• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Hưng Yên: Mở rộng diện tích trồng cây vụ đông phục vụ chế biến xuất khẩu

Nguồn tin: Báo Hưng Yên, 08/10/2013
Ngày cập nhật: 11/10/2013

Trong sản xuất vụ đông những năm gần đây, các loại cây trồng có giá trị hàng hóa, phục vụ chế biến, xuất khẩu được nông dân mở rộng diện tích thâm canh, cho hiệu quả kinh tế cao.

Vụ đông năm trước, toàn tỉnh Hưng Yên gieo trồng được gần 13 nghìn ha rau màu, trong đó cây ngô 4.210 ha, năng suất 51,66 tạ/ha, cây đậu tương 1.097 ha, năng suất 18,6 tạ/ha, rau các loại 6.235 ha, năng suất 225,86 tạ/ha. Năng suất các loại cây trồng vụ đông giảm so với vụ trước, do ảnh hưởng của bão số 8 xảy ra ở cuối tháng 10.2012 gây ngập úng làm chậm sinh trưởng phát triển của các loại cây trồng vụ đông. Tuy nhiên, ở nhiều địa phương do mở rộng diện tích cây rau màu có giá trị chế biến, xuất khẩu nên vẫn cho hiệu quả cao. Mô hình trồng bí đỏ, bí xanh tại một số xã thuộc các huyện Phù Cừ, Kim Động, Tiên Lữ... giá trị thu nhập trung bình từ 110-120 triệu đồng/ha; trồng ngô nếp ở các huyện Ân Thi, Khoái Châu, Kim Động, Tiên Lữ cho thu nhập 80 triệu đồng/ha; mô hình trồng khoai tây tại các huyện Văn Lâm, Tiên Lữ, Khoái Châu... cho thu nhập trung bình 160-190 triệu đồng/ha; trồng dưa chuột xuất khẩu ở các huyện Phù Cừ, Tiên Lữ; trồng rau chuyên canh tại huyện Yên Mỹ, thành phố Hưng Yên thu nhập từ 100-150 triệu đồng/ha...

Những năm trước, diện tích cây rau màu xuất khẩu của huyện Yên Mỹ chỉ chiếm diện tích nhỏ. Đến nay các loại cây rau màu được mở rộng. Ở nhiều địa phương, cây rau màu xuất khẩu đã trở thành cây trồng chính cho giá trị kinh tế cao. Sản xuất vụ đông của xã Yên Phú với hai loại cây rau màu xuất khẩu là dưa chuột bao tử và cải sa-lát đã trở nên quen thuộc với đồng đất nơi đây. Cây dưa chuột xuất khẩu bình quân cho thu nhập từ 5 - 7 triệu đồng/sào và trồng được cả hai vụ trong năm. Cây cải sa-lát cho thu nhập từ 3 - 5 triệu đồng/sào nhưng thời gian thu hoạch sớm, công chăm sóc, chi phí ít. Chị Nguyễn Vũ Thủy, nông dân xã Yên Phú cho biết: “Trước đây ở các chân ruộng màu chủ yếu trồng ngô lai, khoai lang hiệu quả kinh tế thấp, nhưng từ khi có chủ trương đưa cây rau màu có giá trị chế biến, xuất khẩu vào trồng, hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn, đời sống nhân dân được nâng cao”.

Hiện nay, trên địa bàn huyện Yên Mỹ không chỉ nông dân xã Yên Phú trồng cây rau màu chế biến, xuất khẩu, mà ở hầu hết các địa phương khác như Yên Hoà, Đồng Than, Hoàn Long, Trung Hưng... cây rau màu phục vụ chế biến, xuất khẩu cũng được đưa vào trồng trên diện rộng. Cây cà rốt dù mới được triển khai trồng những vụ gần đây nhưng do có “đầu ra”, giá ổn định nên được nhiều địa phương đưa vào gieo trồng. Các loại cây khác như: Hành, tỏi, ớt, ngô nếp thương phẩm... diện tích được duy trì ổn định. Thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng, trong những năm qua huyện Yên Mỹ đã đưa nhiều loại cây trồng mới vào thâm canh nhưng đến nay cây rau màu phục vụ chế biến, xuất khẩu vẫn đạt hiệu quả cao hơn. Các loại cây này đa phần đều dễ trồng, không tốn công chăm sóc, giá ổn định. Theo kế hoạch, vụ đông năm nay, huyện phấn đấu gieo trồng 1.000 ha cây rau màu các loại. Năm nay, ngoài việc trồng ổn định một số loại cây như hành, tỏi, đỗ tương, huyện tập trung mở rộng diện tích một số cây trồng có giá trị kinh tế cao, thị trường tiêu thụ ổn định, đặc biệt với các loại cây rau màu phục vụ chế biến, xuất khẩu như đỗ tương, ngô nếp, bí ngô, bí xanh, dưa chuột.

Để khuyến khích mở rộng sản xuất, các địa phương có nhiều giải pháp tích cực như hỗ trợ giống, vốn, tưới tiêu cho nông dân; đứng ra làm trung gian để doanh nghiệp và nông dân ký hợp đồng. Huyện Kim Động luôn mở rộng diện tích trồng cây vụ đông, đặc biệt là các loại cây trồng phục vụ chế biến và xuất khẩu. Các loại cây trồng có giá trị hàng hoá như dưa chuột bao tử, măng tây, ngô ngọt được mở rộng tăng từ 10 - 15% diện tích so với vụ trước. Nhiều xã như Toàn Thắng, Hiệp Cường, Chính Nghĩa đã chủ động liên hệ với một số đơn vị trong và ngoài tỉnh ký hợp đồng tiêu thụ nông sản đến từng hộ dân. Theo tính toán và kinh nghiệm của các hộ ở xã Toàn Thắng, trồng dưa bao tử tuy mất nhiều thời gian nhưng cho thu nhập cao. Với năng suất 1 sào dưa chuột bao tử bình quân đạt từ 1,2 - 1,5 tấn, trừ chi phí người trồng có lãi trên 3 triệu đồng/sào.

Nông dân xã Phú Thịnh (Kim Động) lên luống trồng rau màu vụ đông

Thị trường tiêu thụ sản phẩm cây vụ đông của tỉnh khá đa dạng, sản phẩm được phân phối qua nhiều kênh, ở cả thị trường nội địa và xuất khẩu. Ước tính mỗi năm, hàng nghìn héc ta rau màu được các công ty, đơn vị thu mua theo hợp đồng với nông dân, tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất phát triển. Tuy nhiên, việc mở rộng sản xuất cây vụ đông phục vụ chế biến, xuất khẩu gặp không ít khó khăn. Hợp đồng ký kết giữa một số doanh nghiệp với nông dân chưa chặt chẽ dẫn đến tình trạng phá vỡ hợp đồng. Khi giá thị trường lên cao, nông dân bán sản phẩm ra ngoài, ngược lại khi giá xuống thấp lại “ép” doanh nghiệp phải thu mua. Phần lớn sản phẩm tiêu thụ qua nhiều khâu trung gian nên giá thu mua thấp. Trong khi đó chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm một số loại nông sản chưa bảo đảm. Nhiều hộ nông dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, thuốc kích thích sinh trưởng tùy tiện nên sản phẩm không đạt tiêu chuẩn chế biến, xuất khẩu. Một khó khăn khác là cây trồng chưa được quy hoạch thành vùng nguyên liệu tập trung, áp dụng tiến bộ kỹ thuật còn hạn chế nên năng suất, chất lượng chưa đáp ứng được yêu cầu.

Nhằm khắc phục những yếu tố trên, thời gian qua ngành chuyên môn, địa phương và các đơn vị, công ty có nhiều việc làm thiết thực như chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, tập huấn, hỗ trợ giống, vốn, bao tiêu sản phẩm cho nông dân, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, mở hướng làm giàu cho nông dân. Mô hình liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân trên địa bàn xã Hiệp Cường (Kim Động) trong sản xuất, thu mua nông sản với các loại rau màu được thực hiện từ nhiều vụ qua đạt hiệu quả cao. Được biết, mô hình được thực hiện từ đầu năm 2011, do Công ty cổ phần Chế biến thực phẩm chất lượng cao Hải Hưng thực hiện. Để đáp ứng nguyên liệu sản xuất, chế biến, công ty đã xây dựng vùng nguyên liệu sản xuất tập trung trên địa bàn xã Hiệp Cường (Kim Động). Công ty ký hợp đồng thuê ruộng trực tiếp với 120 hộ nông dân của xã Hiệp Cường trong phạm vi của mô hình liền khoảnh, liền khu rộng 10 ha. Tiền thuê đất hàng năm được trả 1 lần cho các hộ dân, công ty tổ chức cho nông dân có đất cho thuê trồng các loại cây phục vụ cho sản xuất chế biến của nhà máy trên khu ruộng của chính họ và trả lương cho họ hàng tháng. Bên cạnh đó, công ty kết hợp với các dự án của Tổ chức Nông lương Thế giới (FAO), Viện Rau quả Trung ương chuyển giao những kỹ năng sản xuất ngoài đồng ruộng, kỹ năng xây dựng mô hình VietGap, kỹ năng gắn sản phẩm sản xuất với chế biến và tiêu thụ trong và ngoài nước.

Chị Nguyễn Vũ Thúy, nông dân xã Hiệp Cường (Kim Động), một trong những hộ cho Công ty cổ phần Chế biến thực phẩm chất lượng cao Hải Hưng thuê ruộng cho biết: Với hình thức cho thuê ruộng, gia đình tôi giờ là nông dân, lại vừa là công nhân. Gia đình tôi cho công ty thuê 3 sào ruộng, công ty thuê tôi và những người có đất cho thuê trồng trọt, chăm sóc cây trồng của công ty trên chính đồng ruộng của mình. Như vậy, nông dân vẫn có ruộng, vẫn canh tác trên ruộng của mình và được hưởng lương tháng công ty trả. Qua đó, giúp nông dân có thu nhập ổn định, yên tâm gắn bó với đồng ruộng.

Từ thực tế sản xuất rau màu vụ đông có giá trị chế biến, xuất khẩu đang mở ra nhiều triển vọng mới cho nông dân tăng thu nhập. Tuy nhiên, để tăng diện tích, năng suất, sản lượng và giá trị thu nhập trên một đơn vị canh tác, ngành chuyên môn và các địa phương cần tính đến việc mời gọi, liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp thu mua và chế biến nông sản, tạo vòng khép kín giữa vùng nguyên liệu và cơ sở chế biến. Ngành chức năng tăng cường các dịch vụ, tạo điều kiện thuận lợi trong việc thu nhận thông tin về thị trường rau quả cung cấp cho người sản xuất. Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu và chuyển giao kỹ thuật trồng, chăm sóc và chế biến rau quả cho người sản xuất cũng như các tác nhân trung gian. Các địa phương khuyến khích nông dân áp dụng giống mới, kỹ thuật tiên tiến trong sản xuất và chế biến rau quả, đầu tư xây dựng mô hình trồng rau an toàn, hướng dẫn nông dân chăm bón, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đúng quy định, bảo đảm thời gian cách ly và vệ sinh an toàn nông sản, có chính sách hỗ trợ đầu tư đổi mới dây chuyền công nghệ chế biến rau quả.

Đào Ban

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang