• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Tri Tôn (An Giang): Vỡ đê, hàng chục héc-ta lúa vào kỳ thu hoạch bị cuốn trôi

Nguồn tin: Báo An Giang, 12/10/2013
Ngày cập nhật: 14/10/2013

Mọi nỗ lực cứu hộ tuyến đê Nam Vĩnh Thành 10 (An Giang) bị vỡ chính thức chấm dứt vào chiều tối ngày 11-10. 40,5 héc-ta diện tích lúa thu đông đang vào kỳ thu hoạch mất trắng và 550 héc-ta còn lại phải thu hoạch "ép" dù mực nước lũ đầu nguồn tại khu vực nội đồng Tứ giác Long Xuyên (An Giang) chưa chạm mức báo động III…

Nỗ lực cứu đê, bảo vệ lúa bất thành

Khoảng 9 giờ 30 phút sáng ngày 10-10, tại cống Nam Vĩnh Thành 10 xuất hiện hiện tượng sụt lún chân đê. Sau ba lần lún, bất ngờ dòng nước đẩy mạnh, tạo vết nứt, với độ rộng khoảng 30m, cuốn trôi toàn bộ hệ thống vận hành trạm bơm điện...

Chủ tịch UBND xã Vĩnh Phước Nguyễn Văn Văn cho biết: Dù huy động hơn 100 người cùng hệ thống xáng cạp, cừ tràm, nhưng không thể cứu được tuyến đê. Đến chiều ngày 11-10, mực nước toàn tiểu vùng đã ngập sâu hơn 3m, phủ trắng đồng. Tất cả 40,5 héc-ta diện tích lúa đang trong kỳ thu hoạch của nông dân mất trắng. Nguyên nhân xác định ban đầu do chân đê cấu trúc đất bùn nhão, nước đỗ cường suất mạnh khiến sụt lún chân đê khiến đê vỡ.

18 héc ta lúa của ông Trương Văn Mối chìm trong biển nước.

Ông Nghiêm Quang Kỉnh, chủ hệ thống trạm bơm điện bị nước lũ cuốn trôi kể: “Khoảng 9 giờ sáng ngày 10-10, khi tôi cùng Chủ tịch xã đứng tại trạm, thì thấy giữa cống đất sụt vài phân. Ngay lúc đó, lãnh đạo xã đã chỉ đạo lực lượng chức năng cho máy xáng cạp túc trực múc đất dằn lên, nhưng càng làm thì càng lún. Chỉ khoảng 30 phút sau thì tất cả đỗ ầm; nước cuốn phăng cả nhà kiểm soát trạm cùng vật dụng, máy bơm, mô-tơ…”.

Nông dân Trương Văn Mối, người có 18 héc ta lúa bị thiệt hại cho biết: Khoảng ba, bốn ngày trở lại đây, thấy nước lên nhanh, lại xoáy mạnh, vợ chồng tôi nhanh chóng kêu máy "cắt ép" được 27 héc-ta lúa dù còn đến hơn 10 ngày mới đúng độ chín. Còn 18 héc-ta chưa kịp trở tay, nên mất trắng, ước thiệt hại khoảng 500 triệu đồng; cộng với 27 héc-ta phải cắt ép, vụ này "tiêu" tròm trèm gần tỷ đồng.

Trục vớt được các thiết bị trạm bơm bị nước cuốn trôi.

Bùn nhão là nguyên nhân ban đầu khiến chân đê vỡ.

Dẫn chúng tôi đến hiện trường vụ vỡ đê, anh Đào Quốc Trường, cán bộ xã Vĩnh Phước cho biết: Trước đó khoảng 10 ngày, thấy hiện tượng nước đỗ về từ các tuyến kênh Vĩnh Thành, Võ Văn Kiệt, Nam Vĩnh Thành 2, Nam Vĩnh Tế 9, Nam Vĩnh Tế 10, với cường suất nước rất mạnh, độ chênh lệch mực nước lên đến hơn 2,7m chính quyền xã Vĩnh Phước đã tiến hành gia cố 8 lớp cừ tràm, bao cát, cao su và rọ lưới 40 dày gần 20m, cùng khoảng 100 cán bộ túc trực, nhưng vẫn không thể chống chọi với lũ dữ.

Cấp thiết bảo vệ diện tích còn lại:

Năm 2013, Vĩnh Phước có 1.985 héc ta lúa sản xuất vụ thu đông. Ngoài 40,5 héc-ta vừa bị ngập, xã vẫn còn hơn 600 héc-ta diện tích thu đông khác tại tiểu vùng Nam Vĩnh Thành 8 (khoảng 10 ngày nữa sẽ thu hoạch). Hiện Ban chỉ huy phòng chống lụt bão huyện Tri Tôn đang cùng chính quyền địa phương khẩn trương huy động tổng lực các lực lượng ứng trực 24/24 để gia cố đê, nhất là vị trí xung yếu, các cống, đập ngã tư các tuyến kênh.

Theo Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phó Trưởng Ban thường trực Ban chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn Tri Tôn Trần Văn Mì, ngoài đê T5 của Vĩnh Phước vừa bị vỡ, toàn huyện Tri Tôn còn nhiều tuyến kênh xung yếu khác cần phải gia cố, như: Tuyến đê bao kênh 24 thuộc địa bàn xã Lạc Quới bảo vệ cho trên 680 héc-ta lúa thu đông đang trong giai đoạn 40 ngày tuổi cần được bảo vệ để thu hoạch. Các tuyến đê Tà Đảnh – Cô Tô, đê Tha La tiểu vùng An Lợi xã Châu Lăng, đê kênh 13 tiểu vùng Tô Phước xã Cô Tô, đê kênh ranh Tri Tôn– Thoại Sơn xã Tân Tuyến... cũng bị nước lũ đe dọa.

Theo số liệu của Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Tri Tôn, vụ sản xuất vụ thu đông năm nay địa phương xuống giống trên 20.000 héc ta, thuộc 30 tiểu vùng đê bao khép kín; đến thời điểm này nông dân đã thu hoạch trên 7.000 héc-ta. UBND huyện Tri Tôn nhận định: Các tuyến đê bao ở các khu vực đồng bằng huyện khả năng gia cố an toàn bảo vệ vụ sản xuất lúa thu đông hoàn toàn có thể thực hiện. Tuy nhiên, đối với các cống của nông dân tự khai thác bị xì nước và các cống bị xì nước không được phát hiện kịp thời, thì nguy cơ gây vỡ đê bao vẫn rất lớn.

Xã Vĩnh Phước tập trung gia cố đê tiểu vùng Nam Vĩnh Thành 8 còn 600 héc-ta lúa đến kỳ thu hoạch.

THANH THANH

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang