• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Cao su vùng đông Vĩnh Linh - ngọn đèn trước gió

Nguồn tin: Báo Quảng Trị, 17/10/2013
Ngày cập nhật: 18/10/2013

Dù không nằm ở vùng tâm bão số 10 nhưng huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị) là địa phương chịu hậu quả nặng nề nhất tỉnh. Suốt một dải ven biển từ Vĩnh Giang, ra Vĩnh Thạch, Vĩnh Trung đến Vĩnh Thái lên tận Bến Quan, Vĩnh Thủy, Vĩnh Hà tiêu điều, xơ xác. Thiệt hại do bão gây ra đối với Vĩnh Linh là rất lớn, ước tính hơn 2.000 tỷ đồng, mất mát lớn nhất là gần 4.000 ha cao su bị gãy đổ, trong đó hơn 2.000 ha gần như bị san phẳng. Điều đáng nói là hầu như các vườn cao su tại các xã vùng đông huyện như Vĩnh Thạch, Vĩnh Trung, Vĩnh Kim, Vĩnh Tú đều bị thiệt hại nặng nề, trên 70% bị gãy đổ, theo nhận định của người dân là khó có thể khôi phục lại được.

Nếu có dịp đi qua vùng cao su gãy đổ khó ai có thể cầm lòng trước sự mất mát quá lớn của bà con nông dân nơi đây. Chỉ sau một cơn bão, bao nhiêu công sức, vốn liếng tích cóp cả chục năm trời nay chỉ còn một đống hoang tàn. Xã Vĩnh Thạch có hơn 400 ha cao su, nhiều hộ dân ở thôn Khe Ba có từ hai đến ba héc ta cao su trong thời kỳ kinh doanh, mỗi ngày thu vào từ 800 ngàn đến 1,2 triệu đồng giờ chỉ còn những thân cây đổ ngỗn ngang, nhựa chảy tràn như mồ hôi, như máu của những con người khó nhọc.

Nhiều vườn cây cao su vùng đông Vĩnh Linh gãy đổ sau bão số 10

Theo bà con nơi đây, 80% vườn cao su của địa phương đã bị gãy đổ, cây có tuổi đời càng lớn, càng gần biển càng gãy đổ nhiều, nhiều vườn có vành đai chắn gió chắc chắn cũng không đương đầu nổi với gió bão.

Theo ông Trần Xuân Lực – người dân ở thôn Khe Ba, không phải bây giờ bà con Vĩnh Thạch mới chứng kiến cảnh cây cao su gãy đổ, mà năm nào vườn cây cũng bị lốc, bão tràn qua, lốc lớn gãy hàng trăm cây, lốc nhỏ cũng vài chục cây, mới đây, năm 2009, 3 ha cao su của gia đình ông đã bị lốc đánh toe tua, mới khôi phục lại, chưa kịp mừng đã dính bão số 10, hiện giờ chỉ còn biết kêu trời.

Cao su là loại cây lưu niên khá nhạy cảm với thời tiết, bởi đây là cây thân gỗ nhưng thớ thịt khá mềm. Cao su là cây có nhựa (mủ) nên rất cần sự phát triển của tán lá, cây càng to, tán lá càng dày thì khả năng sản sinh nhựa càng lớn. Với đặc điểm đó cây cao su không thể chịu đựng nổi sức gió từ cấp 6 trở lên, điều này lý giải vì sao sau nhiều năm nghiên cứu, nhiều người khuyến cáo không nên phát triển cây cao su ở vùng thường xuyên có gió bão. Thực tế đau lòng từ trận bão năm 1985 và mới đây bão số 10 đã chứng minh rằng thật khó tránh được thiệt hại khi trồng cây cao su ở những vùng thời tiết nhạy cảm.

Thế nhưng do sự hấp dẫn từ nguồn thu lớn mà cây cao su mang lại, nhiều năm qua, không ít địa phương đã phát triển ồ ạt diện tích cây cao su, từ chỗ chỉ có 10.000 ha năm 2005, sau 8 năm diện tích cao su toàn tỉnh đã tăng lên gấp đôi, trong đó huyện Vĩnh Linh chiếm phần lớn diện tích với hơn 7.000 ha. Nếu thị trấn Bến Quan, các xã Vĩnh Thủy, Vĩnh Long, Vĩnh Hà phía tây huyện có tốc độ phát triển mạnh thì các xã ven biển như Vĩnh Thạch, Vĩnh Hiền, Vĩnh Tân, Vĩnh Kim, Vĩnh Tú cũng không chịu thua kém.

Nhiều người đã phá cây tràm, phá các cây trồng khác để thay thế bằng cây cao su vì cho rằng đây là cây trồng có khả năng sinh lợi lớn nhất, mỗi năm “tiền vào nhà đến 9 tháng”, trời yên gió thuận, mỗi héc ta cao su kinh doanh đem lại cho người trồng không dưới 150 triệu đồng. Có thể nói sức hấp dẫn mà cây cao su mang lại thật khó cưỡng nỗi, người dân chạy đôn chạy đáo tìm vốn để trồng cao su, vì vướng vào cây cao su mà không ít người phải chịu cảnh nợ nần nhưng tất cả đều hy vọng một ngày khi cây cho mủ cuộc sống sẽ khá giả hơn.

Riêng với những vùng ven biển, thời tiết nhạy cảm như vùng đông Vĩnh Linh, mặc dù đã được khuyến cáo nhưng sự lôi cuốn của cây cao su đã làm nhiều người bất chấp nguy hiểm, rủi ro, vẫn lao vào phát triển loại cây có suất đầu tư rất lớn, thời gian kiến thiết cơ bản dài. Cũng vì sức hấp dẫn của cây cao su mà sau mỗi đợt thiên tai, sau mỗi mùa dông gió cây cao su gãy đổ lại được trồng lại. Ngay như sau trận bão số 10 vừa qua, hơn 60% hộ gia đình vẫn quyết tâm không chuyển đổi sang trồng cây khác, dù biết rằng thiên tai có thể ập đến bất cứ lúc nào và cướp đi tất cả.

Trong một buổi làm việc gần đây về chiến lược phát triển cây cao su trên địa bàn, lãnh đạo UBND tỉnh đã khẳng định, không nên phát triển cây cao su một cách ồ ạt, tự phát, không khuyến khích đưa vào quy hoạch phát triển cây cao su ở các địa bàn ven biển như vùng đông Vĩnh Linh do độ rủi ro là rất lớn. Tuy nhiên trước sức thu hút lớn lao từ nguồn lợi mà cây cao su mang lại, nhiều địa phương đã bất chấp sự khuyến cáo này, vẫn mở rộng diện tích một cách tùy tiện, diện tích cây cao su các xã vùng đông Vinh Linh từ vài trăm héc ta nay đã tăng lên gần 2.000 ha và hậu quả nhãn tiền là sau một trận bão chưa phải là lớn lắm nhưng hầu như toàn bộ diện tích cây cao su đều bị gãy đổ, thiệt hại vô cùng lớn, người gánh chịu không ai khác chính là nông dân. Với thời gian xây dựng cơ bản khá dài (7 năm), vốn đầu tư lớn, bình quân từ 100 đến 120 triệu đồng/ha, rất nhiều người chưa thu được gì từ việc phát triển cây cao su, nay đã trắng tay và còn vướng vào nợ nần.

Theo báo cáo của Ngân hàng No và PTNT Quảng Trị, những năm qua dư nợ cho vay trồng cao su ở Vĩnh Linh hơn 150 tỷ đồng nhưng sau trận bão vừa qua, chỉ riêng thiệt hại do cây cao su ngã đổ đã lên tới 93 tỷ đồng. Hơn 10 năm phát triển cao su tiểu điền, thu nhập từ khai thác mủ cao su người dân gửi vào ngân hàng 500 tỷ đồng thì trận bão vừa qua số thiệt hại đã vượt con số 1.500 tỷ đồng do nhiều vườn cây bị xóa sổ.

Từ bài học đau đớn do hậu quả bão số 10 để lại, có thể khẳng định rằng không nên tiếp tục duy trì phát triển cây cao su ở vùng đông Vĩnh Linh bởi đây là một việc làm vô cùng mạo hiểm, chẳng khác nào ngọn đèn dầu treo trước gió. Theo các nhà khí tượng thủy văn tổng kết, bình quân vùng Trung Bộ mỗi năm chịu ảnh hưởng khoảng 10 cơn bão từ cấp 7 đến cấp 12, đó là chưa nó i hàng chục cơn lốc xoáy vẫn tập trung chủ yếu ở vùng ven biển này mỗi năm, do đó xác suất rủi ro là rất cao nếu phát triển các loại cây công nghiệp dài ngày, trong đó cao su là cây rất nhạy cảm với thời tiết gió bão.

Vì vậy chính quyền các cấp cần có thái độ dứt khoát với việc phát triển cây cao su ở vùng ven biển như đông Vĩnh Linh vì rõ ràng đây là việc làm lợi bất cập hại. Và có người nêu câu hỏi, vậy nên trồng cây gì thay thế trên vùng đất này? Xin thưa rằng có rất nhiều cây trồng có thể không mang lại nguồn lợi lớn và hấp dẫn như cây cao su nhưng ít rủi ro và bền vững hơn nhiều, đó là các loại cây ngắn ngày như sắn, lạc, môn, nghệ, từ, tía và kể cả cây lâm nghiệp như keo, xoan cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy chế biến gỗ MDF hay trồng cỏ cung cấp cho các cơ sở chăn nuôi bò công nghiệp. Dẫu biết rằng chuyển đổi cơ cấu cây trồng là một việc làm rất khó và cần phải có thời gian nhưng vấn đề cần sớm thay đổi là loại ngay cây cao su ra khỏi tập đoàn cây trồng ở vùng ven biển vì hậu quả quá rõ ràng mà ai cũng có thể nhìn thấy được.

HOÀNG ĐỨC

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang