• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Tiêu thụ rau an toàn: Đầu ra vẫn bí

Nguồn tin: Báo Tây Ninh, 10/10/2013
Ngày cập nhật: 14/10/2013

Sản xuất rau an toàn- một hướng làm ăn phù hợp với xu thế hiện nay của người nông dân. Tuy nhiên việc tìm đầu ra cho sản phẩm đang là một thách thức- không chỉ cho nhà nông mà cho cả nhà quản lý.

Đầu tư mạnh cho trồng rau sạch nhưng anh Linh lúc nào cũng băn khoăn

Sản xuất rau an toàn- một hướng làm ăn phù hợp với xu thế hiện nay của người nông dân. Tuy nhiên việc tìm đầu ra cho sản phẩm đang là một thách thức- không chỉ cho nhà nông mà cho cả nhà quản lý.

Anh Đinh Vĩnh Bình, tổ trưởng tổ hợp tác sản xuất rau an toàn Hưng Việt theo tiêu chuẩn VietGAP (ở ấp Ninh Phúc, xã Ninh Thạnh, thị xã Tây Ninh) bày tỏ niềm hy vọng của mình: “Người dân ngày càng có mức sống cao hơn, ý thức trong việc chọn lựa sản phẩm tiêu dùng cũng kỹ lưỡng hơn. Với việc sản xuất rau theo quy trình an toàn, chúng tôi hy vọng đây sẽ là một hướng đi lâu dài có sự hỗ trợ của các ngành chức năng, để bà con trồng rau có được đầu mối tiêu thụ ổn định”.

Mong muốn của anh Bình cũng là mong muốn của nhiều nông dân chuyên trồng rau hiện nay. Nhưng trong thực tế sản xuất vẫn còn rất nhiều khó khăn, khi người nông dân chủ yếu bán hàng qua tay thương lái hoặc khá hơn thì chuyển thẳng hàng ra chợ đầu mối K13, hoặc đưa ra chợ cung cấp cho người bán lẻ. Anh Bình cho rằng việc mang hàng ra tận chợ đầu mối có nhiều cái lợi. Lợi thứ nhất là đỡ mất một khoản tiền cho lái. Lợi thứ hai, người trồng rau có thể nắm được tình hình giá cả mỗi ngày, không sợ bị “ém giá”.

Tuy nhiên không phải ai cũng có điều kiện thực hiện như thế mà nhiều người vẫn phải qua thương lái. Anh Lê Văn Mười ngụ cùng ấp Ninh Phúc, theo nghề trồng rau đã hơn 10 năm nay, cho biết: “Trước giờ tôi toàn bán cho lái, giá cả lên xuống thất thường không ổn định”.

Nhiều nông dân đã được tham dự lớp kỹ thuật rau an toàn, hiện tại đang thực hiện vụ sản xuất thứ hai theo quy trình VietGAP. Tuy nhiên với họ, đầu ra cho sản phẩm rau an toàn vẫn còn là nỗi băn khoăn không dứt. Anh Mười nói như tâm sự: “Tôi cố làm cho ra sản phẩm sạch nhưng rồi vẫn bị lái tính đồng giá với những loại rau không rõ chất lượng. Buồn lắm chứ vì công sức mình bỏ ra nhiều hơn mà”. Mặc dù vậy, anh vẫn hy vọng, nếu thực hiện thành công mô hình trồng rau an toàn với quy trình mới người trồng rau sẽ có được đầu ra bảo đảm hơn.

Anh Trần Ngọc Linh- cũng là người trồng rau tại ấp Ninh Phúc, không ngại tốn kém khi đầu tư trồng rau sạch bằng cách che vòm ni-lông để có thể trồng được trong mùa mưa, hầu bán với giá cao.

Hiện nay, khi hàng loạt thực phẩm không an toàn liên tục bị phát hiện thì việc tìm đến với những sản phẩm an toàn, rõ ràng nguồn gốc là một nhu cầu có thực của người tiêu dùng. Cụ thể, với sản phẩm rau xanh, nhiều người có khuynh hướng chọn lựa rau ở siêu thị để đưa vào bữa ăn hằng ngày- như một cách để làm mình yên tâm hơn. Một bà nội trợ ở phường 3, Thị xã cho biết chị thường mua rau ở siêu thị vì nghĩ chất lượng bảo đảm hơn, còn mua bên ngoài chợ thì không biết rau nào an toàn, rau nào không.

Ông Nguyễn Văn Hồng, Phó chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh cho biết: hiện nay người nông dân trồng rau cũng đã có ý thức và kinh nghiệm nhiều hơn về trồng rau an toàn. Các điểm thực hiện quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP đang trong quá trình thực hiện và chờ kết quả thẩm định để cấp giấy chứng nhận. Nhưng hiện tại việc tìm đầu ra xứng đáng cho người nông dân cũng khá đau đầu với ngành chức năng. Chi cục Bảo vệ thực vật đóng vai trò “cầu nối” cho nhà tiêu thụ sản phẩm với nông dân.

Tuy nhiên, đến nay tình hình chưa khả quan. Chi cục thường xuyên phối hợp với các sở, ngành trong tỉnh và các doanh nghiệp ở TP. Hồ Chí Minh để tìm đầu ra cho sản phẩm rau an toàn, nhưng kết quả chưa như mong đợi. Có nhà tiêu thụ chấp nhận mua vài sản phẩm nhưng chỉ mua với số lượng ít.

Có một đầu ra xán lạn cho rau an toàn nhưng chưa được tận dụng là Siêu thị Co.opMart Tây Ninh. Chị Mai Thị Cẩm Tuyên- tổ trưởng tổ thực phẩm tươi sống của siêu thị này cho biết: mỗi ngày siêu thị tiêu thụ khoảng 1 tấn rau củ quả các loại, ngày cao điểm có thể ngoài 1,2 tấn. Tuy nhiên, các loại rau củ này đều nhập từ các nhà vườn Đà Lạt. Lúc mới hoạt động, siêu thị cũng có liên hệ với các nhà cung cấp địa phương nhưng chỉ được vài chuyến hàng.

Theo chị Tuyên, các nhà cung cấp địa phương chưa nắm bắt được cách thức làm ăn chuyên nghiệp nên đã không trụ được lâu. Cũng có nhiều nhà vườn đến chào hàng với siêu thị nhưng không đáp ứng đủ các yêu cầu nên siêu thị không thể ký hợp đồng.

Nếu nhà cung cấp địa phương đáp ứng được những quy trình cung cấp hàng cũng như đáp ứng được những giấy tờ, chứng từ liên quan đến vấn đề vệ sinh an toàn cho sản phẩm thì siêu thị sẵn sàng tiếp nhận sản phẩm, bởi: “Ưu tiên cho nhà cung cấp địa phương, chúng tôi sẽ tiết kiệm được chi phí vận chuyển cũng như góp phần phát triển kinh tế cho bà con địa phương”.

Ông Hồng khẳng định: tìm đầu ra cho sản phẩm rau sạch được các cấp chính quyền rất quan tâm. Ông nói: “Chúng tôi luôn mong muốn tìm được hướng ra cho bà con nông dân thật sự xứng đáng với công sức họ bỏ ra”. Cũng theo ông, những dự định tương lai cần thực hiện như thành lập các cửa hàng, lô cốt chuyên bán rau an toàn hay quy hoạch chợ đầu mối làm hai phần: kinh doanh rau sản xuất thông thường và rau an toàn. Qua đó có thể làm thay đổi thói quen của người dân trong sản xuất và tiêu dùng.

Thiết nghĩ đây cũng là một dự định đáng quan tâm, cần sự phối hợp, hỗ trợ của các cấp chính quyền và những ngành có liên quan để thực hiện.

Đã đến lúc người nông dân cần có sự thay đổi trong tập quán sản xuất và cung cấp hàng theo hướng chuyên nghiệp hơn cho phù hợp tình hình mới. Bên cạnh đó nhà quản lý cũng cần có những biện pháp xúc tiến thật sự như hỗ trợ vốn, làm cầu nối tiêu thụ…

CHÂU HƯNG

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang