• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Quảng Bình: Bộn bề cao su

Nguồn tin: Báo Quảng Bình, 18/10/2013
Ngày cập nhật: 19/10/2013

Bão số 10 đã bẻ gãy hàng nghìn ha cây cao su trên toàn tỉnh Quảng Bình. Hàng nghìn người dân chảy nước mắt theo “vàng trắng”. Và rồi giờ đây, họ lại tiếp tục “khóc ròng” vì việc thu dọn đống ngổn ngang như một bãi chiến trường...

Bán rẻ cũng không ai mua

Nông trường Lệ Ninh (nay là Công ty TNHH MTV Lệ Ninh, huyện Lệ Thủy) là một trong hai vùng trồng cao su lớn nhất tỉnh nhà. Mấy hôm nay không khí lao động tại nông trường trở nên nhộn nhịp. Mỗi ngày có đến hơn 400 công nhân chia thành nhiều nhóm tỏa vào các lô cao su để thu dọn “chiến trường”.

Ngay cả Giám đốc Công ty Nguyễn Ngọc Sơn cùng Phó giám đốc Nguyễn Thanh Bình cũng có mặt tại lô từng ngày, từng giờ để cùng anh chị em công nhân thu dọn cây cao su sau bão. Cơn bão đi qua, trong tổng số hơn 1.300ha cao su kinh doanh của toàn nông trường thì hết hơn 600ha bị bẻ gãy hoàn toàn. Số còn lại cũng nghiêng ngả. Ông Nguyễn Ngọc Sơn, Giám đốc Công ty cho biết, đã hơn một tuần sau bão nhưng số diện tích cao su thu dọn xong cũng mới chỉ được một phần nhỏ. Dù đã huy động toàn lực nhân công với hơn 400 người. Mục tiêu đặt ra là phải gom hết số diện tích gãy đổ để kịp thời trồng lại lứa cao su mới. Nhưng nói như ông Sơn, số cao su gãy đổ còn bạt ngàn, nếu huy động từng này người thì ít nhất phải làm trong vòng gần một tháng mới thu gom hết. Tương đương khoảng... một vạn ngày công. Riêng chi phí công nếu tính ra đã hàng tỷ đồng.

Công nhân công ty cao su Lệ Ninh dựng lại những cây cao su bật gốc.

Tuy nhiên, đó chưa phải là tất cả vấn đề mà Ban giám đốc công ty này phải đau đầu. Bởi sau việc thu dọn, là việc tiêu thụ số gỗ cao su bị gãy đổ. Nếu không tiêu thụ được thì hàng nghìn mét khối gỗ này cũng chỉ có thể thành củi. Trong khi gỗ cao su nếu không bán kịp thời sau nửa tháng sẽ bị hỏng. Khi đó, thiệt hại sẽ nhân lên thêm nhiều lần. “Cho đến nay đã rao bán được một thời gian nhưng vẫn chưa có ai hỏi mua. Cả công ty mấy ngày nay như ngồi trên đống lửa”, ông Sơn chua xót.

Ông Nguyễn Thanh Bình, Phó giám đốc công ty cho biết thêm, Ban giám đốc đã liên hệ đến hàng chục công ty chuyên thu mua gỗ nguyên liệu tận các tỉnh Bình Dương, Bình Phước, Đà Nẵng... để mời chào. Nhưng tất cả đều từ chối. Thậm chí công ty đã giảm giá bán đến mức chỉ có hơn 200 nghìn đồng/mét khối, tức chỉ bằng 1/3 giá bán bình thường. Nhưng đều nhận được những cái lắc đầu. “Gỗ cao su muốn sử dụng phải kèm thêm việc tẩm, sấy, hút chân không. Nhưng việc này quá tốn thời gian. Cộng thêm chi phí vận chuyển quá cao. Đó là lý do khiến tất cả đều quay lưng”, ông Bình nói.

Tại Công ty TNHH MTV Việt Trung, tình cảnh cũng không khá hơn. 1.600ha cao su gãy đổ cũng đang nằm ngổn ngang. Mặc dù, nơi đây đã kịp xây dựng một nhà máy chế biến để tập trung số cao su bị gãy đổ về xay và làm gỗ nguyên liệu. Nhưng vì số lượng cao su bị thiệt hại quá lớn nên nhà máy này cũng chỉ kịp giải quyết được một phần nhu cầu. Phần còn lại cũng... đang nằm chờ.

Công nhân gặp “nguy”

Trưa. Cũng là lúc hàng trăm công nhân từ các lô cao su của công ty Lệ Ninh nghỉ tay cơm nước. Tuy nhiên, khác với mọi ngày, những nhóm công nhân tụm lại ngồi ngay giữa vườn cao su lấy cơm từ trong cặp lồng ra ăn. “Ăn tranh thủ để còn kịp làm việc. Mình chậm ngày nào là tổn thất cao lên ngày đó. Bởi cây cao su bị bật gốc chỉ cần trời nắng lên, đất không còn độ ẩm là hết đường cứu”, chị Thanh, một công nhân vừa ăn vội vàng vừa nói.

Ông Sơn cho biết, đó cũng là một mối lo khác mà công ty đang gặp phải. Bởi số cao su bị bật gốc nghiêng ngã rất nhiều. Nếu không kịp dựng lên khi trời còn mát mẻ, thì coi như thành củi hết, số lượng cao su gãy đổ chiếm đến 80% tổng diện tích cao su của công ty. Như vậy, hơn 400 công nhân của 9 đội sản xuất sẽ có nguy cơ thất nghiệp.

Để giải quyết tạm thời hậu quả “nhãn tiền” của cơn bão này, ông Sơn cho biết thêm, trước mắt phía công ty “bất đắc dĩ” phải cho một số công nhân nghỉ việc tạm thời để có bảo hiểm trợ cấp thất nghiệp. Một số công nhân gần đến tuổi nghỉ hưu cũng phải chia sẻ với công ty bằng cách nghỉ hưu sớm. Số còn lại đành phải chấp nhận giảm lương để cùng công ty vượt qua giai đoạn khó khăn này. “Đây là lúc nguy nan nhất mà chúng tôi cần có sự chia sẻ và trợ giúp của các cấp, các ngành. Không chỉ cứu cho sự tồn vong của công ty mà còn cho cuộc sống của hơn 400 công nhân đã gắn bó với nghề trồng cao su lâu nay”, ông Sơn chia sẻ.

Trong khi đó, hàng trăm người dân trồng cao su ở thị trấn Việt Trung mấy hôm nay vẫn đang thẩn thờ nhìn vườn cao su nghiêng ngả. Nhiều người cố gượng dậy để thuê thợ cưa về cắt từng gốc cao su vứt đi. Nhà máy chế biến gỗ của công ty cũng không giúp gì được bởi riêng gỗ cao su trong công ty bị gãy đổ đã quá nhiều. Hơn 3.000ha cao su của dân ngoài công ty rao bán mấy ngày nay cũng không ai hỏi mua, giờ coi như vứt đi. “Xót lắm. Bao nhiêu mồ hôi nước mắt và cả hy vọng đổ vào đó cả. Cưa cao su đi cũng như cưa vào chính tay chân mình vậy”, anh Thủy, một người trồng cao su ở thị trấn Việt Trung cho biết. .

Ông Phan Văn Khoa, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ( NN - PTNT) cho biết, phía tỉnh rất hiểu tình cảnh của các công ty cao su đang gặp phải trong thời gian này. UBND tỉnh cũng đã trực tiếp chỉ đạo các sở, ban, ngành có liên quan liên hệ với nhiều nơi để tìm giải pháp trợ giúp các công ty này nhưng vẫn chưa có hiệu quả. “Có lẽ sau đợt này, UBND tỉnh cần có một chính sách ưu đãi đối với người trồng cao su thì mới mong vực lại được nội lực của vùng cao su như cũ”, ông Khoa chia sẻ.

Vẫn tiếp tục tái trồng cao su

Cơn bão vừa qua là một minh chứng cho tính rủi may của việc phát triển cây cao su tại tỉnh - một tỉnh được cho là thường tập trung thiên tai. Nhiều ý kiến của các chuyên gia cũng như của chính người dân cũng bắt đầu lo lắng về sự phát triển của loại cây này trong vùng mưa bão.

Tuy nhiên, ông Phan Văn Khoa, Giám đốc Sở NN-PTNT cho biết, trong thời gian tới tỉnh vẫn sẽ chủ trương cho tái hồi phục những vùng cao su đã bị mất. Cây cao su vẫn là cây chủ lực của ngành nông nghiệp tỉnh. “Ban đầu có thể sẽ phải trồng xen canh với các loại cây ngắn ngày như sắn, lạc để lấy ngắn nuôi dài. Chu kỳ bão lớn ít nhất cũng vài chục năm mới xuất hiện một lần. Nếu thuận theo được chu kỳ đó thì trồng cao su vẫn mang lại hiệu quả”, ông Khoa nói.

Lan Chi

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang