• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Quảng Nam: nông dân “chết” theo nhà máy

Nguồn tin: TT, 28/09/2007
Ngày cập nhật: 28/9/2007

Nhà máy chế biến nước dứa cô đặc xuất khẩu Quảng Nam (Khu công nghiệp Thuận Yên, Tam Kỳ) đã ngừng hoạt động cuối năm 2005. Toàn bộ trang thiết bị đang bị hư hại, gỉ sét, cỏ dại mọc tràn lan - Ảnh Kim Em

Gần ba năm nay, Nhà máy chế biến nước dứa cô đặc xuất khẩu Quảng Nam và Nhà máy đường Quảng Nam đã ngừng hoạt động, đẩy hàng ngàn nông dân vào chỗ khó khăn.

Trên quốc lộ 1A cơ ngơi đồ sộ của Nhà máy đường Quảng Nam được xây dựng tốn kém trên 200 tỉ đồng đặt tại thôn 5, xã Quế Cường, huyện Quế Sơn đang gỉ rét, nhiều thiết bị bằng kim loại bị gỡ bán phế liệu. Tại Khu công nghiệp Thuận Yên (thị xã Tam Kỳ), Nhà máy chế biến nước dứa cô đặc xuất khẩu Quảng Nam cũng đang lâm vào tình cảnh tương tự.

Tiền tỉ biến thành phế liệu

Nhà máy đường Quảng Nam công suất 150.000 tấn mía nguyên liệu/năm. Sau gần bốn năm xây dựng, tháng 1-1999 nhà máy đi vào hoạt động. Tỉnh Quảng Nam tiến hành qui hoạch vùng trồng nguyên liệu mía tập trung phục vụ nhà máy đường trên đất các huyện Thăng Bình, Quế Sơn, Hiệp Đức. Cùng với hàng loạt hội nghị, hội thảo cổ động phong trào trồng mía, tỉnh rót ngân sách đầu tư cơ sở hạ tầng vùng nguyên liệu, xây dựng mô hình khuyến nông và hỗ trợ 1 triệu đồng/ha. Một vùng nguyên liệu mía ổn định đã hình thành trên diện tích 6.100ha, có niên vụ lên tới 7.500ha.

Tuy nhiên, do nhà máy bị rút ruột, máy móc không đồng bộ, công nghệ chế biến lạc hậu, trình độ quản lý kém, qua sáu vụ tổng sản lượng chế biến mía cây của nhà máy đường chỉ khoảng 33% so với thiết kế, có vụ chỉ đạt 13% công suất. Năm 2004, thua lỗ 124 tỉ đồng, nợ phải trả cho ngân hàng gần 327,5 tỉ đồng, Nhà máy đường Quảng Nam buộc phải ngừng sản xuất.

Với số vốn đầu tư không dưới 200 tỉ đồng, Nhà máy chế biến nước dứa cô đặc xuất khẩu Quảng Nam có công suất 3.000 tấn sản phẩm/năm (30.000 tấn nguyên liệu/năm) được xây dựng với trang thiết bị hiện đại và đưa vào hoạt động từ cuối năm 2002. Để phục vụ cho nhà máy, vùng dứa nguyên liệu tập trung ở tám huyện, diện tích qui hoạch gần 5.000ha. Chưa tính tiền của, công sức nông dân bỏ ra, từ năm 2001-2005 tổng nguồn vốn đầu tư cho vùng nguyên liệu dứa là 32 tỉ đồng, bao gồm ngân sách hỗ trợ của tỉnh và tiền vay ngân hàng của nhà máy. Một vài vụ đầu, nhà máy thực hiện đúng cam kết khi mua sản phẩm. Thế nhưng, cũng chỉ qua hai vụ sản xuất, nhà máy làm ăn thua lỗ, ngừng hoạt động từ cuối năm 2005.

Nông dân bơ vơ - Chính quyền cũng khổ

Ông Trương Quang Ánh, phó chủ tịch UBND xã Bình Quí, cho biết: hợp đồng nhà máy ký với các hộ nông dân rất chặt chẽ, nhưng đầu ra lại rất bấp bênh. Nông dân không bán được mía cứ nhè chính quyền địa phương mà kêu. Ông Nguyễn Văn Hương, trưởng Phòng kinh tế huyện Thăng Bình, cũng than: lúc vận động bà con chuyển đổi cây trồng, chúng tôi tin tưởng là chương trình phát triển vùng nguyên liệu mía sẽ thành công. Nhưng kiểu làm ăn đầu voi đuôi chuột của nhà máy đã làm mất niềm tin của dân. Không chỉ có dân Thăng Bình đốn bỏ mía trồng cây khác, cả vùng nguyên liệu mía hơn 6.000ha trải dài từ Quế Sơn,Thăng Bình lên Hiệp Đức đã phải chặt trụi.

Theo báo cáo của ngành nông nghiệp tỉnh, từ chủ trương phát triển vùng nguyên liệu, chuyển đổi mạnh cơ cấu cây trồng, tỉnh Quảng Nam đã phát động một chương trình “Năm nguyên liệu” liên tiếp trong ba năm từ 2001-2003 với gần 13.000ha trồng mía và dứa để phục vụ cho nhà máy đường và nhà máy chế biến nước dứa cô đặc xuất khẩu. Đây được coi là động lực chính để Quảng Nam triển khai đề án phát triển vùng nguyên liệu tập trung.

Thế nhưng, trái với những lời hứa hẹn của nhà máy đường và cả những gì mà lãnh đạo các cấp vận động, chỉ qua 1-2 vụ chế biến đường xảy ra tình trạng lơ là, xem nhẹ không thực hiện hợp đồng thỏa thuận ký kết giữa nông dân và nhà máy, chèn ép người trồng khi bán mía. Nhiều hộ nông dân trồng mía ở xã Bình Quí, huyện Thăng Bình, bức xúc: nhà máy thu mua giá rẻ mạt, nông dân còn bị hạch sách, nhiều khi tiền bán mía không đủ để chi phí đốn chặt, vận chuyển nên không muốn làm nữa.

Tương tự, vùng nguyên liệu dứa cũng lại theo vết xe đổ. Hơn 4.700ha dứa trên địa bàn tám huyện, thị với 36 xã tập trung ở Tam Kỳ, Núi Thành, Tiên Phước, Thăng Bình, Quế Sơn đã lâm vào tình cảnh dứa trồng không dám thu hoạch vì bán không ai mua.

Trong đơn khiếu nại gửi chính quyền huyện, sáu hộ dân khu định cư Hố Môn, thôn Trung Nam ở xã Quế Trung, huyện Quế Sơn nhận trồng dứa theo hợp đồng nhưng từ năm 2005 đến nay, tiền mua dứa hơn 30 triệu đồng của dân nhà máy vẫn ngâm nợ. Dứa trồng ra không ai mua. Hơn 10ha dứa giống cayenne đến kỳ thu hoạch sau 24 tháng bà con tự bỏ vốn đầu tư chăm sóc đành phải bỏ thối hoặc cho trâu bò ăn. Nhiều hộ dân bị Nhà máy chế biến nước dứa cô đặc xuất khẩu Quảng Nam “xù nợ” đâm đơn kêu cứu khắp nơi. Lãnh đạo tỉnh Quảng Nam và ngành nông nghiệp chỉ đưa ra lời khuyên “nhờ tòa án giải quyết”.

KIM EM

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang