• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Bố Trạch (Quảng Bình): Mất trắng mùa tiêu

Nguồn tin: Báo Quảng Bình, 21/10/2013
Ngày cập nhật: 22/10/2013

Sau bão, nhìn những vườn tiêu xơ xác, trơ trụi, nhiều người trồng tiêu không khỏi ngậm ngùi, chua xót. Vụ tiêu này, nhiều hộ gia đình rơi vào cảnh mất trắng.

Mấy ngày sau bão, ngày nào ông Nguyễn Văn Đặng, ở thôn Sào Nam, xã Nam Trạch, Bố Trạch (Quảng Bình) cũng một mình cặm cụi buộc lại những thân tiêu bị gió bão quật ngã khỏi trụ. Vợ ông cho biết: Ngày nào ông ấy cũng làm. Nhà có hai vợ chồng già được 400 gốc tiêu để chăm bón làm kinh tế. Mỗi năm vườn tiêu đem lại thu nhập hơn 50 triệu đồng. Thế mà qua một đêm, bão đã giật tung tất cả.

Ông Đặng cho biết, nếu cắt bỏ thân tiêu bị ngã đi thì tiếc, thân tiêu còn non buộc lại thì có thể phục hồi được, chứ thân tiêu già buộc lại cũng chẳng có hy vọng gì. Biết là vậy, nhưng vì tiếc mà phải buộc lại, được đến đâu hay đến đó, mà nhìn vườn tiêu đỡ tan hoang hơn.

Ở xã Nam Trạch, hầu như gia đình nào cũng có từ 100 đến 500 gốc tiêu. Cùng với sắn và cây lúa thì cây tiêu được xem là nguồn thu nhập ổn định của nhiều gia đình trong mấy năm nay. Nhưng cơn bão đi qua, nhiều diện tích tiêu bị hư hỏng nặng, vụ tiêu này mất trắng. Bên cạnh đó nhiều diện tích sắn cũng bị ngã đổ, củ bị thối khiến nhiều gia đình càng lâm vào cảnh khó khăn.

Ông Nguyễn Văn Đặng ở thôn Sào Nam (Nam Trạch, Bố Trạch) ngày nào cũng ra vườn tiêu khắc phục hậu quả mà bão số 10 đã gây ra.

Là cây công nghiệp chủ lực thứ hai sau cây cao su, cây tiêu ở thị trấn nông trường Việt Trung, Bố Trạch được nhiều hộ gia đình chọn làm hướng để phát triển kinh tế. Và thực tế những năm qua, rất nhiều gia đình thoát nghèo và giàu lên nhờ cây tiêu. Thế nhưng, sau trận bão số 10, hàng nghìn trụ tiêu đã bị bão quật cho tơi tả.

Đứng giữa vườn tiêu 10 năm tuổi, anh Nguyễn Khắc Anh, ở tiểu khu 7, thị trấn nông trường Việt Trung nhớ lại: Ngày ấy, gia đình anh lên lập nghiệp ở vùng đất này với hai bàn tay trắng và anh đã chọn cây tiêu để làm kinh tế. Biết bao công sức, mồ hôi vợ chồng anh bỏ ra cuối cùng cũng được đền bù xứng đáng khi hơn 1.000 gốc tiêu mỗi vụ cho thu hoạch khoảng 3-4 tấn tiêu, mỗi năm vợ chồng anh lãi hơn 400 triệu đồng. Nhờ vào tiêu gia đình anh có cuộc sống ngày càng khấm khá hơn. Chỉ tay vào những gốc tiêu trước đây cho năng suất từ 4-5kg tiêu mỗi vụ, giờ thì còn trơ mỗi trụ, anh không khỏi xót xa.

Hàng trăm gốc tiêu như vừa bị ai giật hết lá, còn trơ mỗi cọng. Vậy là mùa tiêu này gia đình anh mất trắng vì số diện tích hư hại chiếm hơn 90%. Số còn lại không bị giật gãy hay tuốt lá thì hoa cũng bị gió quật rụng hết. Nhìn vườn tiêu đang trong thời kỳ ra hoa sắp cho thu hoạch thì bị bão đánh cho tan tành khiến anh mấy ngày liền đứng ngồi không yên. Ngày nào cũng ra vườn tiêu hết nâng rồi lại buộc. Thế nhưng theo anh dù khắc phục và chăm sóc tốt thế nào thì cũng không biết đến bao giờ cây tiêu mới cho thu hoạch lại như trước đây.

Dù diện tích trồng tiêu không lớn nhưng ngoài đồng lương hưu của hai vợ chồng thì vườn tiêu là tài sản tương đối lớn đối với bà Đặng Thị Hảo ở thị trấn nông trường Việt Trung. Cơn bão qua, thiệt hại đổ dồn lên vườn tiêu gần đến kỳ thu hoạch. Nên dù đã bước qua tuổi 73 nhưng bà Hảo ngày nào cũng phải tự mình bắc thang leo lên buộc lại những cây tiêu bị ngã. Bà Hảo tâm sự: Hai vợ chồng bà người 73, người 74 nhưng vì thương con thương cháu nên bà cũng phải cố làm để nuôi hai đứa cháu nội đang học đại học. Bố mất sớm, mẹ chúng đi bước nữa. Giờ vườn tiêu gãy đổ hết biết làm chi để có tiền gửi cho cháu ăn học đây". Nói đến đây mắt bà đỏ hoe.

Ông Phan Văn Phương, Phó Chủ tịch UBND thị trấn nông trường Việt Trung cho biết: Cây tiêu là một trong những cây trồng chủ lực ở thị trấn này bởi giá trị sản lượng của cây tiêu mang lại cao gấp nhiều lần so với những cây công nghiệp khác. Toàn thị trấn có hơn 180 ha trồng tiêu, trong đó 150 ha đã cho thu hoạch. Nhưng sau cơn bão số 10, diện tích tiêu hư hại chiếm tỷ lệ cao.

Theo thống kê thì đến thời điểm này mức độ thiệt hại mà bão số 10 gây ra đối với cây tiêu tương đối lớn. 30% diện tích bị ngã đổ, 70% diện tích tiêu bị tuốt lá, cành bị bong ra khỏi trụ. Ngay sau bão, chúng tôi đã chỉ đạo bà con ổn định nhà cửa và khắc phục hư hại do bão gây ra đối với cây tiêu. Vì nhiều hộ trồng tiêu trước đây đã được học qua các lớp tập huấn nên về kỹ thuật bà con đã nắm rõ.

Cơn bão số 10 đã đi qua, nhưng hậu quả mà nó để lại thì hết sức nặng nề. Nhiều gia đình lâm vào cảnh khó khăn khi khối tài sản mà họ đã bỏ ra biết bao công sức, mồ hôi để có được bỗng chốc bị gió bão quật tan hoang. Khắc phục chỉ là biện pháp trước mắt nhưng về lâu dài thì biết đến bao giờ những vườn tiêu này mới xanh tốt trở lại?.

Đoàn Nguyệt

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang