• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Thế mạnh của cây keo lai

Nguồn tin: Báo Bắc Kạn, 31/10/2013
Ngày cập nhật: 1/11/2013

Keo lai được đưa vào trồng khảo nghiệm ở Bắc Kạn bắt đầu từ những năm 2001 tại một số điểm của lâm trường quốc doanh, xã của huyện Chợ Mới, Bạch Thông và thị xã Bắc Kạn, sau đó nhân rộng ra toàn tỉnh. Keo lai được trồng nhiều nhất vào thời điểm năm 2002 - 2004 theo dự án trồng rừng nguyên liệu giấy.

Thôn Khe Lắc, xã Nông Thịnh (Chợ Mới) là một trong những thôn mà 100% bà con trồng keo, hiện giờ đang tiến hành khai thác trắng. Bà Trần Thị Vuông - người đầu tiên của thôn trồng cây keo ở đây cho biết: “Ban đầu trong thôn không ai muốn trồng cây này vì có ý kiến cho rằng cây keo sau này thân bị rỗng, dễ đổ, bán không được giá, gia đình tôi mạnh dạn trồng thử vài héc ta, sau đó mọi người trồng theo… đến giờ nhiều người trong thôn mới thấy rằng trồng rừng thì phải trồng keo, giá trị kinh tế rất tốt. Sau khi khai thác xong gia đình tôi sẽ trồng tiếp vào vụ trồng rừng năm tới”.

Khai thác gỗ keo tại thôn Khe Lắc, xã Nông Thịnh (Chợ Mới).

Cả thôn Khe Lắc đều trồng cây keo với diện tích trên 50ha, hiện đang bước vào kỳ khai thác. Hầu hết người dân cho biết trước đây chỉ biết trồng cây mà hầu như không tác động chăm bón gì cả mà rừng keo tốt bời bời, bỏ quên sau sau 7-8 năm giờ đây cả thôn giàu lên nhờ rừng. Hiện nay gỗ keo rất dễ bán, ngoài Công ty Cổ phần Sahabak thu mua thì có nhiều tư nhân đến Nông Thịnh, Nông Hạ mở xưởng bóc gỗ họ cùng dân bỏ tiền đầu tư mở đường lâm nghiệp để khai thác.

Có nhiều cách mua nhưng hầu hết các xưởng này sẽ cùng chủ hộ đánh giá chất lượng từng diện tích rừng mà thoả thuận giá cả, trung bình mỗi héc ta là 110-120 triệu đồng, sau đó tư thương lại thuê chính các chủ rừng khai thác. Trung bình mỗi hộ dân ở đây đều có 4-5ha rừng, họ rất phấn khởi vì có một khoản thu nhập đáng kể. Bà Trần Thị Vuông chia sẻ, nếu biết trồng rừng hiệu quả thế này họ đầu tư chăm sóc hơn ngay từ khi trồng thì sinh khối sẽ cao hơn nhiều. Nếu ai có dịp ghé qua xã Thanh Mai cũng có thể nhận thấy rõ điều này, những diện tích trồng keo của lâm trường chất lượng rất tốt, cây cao trên 15m, vòng trung bình đạt 60-70cm.

Theo ông Phạm Văn Thường- Giám đốc Xí nghiệp giống và tư vấn lâm nghiệp Nông Thịnh trực thuộc Công ty Lâm nghiệp Bắc Kạn thì cây keo lai là loài cây lai giữa keo tai tượng và keo lá tràm, là sản phẩm của công trình nghiên cứu chọn lai tạo nhiều năm của Viện khoa học lâm nghiệp chủ trì thực hiện được phổ biến trồng trên toàn quốc, được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xếp vào danh mục cây trồng chính. Qua quá trình khảo nghiệm rồi phát triển đại trà ở nhiều nơi thì thấy rằng mặc dù có một số hạn chế như kỹ thuật tạo giống khó, cây dễ bị gẫy đổ vào thời điểm rừng non do tăng trưởng mạnh chiều cao, nhưng việc khắc phục nhược điểm này có thể thực hiện bằng các biện pháp trồng hỗn loài theo băng với cây keo tai tượng và một số cây lâm nghiệp khác. Ưu điểm vượt trội của cây trồng này là sinh khối đạt rất cao, năng suất 13-20m3/ha/năm trong khi keo tai tượng chỉ đạt 8-14m3, cây mỡ chỉ đạt 5-9m3, thông mã vĩ 4-8m3/ha/năm.

Khả năng thích nghi kháng sâu bệnh của keo lai rất tốt, ít có nguy cơ thành dịch thiệt hại lớn trong khi keo tai tượng dễ bị nhiễm nấm phấn hồng, khả năng chống rét kém. Cây mỡ thường bị sâu xanh, sâu ong gây hại; thông mã vĩ thường bị sâu róm gây hại và nguy cơ cháy rừng rất cao nhất là vào mùa khô hanh. Keo lai cây cao thẳng, đồng đều; gỗ ít sẹo, thớ thẳng, tỷ lệ gỗ thương phẩm cao. Cây keo có thể bán từ gốc đến ngọn, phần nhỏ nhất cũng có thể nghiền làm nguyên liệu giấy.

Ưu điểm vượt trội nữa đó là chu kỳ trồng - khai thác chỉ mất 7-8 năm, trong khi trồng mỡ phải mất khoảng 10 năm mới cho khai thác. Một số hộ dân ở Khe Lắc sở dĩ nhiều diện tích trồng từ năm 2001 - 2002 giờ mới khai thác là do việc mở đường lâm nghiệp nay mới được tiến hành.

Hiện nay công tác triển khai đăng ký trồng rừng năm 2014 đang được thực hiện ở các địa phương. Hiệu quả kinh tế mà cây keo lai mang lại đã được khẳng định, vì thế, người dân cần mạnh dạn chuyển đổi sang trồng keo để đạt hiệu quả kinh tế cao hơn. Hạn chế được thiệt hại do dịch sâu ong đang gây hại rất phức tạp trên cây mỡ hiện vẫn chưa có biện pháp xử lý triệt để.../.

Phương Thảo

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang