• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng: Cần nhiều giải pháp

Nguồn tin: Báo Đồng Tháp, 28/10/2013
Ngày cập nhật: 29/10/2013

Thời gian qua, diện tích lúa của Việt Nam, đặc biệt là ở đồng bằng sông Cửu Long gia tăng. Tuy nhiên, điều đáng nói là giá lúa luôn bấp bênh và phụ thuộc chủ yếu vào thị trường nước ngoài thông qua xuất khẩu, trong khi thị trường lúa gạo đang có sự cạnh tranh gay gắt thì những nguyên liệu phục vụ chế biến thức ăn gia súc và dầu thực vật lại thiếu hụt trầm trọng. Nghịch lý này đòi hỏi phải có những giải pháp thiết thực để chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mang lại hiệu quả cho người sản xuất.

Mè là một trong 4 loại cây trồng chuyển đổi có hiệu quả tại Đồng Tháp

PGS.TS Phạm Văn Dư - Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, hàng năm Việt Nam phải nhập khoảng 1,5 - 1,6 triệu tấn bắp hạt, 2,4 triệu tấn khô dầu đậu nành, 600 nghìn tấn hạt đậu nành và một số nguyên liệu khác, tổng ngoại tệ chi cho việc nhập khẩu ước đạt gần 3 tỷ USD, tương đương với tổng kim ngạch xuất khẩu lúa gạo.

Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng được phát động khá rầm rộ trong thời gian qua nhưng việc thực hiện còn khá nhiều bất cập. Đầu tiên phải kể đến một số loại cây trồng chưa thể hiện ưu thế so với trồng lúa, chưa có nguồn tiêu thụ ổn định. Đặc điểm nổi bật của các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long là tiếp cận và thích ứng nhanh với những tiến bộ kỹ thuật mới, diện tích và sản lượng cây trồng mới có thể gia tăng mạnh nhưng giá trị sản phẩm cũng như lợi tức tăng không tương ứng do không có sự liên kết theo chuỗi.

Nhiều mặt hàng có nhu cầu cao trong nước nhưng quy mô sản xuất còn nhỏ và chất lượng chưa cao nên chưa thay thế hàng nhập khẩu; việc lưu thông hàng hóa thị trường phát triển không đồng đều giữa các địa phương, chưa hình thành các kênh phân phối hợp lý cho các mặt hàng thiết yếu, chưa có sự gắn kết để điều phối hiệu quả hàng hóa trong vùng. Bên cạnh đó, trong quá trình sản xuất, nông dân cũng gặp không ít khó khăn do các giống nội địa có khả năng thích ứng rộng nhưng cho năng suất không cao, hệ thống thủy lợi chưa đủ khả năng đáp ứng, thêm vào đó là chưa có những nghiên cứu sâu rộng về kỹ thuật và quy trình canh tác cho từng loại cây ở từng tiểu vùng sinh thái...

Đây cũng là khó khăn chung mà Đồng Tháp đang phải đối mặt trong quá trình thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Năm 2013, toàn tỉnh Đồng Tháp có 30.725ha thực hiện chuyển đổi từ lúa sang màu với 4 loại cây chủ yếu là: bắp, mè, ớt, đậu nành. Tuy nhiên, chỉ có cây mè và ớt là tăng diện tích, còn cây đậu nành đang bị giảm mạnh. Do vậy để chuyển đổi cơ cấu cây trồng thành công cần tháo gỡ các nút thắt trên.

Theo Tiến sĩ Nguyễn Công Thành - Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam, chuyển đổi cơ cấu cây trồng cần nhấn mạnh giải pháp cơ giới hóa đồng bộ, hợp tác với các nước lân cận để khảo nghiệm máy móc thực tế từng cây trên đồng ruộng mỗi vùng và nên hợp tác thử nghiệm, tiến đến nhập khẩu nhanh các loại máy móc làm việc hiệu quả để phục vụ kịp thời cho việc sản xuất các loại cây màu chủ yếu được đưa vào chuyển đổi cơ cấu cây trồng luân canh trên đất lúa ở đồng bằng sông Cửu Long từ sản xuất đến công nghệ sau thu hoạch.

Thạc sĩ Nguyễn Viết Cường - Trung tâm nghiên cứu và Phát triển nông nghiệp Đồng Tháp Mười, Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam cho rằng, đa dạng hóa cây trồng trên đất lúa ở vùng Đồng Tháp Mười là hướng đi mới cần được quan tâm. Để thực hiện được điều đó cần trải qua 6 bước, đó là: đánh giá chi tiết điều kiện, tiềm năng và triển vọng phát triển; xây dựng kế hoạch đưa vào chủ trương của địa phương; thuyết minh đề tài, dự án nghiên cứu khoa học; triển khai đề tài; nghiệm thu dự án và xây dựng mô hình, phát triển mở rộng sản xuất.

Còn theo PGS.TS Phạm Văn Dư, cần phát triển các cây trồng lấy sản phẩm cho công nghiệp chế biến trong nước thay thế nông sản nhập khẩu là mục tiêu chiến lược. Đáp ứng yêu cầu sản xuất hiện nay, trong định hướng chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả để chuyển đổi sang cây trồng khác thì các cây được quan tâm đẩy mạnh phát triển trong những năm tới là bắp, đậu nành.

Song song đó, cần phát triển công nghiệp chế biến tiêu thụ sản phẩm, thực hiện tốt các chính sách phát triển nông nghiệp, chính sách đầu tư giống mới và khoa học kỹ thuật tiên tiến, ưu đãi cho doanh nghiệp xây dựng vùng nguyên liệu, chủ động hợp tác liên kết tiêu thụ sản phẩm.

Mỹ Nhân

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang