược điểm là dễ đổ gãy trong gió bão. Dù rằng cây keo lai ưu điểm đầu tư ít, giá trị sau 6 năm trồng có thể thu được 60 - 80 triệu đồng/ha. Nhưng nhược điểm là từ lúc trồng đến thu hoạch, không thể trồng xen kẽ được các loại cây ngắn ngày, sau khi khai thác xong, trồng tái canh lại mất 6 năm nữa mới cho thu hoạch. Trong khi đó, cao su trồng 6 năm đi vào khai thác liên tục được 20 năm, bình quân mỗi năm thu nhập từ 60 - 80 triệu đồng/ha từ tiền khai thác mủ và lại xen canh cây ngắn ngày từ lúc cao su từ 1 đến 4 năm tuổi, tạo nguồn thu thường xuyên, giảm bớt chi phí đầu tư cho người làm vườn.

Cần quy trình kỹ thuật đặc thù

Theo ông Phạm Đồng Quảng, Phó Cục Trồng trọi Bộ NN-PTNT, về lâu dài Bộ NN-PTNT cần có chiến lược phát triển giống cây cao su phù hợp với điều kiện khí hậu Bắc Trung bộ như; chọn giống chịu gió bão tốt, tạo hình cho cây thấp, chủ động tỉa cành trước mùa mưa bão, dùng cọc để chống đỡ cho cây cao su trước mùa mưa bão... Ngoài ra, mức hỗ trợ 4 triệu đồng/ha cao su thiệt hại hơn 70% trong bão gió như hiện nay là thấp so với chi phí đầu tư trồng và chăm sóc.

Ông Lại Văn Lâm, Trưởng ban kỹ thuật Tập đoàn công nghiệp Cao su Việt Nam cho rằng, khu vực Bắc Trung bộ là vùng ngoài truyền thống đối với cây cao su nên không hoàn hảo trong việc trồng cây cao su như các tỉnh Đông Nam bộ. Song thực tế người dân đã lựa chọn thì chúng ta phải chấp nhận những giới hạn về khí hậu. Trong đó, bão, rét và khô hạn đều ảnh hưởng không tốt tới việc sinh trưởng và năng suất cao su. Trong khi trên thế giới, chưa một quốc gia nào nhân tạo được giống cây cao su chống được bão, có chăng chỉ là khả năng chống chịu được một phần gió bão để giảm thiệu thiệt hại. Trước mắt, cần thiết lập vành đai chắn gió đối với diện tích cao su đại điền (diện tích lớn). Còn đối với cao su tiểu điền (diện tích nhỏ lẻ) thì không nên kỳ vọng hoàn toàn vào đai chắn gió. Do đó, cần tăng thêm mật độ trồng và trồng xen ghép các loại cây ngắn ngày để khấu bù trừ thiệt hại trong thiên tai cũng như tạo tán chắn gió. Sở NN-PTNT các địa phương và người trồng cao su nên lưu tâm đến vấn đề cây giống, kỹ thuật cạo mủ vì cạo mủ sớm thì năng suất thấp và dễ gãy hơn vì gió.

VĂN THẮNG

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang