• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

An Giang: Phát triển lúa Nhật trên vùng đất phèn

Nguồn tin: Báo An Giang, 03/10/2013
Ngày cập nhật: 5/10/2013

Trong khi không ít người còn ngán ngại với cây lúa Nhật thì nông dân ở vùng đất phèn Tân Tuyến (Tri Tôn - An Giang) lại thành công với giống lúa “khó tính” và “đỏng đảnh” này. Diện tích liên tục được mở rộng, số hộ tham gia ngày càng nhiều, Câu lạc bộ (CLB) lúa Nhật xã Tân Tuyến có thể xem là điển hình trong liên kết sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị hiện nay.

Giống lúa Nhật đến với An Giang lần đầu tiên cách nay đã gần chục năm. Thời điểm này, khi mô hình “Cánh đồng mẫu lớn” vẫn chưa hình thành thì việc nông dân hợp tác sản xuất lúa Nhật với Công ty TNHH Angimex – Kitoku có thể xem là mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị “chuẩn mực” đầu tiên của tỉnh bởi lúa giống được công ty cung cấp, không phải lo đầu ra, giá cả được ký hợp đồng ngay từ đầu vụ nên có thể chủ động tính toán trước được lợi nhuận thu về… Tuy vậy, do nhiều nông dân chưa thích ứng với đặc tính của loại lúa này nên diện tích liên kết sản xuất trồi sụt thất thường.

Cây lúa Nhật cho năng suất cao trên vùng đất phèn Tân Tuyến

Còn nhớ, sau thành công với 2.000 héc-ta sản xuất lúa Nhật vụ đông xuân 2008 – 2009, Công ty TNHH Angimex – Kitoku đã thử nghiệm sản xuất 700 héc-ta trong vụ hè thu 2009 và lợi nhuận nông dân thu được cao hơn gấp đôi so với lúa thường. Ngay vụ 3 sau đó, công ty tiếp tục thử nghiệm trồng 486 héc-ta lúa Nhật vụ 3, nông dân tranh nhau ký hợp đồng, có người “giận hờn” vì không được hợp tác sản xuất. Tuy nhiên, do vụ 3 năm 2009, năng suất lúa Nhật ở nhiều vùng giảm mạnh trong khi lúa thường năng suất ổn định, giá bán lại tăng nên lợi nhuận cao gấp 2 – 3 lần lúa Nhật. Đến vụ đông xuân 2009 – 2010, do giá hợp đồng thu mua giảm 1.000 đồng/kg, diện tích hợp tác sản xuất lúa Nhật chỉ còn 1/3 so với vụ đông xuân trước đó. Đến vụ hè thu năm 2010, Công ty TNHH Angimex – Kitoku chỉ thử nghiệm trồng khoảng 100 héc-ta lúa Nhật nhưng nhiều nông dân vẫn lắc đầu “bỏ chạy”. Theo ông Lê Đức Thiện, ấp Bình Hưng 2 (xã Bình Mỹ, Châu Phú), lúa Nhật chỉ thích hợp canh tác vụ đông xuân, chứ không phù hợp với vụ hè thu do dễ gặp bất lợi vì thời tiết. “Thân cây lúa Nhật rất dai, chỉ cần lúa ngã đổ trên 20% diện tích thì dù có trả phí gấp đôi so với lúa thường, các chủ máy gặt đập liên hợp cũng không muốn vào cắt. Còn nếu thuê cắt tay thì tốn ít nhất 400.000 – 500.000 đồng/công tầm cắt (gần 1.300m2) nên lợi nhuận rất thấp” - ông Thiện đánh giá.

Tuy nhiên, ở vùng đất phèn Tân Tuyến, nông dân lại nghĩ khác. Ông Nguyễn Thành An (thường gọi hai Tân), một trong những nông dân thành công với cây lúa Nhật cho biết, chỉ sau vài năm thành lập CLB lúa Nhật xã Tân Tuyến, số thành viên tham gia không ngừng tăng lên. Vụ hè thu vừa qua, CLB thu hút hơn 20 hộ nông dân đăng ký sản xuất lúa Nhật, nâng diện tích hợp tác với Công ty TNHH Angimex – Kitoku lên hơn 1.300 héc-ta. Trong khi giá lúa hè thu vừa qua rớt thấp, nhiều nông dân canh tác lúa thường không có lời bao nhiêu thì các thành viên trong CLB lúa Nhật xã Tân Tuyến vẫn đạt lợi nhuận gần 2 triệu đồng/công tầm cắt. “Nhiều người chưa hiểu hết đặc tính cây lúa Nhật nên còn ngán ngại chứ nếu chịu khó nghiên cứu cũng không khó canh tác. Lúa Nhật vốn ít bệnh nên không cần đầu tư thuốc kháng bệnh, mà cần tập trung đầu tư vào phân bón và điều tiết thời điểm bón phân. Bên cạnh đó, cần chú ý kỹ thuật chăm sóc không để đổ ngã, phải thu hoạch khi lúa vừa chín tới để hạt gạo không bị nứt, ít bạc bụng. Vụ hè thu vừa qua, 30 héc-ta lúa Nhật của tôi đạt năng suất 750 kg/công tầm cắt (gần 5,8 tấn/héc-ta), được công ty mua 7.000 đồng/kg lúa tươi, còn được thưởng từ 500 – 700 đồng/kg nhờ lúa đạt chất lượng tốt” - hai Tân phấn khởi.

Theo kinh nghiệm của hai Tân và những nông dân có diện tích đất lớn trong CLB lúa Nhật xã Tân Tuyến, “bí quyết” thành công với cây lúa Nhật nằm ở kỹ thuật cân đối phân, nước và thuốc bảo vệ thực vật. Trong đó, khi bơm nước vào ruộng khoảng 4 – 5 ngày là phải xả nước ra, không để chân ruộng quá mềm. Trong quá trình canh tác, phải hạn chế không cho lúa phát triển nhiều về chiều cao, mà cần chú trọng nuôi cho thân cây lúa mập để tránh đổ ngã khi lúa chín. “Trong quá trình canh tác, nhất là khi lúa bắt đầu đón đòng thì phải tăng cường bón phân Lân và Kali, hạn chế phân Ure. Đồng thời, sử dụng thêm các loại thuốc giúp thân cây lúa tăng trưởng chiều ngang, hạn chế chiều cao. Bên cạnh đó, không được để lúa quá chín khi thu hoạch” - hai Tân chia sẻ kinh nghiệm. Đồng thời, cho biết thêm, với tình hình sản xuất lúa Nhật thuận lợi, diện tích sản xuất lúa Nhật trên địa bàn xã Tân Tuyến trong những vụ tới sẽ tăng lên nhiều. Cùng với việc liên kết Công ty TNHH Angimex – Kitoku, hai Tân đang nghiên cứu hợp tác với một số công ty sản xuất lúa Nhật khác, đặc biệt là hướng đến sản xuất lúa theo tiêu chuẩn sạch của thị trường Nhật Bản.

Không riêng gì Tân Tuyến, ở vùng đất phèn Lương An Trà (Tri Tôn), cây lúa Nhật cũng tỏ ra phù hợp khi cho năng suất và chất lượng khá cao. Theo “vua lúa” sáu Đức (Nguyễn Lợi Đức), Giám đốc Công ty TNHH MTV S.D (ấp Giồng Cát, xã Lương An Trà), bên cạnh sản xuất lúa giống cung ứng cho các tỉnh ĐBSCL và miền Đông Nam Bộ, ông đang liên kết sản xuất thêm lúa Nhật. Qua bước đầu thành công, sáu Đức đang cùng với nông dân trong vùng mở rộng giống lúa này.

N.C

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang