• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

An Giang: Thêm một mùa lũ sinh lợi...

Nguồn tin: AG, 19/9/2007
Ngày cập nhật: 21/9/2007

Thế là đã bước sang năm thứ năm, cấp ủy, chính quyền và người dân An Giang đã thay thế cách gọi lũ bằng cụm từ khá hình tượng và hiền dịu: Mùa nước nổi. Nếu như trong ký ức của người dân vùng đầu nguồn này những năm trước đây và cơn lũ lịch sử năm 2000 gây nên hậu quả tàn khốc bao nhiêu thì giờ đây, mùa nước nổi chẳng những trở thành mùa lễ hội ở các huyện đầu nguồn, như Tân Châu, An Phú, với các hoạt động văn hóa, thể thao truyền thống mang đậm sắc thái sông nước Nam Bộ mà còn là dịp để bà con nông dân vươn lên thoát nghèo...

Theo tính toán của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn An Giang, trung bình mỗi năm An Giang thu được đạt khoảng 1.500-1.600 tỷ đồng từ việc khai thác lợi thế do lũ đem lại. Đặc biệt, phương châm “sống chung với lũ” không chỉ giúp người dân phát triển kinh tế, mà thiệt hại do lũ gây ra cũng giảm rõ rệt, trong 4 năm (2002-2005) là 88,8 tỷ đồng, chỉ bằng 50% so với năm 2001 và thấp hơn gấp 10 lần so với năm 2000 (năm mực nước đạt mức cao trong lịch sử lũ ở ĐBSCL). Bà Nguyễn Thị Hảo, ngụ xã Vĩnh Hanh, huyện Châu Thành kể: “Đất nhà bà giờ đây toàn là rau nhút- loại rau đồng nội mà hệ thống quán ăn, nhà hàng buộc phải có nếu có bán món lẩu chua hoặc lẩu mắm. “Trồng nó khỏe lắm chú ơi, có chăm sóc gì đâu. Nó cứ dập dềnh theo con nước, rồi “bắn” đọt non, lo mà cắt không kịp”. Bà Hảo tự tin: “Chỉ cần với giá 1kg/1.000 đồng thôi, mùa nước này, ruộng rau tôi ăn chắc 11 triệu đồng”. Theo lời bà Hảo, người em kế của bà ở Thoại Sơn thì đang theo nghề trồng ấu và sen lấy ngó. “Vợ chồng nó vừa mới lên đây khoe, năm nay ẵm chắc 300 giạ từ nửa mẫu mặt nước, nghĩa là nó cũng vô ít nhất 5 triệu đồng !”. Hay trường hợp của ông Hồ Văn Sự, tổ 3, xã Vĩnh Xương, huyện Tân Châu, người thực hiện mô hình nuôi cá lóc trong bể ny-lông. Chỉ với diện tích hơn 20m2 bên cạnh ngôi nhà, ông thả cá lóc, nhưng chỉ trong 3 tháng nuôi, gia đình thu hoạch được 1 tấn cá thương phẩm. Sau khi trừ chi phí, ông thu lợi nhuận 14 triệu đồng. Giống như gia đình bà Hảo, ông Sự, anh Nguyễn Văn So, ngụ ấp Vĩnh Thuận, xã Vĩnh Hanh, huyện Châu Thành cũng vươn lên thoát nghèo nhờ áp dụng hiệu quả mô hình nuôi lươn trong bồn; anh Nguyễn Văn Ây, ngụ ấp Kiến Hưng, xã Kiến Thành, huyện Chợ Mới trở nên khá giả nhờ nuôi trồng nấm rơm. Hay anh Võ Hữu Đời, ngụ ấp Trung Hòa, xã Tân Trung từ hộ nghèo không “đất chọi chim “trở thành hộ khá, điển hình trong phong trào nông dân sản xuất giỏi nhờ áp dụng hiệu quả mô hình nuôi cá lóc giống… Còn với chị Nguyễn Thị Bé-thương lái chuyên thu mua ốc bươu trên đường tỉnh lộ 941 An Châu-Tri Tôn, vào mùa nước nổi là dịp làm ăn lớn khi thu mua những đặc sản mùa nước nổi, như con cua, con ốc mang lên TP.HCM tiêu thụ, chị Bé bộc bạch chẳng giấu giếm: “Mỗi ngày, cơ sở tui thu vào trên 500 kg. Với giá 8.000-9000 đồng/kg, lên Sài Gòn, tui bán cho mấy nhà hàng, được 12.000 đồng/kg dễ như chơi…”.

Hôm chúng tôi đến An Phú, Phó Chủ tịch UBND huyện Lữ Cẩm Khường cho biết, có một số hộ ý thức được việc trồng cây điên điển vừa chống sạt lở, vừa lấy bông. Loại đặc sản này cũng giúp rất nhiều bà con nghèo có được mức thu nhập 10.000-15.000 đồng/người/ngày...

Sau 5 năm triển khai Đề án 31 của Ban cán sự UBND tỉnh về khai thác lợi thế mùa nước nổi, An Giang đã giải quyết việc làm thường xuyên cho 1 triệu lao động thuộc hộ nghèo, qua đó chẳng những góp phần giúp tỉnh giảm tỷ lệ hộ nghèo mà còn phát huy được nội lực của người dân ở địa bàn nông thôn, giảm hẳn được tình trạng nông dân ỷ lại hay trông chờ từ sự giúp đỡ của Nhà nước. Đồng thời, tăng đáng kể lượng lương thực, thực phẩm phục vụ đời sống thường nhật của mọi người dân… Thành công của đề án nhờ vào việc áp dụng đồng bộ các chính sách, mục đích tạo điều kiện cho nông dân thoát nghèo, phát triển sản xuất, các dịch vụ ở nông thôn để thu hút lao động, giải quyết việc làm trong mùa nước nổi. Cụ thể như: Giải quyết cho vay vốn tín dụng với lãi suất ưu đãi phát triển sản xuất nông nghiệp trong mùa nước nổi, cấp xuồng cho hộ nghèo, hướng dẫn phương pháp sản xuất, giới thiệu mô hình làm ăn hiệu quả… Từ những chiếc “cần câu” này đã mang lại hiệu quả thiết thực, làm thay da đổi thịt bộ mặt nông thôn ở An Giang. Minh chứng cụ thể là đến nay đã xuất hiện được gần 32 mô hình làm ăn, kinh doanh hiệu quả. Chứ là chưa nói đến việc làm sống lại các ngành nghề truyền thống tưởng chừng như đã bị mai một hoạt động với quy mô nhỏ lẻ, như: Câu lưới, đan đát, đúc rèn các dụng cụ khai thác thủy sản, đóng ghe xuồng… Tuy nhiên, theo đánh giá, bên cạnh những kết quả đáng khích lệ mang lại từ đề án cũng cần nhìn nhận rằng do việc tận dụng triệt để diện tích sản xuất vụ 3, nên đã xảy ra hiện tượng đất bị bạc màu, nguồn lợi thiên nhiên dần cạn kiệt.

Tháng 9, về An Giang, lênh đênh trên những cánh đồng nước, nhìn những thiếu nữ chống xuồng đi hái bông súng, bông điên điển, những chàng trai thoăn thoắt thả lưới bắt cá linh, hay những bà mẹ, những chị phụ nữ gởi cháu, con mình đến điểm giữ trẻ tập trung, an tâm cùng những lao động khác trong nhà ra đồng nước nổi tìm công việc, cải thiện thu nhập, tôi chợt sung sướng lây. Vậy là thay vào sự nghèo khó đến mức “mì gói chẳng có mà ăn”, người dân vùng lũ An Giang hôm nay đang hiện diện với một vóc dáng khác hẳn, người dân ai cũng biết gắn kết, sống, sinh hoạt, sản xuất chan hòa với đồng nước mùa lũ.

ĐĂNG KHÁNH-THANH HUY

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang