• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Tân Sơn (Bắc Kạn): Vào vụ gừng

Nguồn tin: Báo Bắc Kạn, 07/10/2013
Ngày cập nhật: 10/10/2013

Là một trong những xã có diện tích gừng lớn nhất huyện Chợ Mới (Bắc Kạn), những năm qua cây gừng đã góp phần xóa đói, giảm nghèo cho đồng bào xã Tân Sơn, huyện Chợ Mới. Thời điểm này đang bước vào vụ gừng, bà con nơi đây lại nhộn nhịp tiêu thụ sản phẩm hàng hoá.

Đồng chí Triệu Văn Sơn - Chủ tịch UBND xã cho biết: "Năm nay, thời tiết mưa nhiều nên cây gừng cũng bị ảnh hưởng một phần tới chất lượng. Tuy nhiên bù lại gừng đầu vụ lại được giá nên bà con nơi đây rất phấn khởi, cây gừng trên đất đồi dốc cho sản lượng khá. 1.000m2 có thể cho thu hoạch 5 tấn củ gừng non. Do là sản phẩm hàng hóa mang lại nguồn thu lớn nên nhiều năm qua cây gừng đã giúp vùng đất nghèo nơi đây phát triển hơn".

Là xã vùng cao có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, diện tích đất nông nghiệp chỉ chiếm 1/3 diện tích đất toàn xã, còn lại là đất đá vôi, đất hoang hóa. Ngoài tập trung khai thác tốt diện tích đất nông nghiệp để đảm bảo an ninh lương thực, xã Tân Sơn đã phát triển mạnh cây gừng trên diện tích đất đồi, đất dốc đem lại hiệu quả kinh tế cao. Cây gừng được bà con đưa vào trồng từ những năm 90, từ những hộ trồng đơn lẻ, thấy được giá trị kinh tế của cây gừng đem lại, bà con trong xã đã nhân rộng diện tích trồng gừng. Hiện tại, toàn xã đã phát triển được 50ha, tập trung chủ yếu ở thôn Nặm Dất, Bản Lù, Khuổi Đeng 1 và Khuổi Đeng 2.

Nhờ điều kiện đất đai, khí hậu thuận lợi nên cây gừng phát triển tốt ở đồng đất này. Một vụ gừng của gia đình trồng nhiều có thể cho thu hoạch đến vài trăm tấn. Cây gừng được trồng từ đầu vụ xuân, đến tháng 8 âm lịch thì cho thu hoạch. Có nhiều loại gừng được trồng ở Tân Sơn nhưng chiếm diện tích lớn nhất vẫn là gừng đá và gừng trâu. Gừng đá là loại cây trồng trên núi đá, cho củ nhỏ nhưng rất thơm. Ngoài dùng làm gia vị, làm hương liệu cho công nghiệp thực phẩm, cây gừng này còn dùng làm thuốc. Gừng trâu là loại gừng củ to, cho sản lượng cao gấp 3 đến 4 lần so với gừng đá.

Gừng Tân Sơn được tư thương vận chuyển về Hà Nội.

Ngay tại khu vực trung tâm xã Tân Sơn, Doanh nghiệp tư nhân xuất khẩu và chế biến nông sản Minh Bê bao tiêu toàn bộ sản phẩm gừng của người dân trong xã. Bà Trần Thị Bê, chủ doanh nghiệp cho biết: “Từ đầu vụ đến nay, doanh nghiệp thu mua khoảng 1.000 tấn gừng các loại. Giá mua gừng năm nay cao hơn mọi năm. Gừng già đầu vụ có giá từ 15.000 đến 17.000 đồng/kg, gừng non từ 7.000 đến 9.000 đồng/kg. Hiện tại, giá trung bình thấp hơn đầu vụ nhưng vẫn được khoảng 8.000 đến 10.000 đồng/kg. Cao gần gấp đôi so với năm trước”.

Vui buồn cùng với người dân mùa được giá, năm mất giá, bà chủ doanh nghiệp kể lại: “Ngày trước, khi cây gừng mới được đưa vào trồng tại xã, nhiều người thấy cây cho giá trị kinh tế cao muốn mở rộng diện tích nhưng không có vốn mua giống. Doanh nghiệp đã hỗ trợ vốn và gừng giống, đồng thời hướng dẫn kỹ thuật cho người dân, sau đó thu mua lại toàn bộ sản phẩm. Hầu hết diện tích gừng đều trồng trên nương ở những bản vùng sâu, vùng xa, doanh nghiệp còn hỗ trợ tiền mua ngựa làm sức kéo. Năm nay, gừng được giá, người dân có thu nhập cao hơn, hàng thu mua ở đây cũng tiêu thụ thuận lợi”.

Không chỉ mở rộng diện tích tại Tân Sơn, năm 2012, doanh nghiệp Minh Bê còn được Dự án 3PAD phối hợp mở rộng diện tích trồng gừng ở huyện Na Rỳ và năm 2013 phát triển lên huyện Pác Nặm. Từ thực hiện mô hình có hiệu quả ở Tân Sơn, cây gừng đã từng bước giúp nhiều người dân trong tỉnh thoát nghèo bền vững.

Ngay ở bản Nặm Dất, nơi chỉ toàn đất đồi hoang hóa nay cả bản đã thật sự thay da đổi thịt, những ngôi nhà cao tầng trị giá vài trăm triệu mọc lên san sát, đó chính là thành quả lao động từ cây gừng suốt chục năm qua. Nổi bật nhất các hộ giàu lên từ gừng như hộ ông Triệu Kim Kiều, Bàn Hữu Khoa, Bàn Thị Liệu. Cây gừng không còn chỉ phù hợp trên đất đồi, đất đá mà ngay cả đất ruộng cũng được toàn xã mở rộng diện tích, tuy tới cuối vụ thời tiết có mưa nhiều cây gừng dưới ruộng bị ảnh hưởng, nhưng so với cấy lúa, trồng ngô thì gừng vẫn cho thu nhập cao hơn.

Cuộc sống của đồng bào dân tộc Dao xã Tân Sơn, huyện Chợ Mới đã có nhiều thay đổi, người dân đã mua sắm được phương tiện đi lại và đồ dùng sinh hoạt gia đình. Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 17%, thấp hơn mức trung bình của cả huyện. Kết quả trên cho thấy Tân Sơn đã có hướng đi đúng và hiệu quả trong khai thác đất đồi, đất dốc, đất cằn xen đá trồng cây phù hợp để giúp cho người dân xoá đói, giảm nghèo nhanh.

Với những lợi ích mà cây gừng đem lại, thời gian tới, xã tiếp tục phát huy tiềm năng lợi thế, nâng cao chất lượng nông sản để sản phẩm gừng của đất Tân Sơn trở thành hàng hóa chất lượng cao, mở rộng thị trường, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương./.

Thu Trang

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang