• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Lúa chết, cá chết, người khó thở

Nguồn tin: NLD, 23/9/2007
Ngày cập nhật: 24/9/2007

Bà Phan Thị Phú Hào với bó lúa được nhổ lên từ ruộng đang dần chuyển sang màu trắng

Ấp 1, xã Tân Nhựt, huyện Bình Chánh - TPHCM có khoảng 3.500 nhân khẩu, trong đó hơn 1.500 người thường xuyên mắc các chứng khó thở, ho hen, sổ mũi, nhức đầu...

Hiện tượng lá cây chuyển sang màu trắng và dần chết ở Khu công nghiệp (KCN) Lê Minh Xuân hiện đang gây hoang mang cho người dân.

Trở lại ấp 1, xã Tân Nhựt, huyện Bình Chánh vào ngày cuối tuần, đến đâu chúng tôi cũng nghe người già, trẻ con bàn tán về cây bị bệnh “bạch tạng”. Thi thoảng lại có tiếng thở dài: “Đã 10 vụ lúa thiệt hại nặng, hàng chục người từ lớn đến nhỏ thường xuyên bị bệnh đường hô hấp do không khí ô nhiễm, nhưng chẳng ai ngó ngàng...!”

Lúa mất mùa, ao vắng cá

“Bà Phan Thị Phú Hào, tổ 5, ấp 1, xã Tân Nhựt nổi tiếng mát tay với nghề trồng lúa hơn 20 chục năm nay. Gắn với ruộng đồng từ khi còn con gái, đến giờ tuổi gần 50, bà ở vậy để chăm sóc mấy mẫu ruộng. Bà giỏi lắm, trồng vụ nào trúng vụ đó, qua mỗi vụ lúa chất đầy bồ. Vậy mà vụ hè thu vừa rồi lúa bà cũng thất mùa”. ông Võ Văn Huệ, Hội trưởng Hội nông dân ấp 1, cho biết.

Ông Huệ lôi sổ ra nhẩm tính: “Ngoài bà Hào, ông Bảy Minh cũng bị hư hơn 3 công mạ, ông Dương Văn Út 12 mẫu bị hư hết 9; bà Kim Anh, ông Út Bền... lúa cũng mắc bệnh “bạch tạng” rồi chết dần chết mòn. Tổng cộng, diện tích lúa thiệt hại của ấp 1, xã Tân Nhựt phải hơn 1 ha. Xã nghèo nên chưa có gì hỗ trợ bà con, chắc bà con phải mượn tiền trồng lại”.

Bà Hào ngồi gần đấy mắt rơm rớm: “không chỉ vụ này, mà từ 5 năm trước, cái danh mát tay của tôi đã không còn. Trước năm 2000, mỗi vụ tôi đều thu hoạch 20 giạ nàng thơm/công, 7 công ruộng được 140 giạ. Vậy mà từ năm 2000 trở lại đây, mỗi năm sản lượng lúa thu hoạch giảm hơn phân nửa. Lỗ quá rồi!”. Mới đây, hàng loạt cây bị bệnh “bạch tạng” khiến đám lúa mới sạ được 10 ngày của bà tiếp tục hư hết.

“Khu này nổi tiếng nước phèn, dân trồng lúa nhờ nguồn nước từ kênh B, kênh Thầy Cai, các nhánh của sông Chợ Đệm đổ vào ruộng. Thế nhưng từ khi có KCN Lê Minh Xuân, nguồn nước của các con kênh ô nhiễm nặng. Người dân nhờ nước trời, thế nhưng được vài năm đầu, nay nước mưa cũng không còn tinh khiết vì khói bụi của KCN” - ông Huỳnh Văn Tơ bức xúc.

Dẫn chúng tôi đến ao cá nhà chú Ba Yên gần đó, một người dân kể: “trước đây, chúng tôi sống nhờ ao cá diện tích khoảng 1.000 m2, giờ nước ô nhiễm cá chết hết. Cầm cự như ông Ba Yên mà diện tích ao chỉ còn ba phần”. Vì vậy, người dân chuyển sang cất nhà trọ cho thuê, khiến tình hình an ninh quanh KCN hết sức phức tạp, trộm cướp, giựt đồ, móc túi... liên tục diễn ra.

Dòng nước kênh B đen kịt, đặc quánh sóng sánh màng mỡ, váng dầu bốc mùi hôi thối, chúng tôi thấy muốn nôn. Ông Tơ nói: “dân nghèo nhờ cá dưới kênh ăn quanh năm, giờ cá chết hết, con nào còn sống thịt hôi hoặc trong ruột có sên không ăn được”.

Nhiều người mắc bệnh

Ông Nguyễn Thành Đông, tổ trưởng tổ 5A, ấp 1, xã Tân Nhựt, cho biết cả ấp có 487 hộ với hơn 3.500 nhân khẩu. Trong đó hơn 1.500 người thường xuyên mắc các chứng: khó thở, ho hen, sổ mũi, nhức đầu, nóng sốt, viêm xoang... quanh năm. Đông nhất là người già, trẻ con, thanh niên cũng không tránh khỏi. Ba tháng trước, khi khám sức khỏe có 4 người bị bệnh lao, trong đó một người nằm một chỗ vì trở nặng. Chục năm trước, dân khỏe lắm, khuya kéo lưới, mò ốc, chiều ra đồng, giờ làm không nổi.

Hầu như nhà nào chúng tôi đến thăm cũng đều có người bị nóng sốt, sổ mũi. Nhà bác Trần Công Bền, chỉ trong 1 tuần lần lượt có 6 người đều bị bệnh.

Vợ ông Ba Yên cách ngày lại trở bệnh, quanh năm khó ngủ, lại thêm bệnh viêm xoang mãn tính. Bà Hai Tỷ bị bệnh hơn 5 năm vẫn không khỏi, nay thêm bệnh tiểu đường gây biến chứng nặng thêm.

“Tội nhất là công nhân, lương ba cọc ba đồng, con cái bệnh quanh năm nên đứa nào cũng dứt ruột gửi con về quê”- chủ một nhà trọ nói.

Nước thải từ KCN Lê Minh Xuân đổ ra kênh 8 bốc mùi hôi thối nồng nặc

Hỏi về nguyên nhân gây bệnh, hầu hết người dân đều lắc đầu không biết. Nhưng có một điều đang làm họ bức xúc là “quanh năm phải ngửi đủ thứ mùi độc hại, từ mùi thuốc trừ sâu, mùi phân bón đến mùi nhựa cháy, có khi là mùi súc vật chết...”.

Con đường nhỏ dẫn vào KCN đậm đặc mùi, dù bịt khẩu trang đến 2 lớp, chúng tôi vẫn không chịu nổi. Đến kênh 8- kênh trực tiếp đổ nước thải của KCN về kênh B - mùi hôi từ con kênh bốc lên nồng nặc. Dưới lòng kênh, cá không còn. Dòng kênh có khi chuyển màu từ vàng đục sang đen, khi đỏ bầm, khi vàng như nghệ- màu của các xưởng nhuộm vải đổ ra.

Tại miệng cống 8, dù nằm trước khu xử lý nước thải tập trung của KCN, nhưng dòng nước vẫn đen kịt. Hàng trăm hộ dân sống quanh kênh phải xây kè, đắp bờ ngăn nước kênh tràn vào nhà mỗi khi mưa lớn.

Dẫn chúng tôi đến khu tiểu thủ công nghiệp (trong KCN Lê Minh Xuân), người dân cho biết quanh năm nơi đây thải khói bụi mù mịt, hôi thối. Chính quyền địa phương có xuống nhắc nhở, nhưng đâu lại vào đấy.

Trời chuyển mưa, rời khỏi KCN, trên đường về chúng tôi vòng qua khu xử lý nước thải tập trung. Tiếng động cơ chạy ầm ầm nhưng mùi hôi thối vẫn bốc lên. Dưới chân là lớp bùn dày gần 1 tấc trong khu xử lý tràn ra. Trên cao, hàng chục ống khói thay nhau phun thẳng lên trời. Gặp không khí ẩm, những đám khói này dật dờ bay trên mặt ruộng, có khi xanh, khi vàng, thật đáng sợ...

Cây, cỏ bạc màu tiếp tục lan rộng

Hiện tượng cây bị bệnh “bạch tạng” đang có dấu hiệu lây lan sang cây chuối trên ruộng bà Phan Thị Phú Hào (ấp 1, xã Tân Nhựt). Nhiều cây tràm, điệp trồng quanh đường số 11, số 6 trong KCN Lê Minh Xuân lá bị bạc trắng. Nhìn thấy cỏ bạc trắng, người dân không dám cho bò ăn. Trước đó, các nhà chuyên môn cho biết cây bị mất diệp lục có thể liên quan đến khí clo (Cl) và amoniac (NH3) vượt mức cho phép.

Chiều 23-9, trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Tấn Tuyến, Chủ tịch UBND xã Tân Nhựt, cho biết đã chỉ đạo Hội nông dân phối hợp với các ban nhân dân ấp, tổ đến khảo sát nắm số liệu thực tế các hộ có hoa màu, lúa bị thiệt hại để kiến nghị với UBND huyện Bình Chánh xem xét, hỗ trợ thiệt hại cho người dân.

“Về phía chính quyền, chúng tôi mong UBND TPHCM nhanh chóng chỉ đạo Sở Tài nguyên - Môi trường, Sở Y tế kiểm tra đưa ra nồng độ ô nhiễm để có biện pháp khống chế lượng khí thải từ các cơ sở gây ô nhiễm nặng, trả lại môi trường sống cho người dân” - ông Tuyến nói.

THU HỒNG

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang