• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Làm giàu trên đất nghèo

Nguồn tin: ND, 19/9/2007
Ngày cập nhật: 20/9/2007

Ở những vùng đất địa đầu đất nước, những tấm gương làm ăn giỏi đang âm thầm đóng góp vào công cuộc dựng xây đất nước một cách thiết thực: làm giàu cho chính bản thân mình và hỗ trợ cho những bà con nghèo khó quanh mình...

Vàng Mí Cơ, chàng thanh niên người dân tộc Mông ở xã Sủng Là của vùng cao nguyên đá Ðồng Văn (tỉnh Hà Giang) là một trong những đại biểu trẻ nhất được tham gia Hội nghị đại biểu nông dân sản xuất kinh doanh giỏi năm 2007.

Bố mẹ Vàng Mí Cơ chỉ là những người nông dân nghèo không được học hành, nhưng chắt chiu cho con trai út học hết cấp 3, mong có được cái chữ để phát triển kinh tế gia đình. Và Cơ, Phó bí thư chi đoàn của xã Sủng Là, với kiến thức, sự chịu khó đang biến điều đó thành hiện thực.

Ở vùng đất thiên nhiên khắc nghiệt, toàn núi đá, thiếu nước, phải tận dụng các hốc đá và đất nương để canh tác hoa màu, anh đã chọn hướng đi để phát triển kinh tế gia đình là kết hợp nông-lâm nghiệp và làm dịch vụ. Anh kể: Lúc đầu gia đình mình còn nghèo, vì thế việc đầu tiên là phải lo đủ cái ăn cho cả tám người. Trồng giống ngô địa phương năng suất thấp, ăn chẳng đủ, lại thấy khuyến nông giới thiệu ngô lai giống mới cho năng suất cao hơn.

Bố anh, ông Vàng Dúng Sử, tuy chẳng được học hành nhưng lại rất ủng hộ việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào trồng trọt. Vậy là một nửa trong tổng số 1,8 ha được chuyển sang trồng ngô lai giống mới. Gia đình anh cũng tích cực tham gia những lớp tập huấn của cán bộ khuyến nông để biết cách chăm sóc cây ngô. Dần dần, năng suất ngô lai đạt tới 27 - 30 tạ/ha, một năm trừ chi phí còn thu lãi cả chục triệu đồng.

Yên tâm về lương thực, từ năm 1998 gia đình anh vay vốn ngân hàng đầu tư phát triển chăn nuôi bò, dê, lợn, gà, vừa tăng thu nhập cho gia đình, vừa tạo nguồn phân bón cây. Học tập kinh nghiệm của những hộ đi trước, tận dụng những chỗ đất xấu, đất cằn quanh nhà trồng cỏ cho bò dê, gia đình tiếp tục đầu tư vốn mở rộng đàn gia súc.

Ðược sự hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc, phòng bệnh của cán bộ khuyến nông, đàn gia súc phát triển ngày càng nhanh. Ðến nay gia đình anh đã có 96 con bò, mỗi năm bò sinh sản thêm 22-25 con, đàn dê 46 con, mỗi năm sinh sản 50 con, đàn lợn chừng 11 con và vài chục con gà phục vụ nhu cầu gia đình.

Gia đình Vàng Mí Cơ đã vươn lên thành hộ khá giàu nhờ nguồn thu gần trăm triệu đồng hằng năm từ chăn nuôi như thế. Ở vùng núi đá đất ít nước thiếu, càng mở rộng chăn nuôi, công việc càng vất vả cực nhọc, nhưng Vàng Mí Cơ cũng như những người trong gia đình anh quen chịu khó, chịu khổ khi đã tìm ra hướng đi đúng để làm giàu quyết không chịu lùi.

Những năm gần đây, khi kinh tế đã khá giả, gia đình anh cho 72 hộ nghèo nuôi rẽ hàng chục con bò, con dê giúp họ có sức kéo, có cái vốn ban đầu để làm ăn thoát khỏi đói nghèo. Chưa kể đến hai ha rừng tái sinh nhà anh được nhận khoanh nuôi bảo vệ và trồng thêm cây lấy gỗ. Sau 10 năm rừng đã cung cấp gỗ cho gia đình làm nhà cửa, chuồng trại và củi đun. Cũng nhờ rừng mà gia đình anh giúp nhiều hộ nông dân nghèo xóa được nhà tạm.

Gia đình anh cũng sắm cái máy xay xát ngô để phục vụ gia đình và bà con thôn bản. Còn hai máy xay đá làm vật liệu xây dựng mỗi năm cũng thu về cho gia đình sáu triệu đồng. Anh đã có xe máy để đi lại. Mong ước lớn nhất của anh cũng như của người dân xóm anh là có điện, có đường giao thông đi đến tận xóm để đi lại thuận tiện hơn.

Anh Tự, Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Hà Giang tự hào: "Gia đình Vàng Mí Cơ là một trong những mô hình trình diễn của chúng tôi. Ðã có mấy hội nghị đầu bờ tổ chức ở đây. Ðó có lẽ là cách động viên bà con người Mông, người Kinh nơi đây học tập cách làm giàu thực tế và hiệu quả nhất đấy".

Một gương mặt sản xuất giỏi ở ấp Ðá Bạc, xã Khánh Bình Tây - xã vùng sâu của huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau là ông Huỳnh Buôn (Buol), người dân tộc Khơ-me. Ông cũng đã từng trải qua thời gian khó khăn khi sáu người con còn ở tuổi đi học, trong đó một con bị bệnh tim phải phẫu thuật. Vốn thu nhập của gia đình chỉ tạm đủ ăn, mấy chục triệu đồng để lo cho con vào thời điểm cách đây cả chục năm quả thực là quá sức ông. Có bốn ha đất trồng lúa nuôi heo... nhưng chỉ có bốn lao động chính cộng với thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm khiến gia đình ông chưa thể thoát nghèo.

Gom góp tiền mua được một chiếc ti-vi, ông chịu khó ngồi hàng giờ xem những chương trình dạy kỹ thuật trồng cây ăn trái, chăn nuôi heo, gà, cá, những tấm gương làm ăn giỏi trong cả nước...

Ông trăn trở với câu hỏi: Sao trong điều kiện giống mình mà nhiều người vẫn có thể làm giàu? Ðược vợ ủng hộ hết mình, ông cùng các con lên liếp trồng mía, trồng cây ăn trái đủ loại xoài, ổi, mận, chanh, đu đủ... đào mương, ao thả cá, nuôi heo với sự hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật. Vừa làm vừa học hỏi rút kinh nghiệm. Ông quyết tâm: "Người ta giỏi học một hai ngày, mình kém hơn học năm bảy ngày, ráng rồi cũng hiểu". Bà con thấy ông chịu khó làm ăn có người cho mua chịu giống, vật tư đến lúc thu hoạch mới phải trả. Gom góp trong hai năm xây được căn nhà cấp bốn. Có chỗ ở đàng hoàng, hai vợ chồng mừng ứa nước mắt.

Có được thu nhập ban đầu, ông tự tin bàn bạc cùng vợ mạnh dạn vay ngân hàng 20 triệu đồng để đầu tư làm vườn, ao đúng kỹ thuật. Ông cũng tích cực đi dự hội thảo, hội nghị do khuyến nông, hội nông dân tổ chức.

Ông nói mộc mạc: Có gì khó khăn cứ đến hội thảo, hỏi cán bộ. Con sâu ăn lúa, mình nhổ cái cây lúa đến hỏi sâu gì, phòng trừ thế nào, rồi mình mua thuốc xịt là hiệu quả thôi.

Ông nhớ lại: Năm 2002 trái cây được mùa, giá lại cao, gia đình ông thu từ các khoản trừ chi phí vẫn lãi 107 triệu đồng. Cầm tiền trong tay ông cứ tưởng như trong mơ vì cả đời chưa bao giờ có trong tay số tiền nhiều như thế. Tuy vậy khó khăn chưa phải đã hết, mía trồng hàng loạt nhưng lò ép thủ công trong xã làm được ít chất lượng lại không cao. Ông phải xoay xở để bán mía cây ở các vựa. Vườn cây ăn trái mấy năm liền được mùa nhưng lại liên tục rớt giá khiến gia đình ông cũng phải chạy đôn chạy đáo các nơi để bỏ mối. Ðược cái còn hai ha trồng lúa nuôi cá, lúa mỗi năm hai vụ được 1000 giạ, cá cũng được giá nên hai năm vừa qua năm nào gia đình ông cũng thu lãi trên 80 triệu đồng.

Có tiền, ông đầu tư mua máy cày, máy bơm giúp cho công việc đồng áng đỡ vất vả hơn. Con cái ông đều được học hành, gây dựng nghề nghiệp. Hai cô con gái được bố mua máy ra nghề làm bún cũng dễ sống... Ông nông dân người Khơ-me chưa nói và đọc thạo tiếng Kinh đã vươn lên làm giàu trên vùng đất nghèo khó quê mình như thế.

An Quân

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang