• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Cần chú ý phòng trừ dịch bệnh hại tiêu

Nguồn tin: Báo Đắk Nông, 02/10/2013
Ngày cập nhật: 4/10/2013

Ngay từ đầu mùa mưa năm nay, gia đình chị Vương Thị Hiền, xã Ðắk N’drung (Ðắk Song - Đắk Nông) đã được tham gia lớp tập huấn về quản lý dịch hại (IPM) trên cây hồ tiêu do ngành nông nghiệp tổ chức. Do được trang bị đầy đủ kiến thức, nên chị đã tự nhận biết các loại sâu bệnh hại và xử lý ngay khi phát hiện.

Ảnh: Ngọc Tâm

Chị Hiền cho biết: “Năm nào cũng vậy, cứ đến thời điểm mùa mưa là cây tiêu lại bị nhiễm nhiều loại bệnh, phải phun thuốc phòng trừ rất vất vả. Năm nay, được cán bộ nông nghiệp hướng dẫn nên ngay từ đầu mùa mưa, gia đình tôi đã tiến hành dọn vệ sinh vườn sạch sẽ, đào rãnh thoát nước… Ðối với những cây tiêu chớm bị bệnh, tôi cắt bỏ luôn phần thân, rễ và các lá vàng úa đem đốt, tránh lây lan sang phần khác. Hiện tại, cây tiêu đang trong thời kỳ nuôi trái và phát triển khỏe mạnh”.

Còn theo anh Ðỗ Văn Kiều, ở thôn 3, xã Quảng Tâm (Tuy Ðức) thì tiêu là một trong những cây trồng khá kén đất, nên ngay từ khâu chọn đất trồng phải bảo đảm các yếu tố như đất giàu hữu cơ, sạch bệnh… Ðất trồng tiêu cần bón nhiều phân hữu cơ hoai mục vì có nhiều vi sinh vật có khả năng tiêu diệt các mầm bệnh hại tiêu, nhất là bệnh héo chết nhanh.

Trong điều kiện thời tiết mưa kéo dài, độ ẩm cao, cây tiêu rất dễ nhiễm các loại bệnh như tuyến trùng hại rễ, chết nhanh, chết chậm…Vì vậy, thời gian qua, cùng với việc dự báo kịp thời các loại sâu bệnh hại, gia đình anh cũng đã được cán bộ nông nghiệp địa phương tập huấn kỹ thuật, hướng dẫn chăm sóc vườn tiêu.

Ðể giúp nông dân phòng trừ bệnh hại tiêu, ngay từ đầu mùa mưa đến nay, ngành nông nghiệp đã mở được nhiều lớp tập huấn về quản lý dịch hại (IPM) trên hồ tiêu. Nhờ đó, nông dân đã thực hiện đồng bộ các biện pháp chăm sóc, phòng trừ bệnh hiệu quả nên cây tiêu phát triển trái đều.

Tuy nhiên theo đánh giá của ngành nông nghiệp, với diễn biến thời tiết mưa nhiều thì các bệnh tuyến trùng, thối gốc rễ, chết nhanh... vẫn sẽ tiếp tục diễn ra, nhất là những vườn tiêu ở vùng thấp trũng. Hơn nữa, do diện tích tiêu trồng mới phát triển khá mạnh, nhiều nơi không theo quy hoạch, đất trồng không phù hợp hoặc trồng trên diện tích trước đó có nhiễm bệnh, nên cây tiêu sẽ có nguy cơ nhiễm bệnh cao.

nhằm hạn chế hiện tượng rụng quả. Tùy theo mức độ bệnh chết nhanh cần tiến hành xử lý bằng các loại thuốc bảo vệ thực vật như Ridomil God 68 WP, Vimon, các loại thuốc trừ tuyến trùng như Vifuran, Carbosulpha, Fungan, Agrifos 400...

Việc phòng trừ dịch bệnh cho vườn tiêu cần phải thường xuyên, chứ không nên để đến khi bệnh gây hại nặng mới tiến hành xử lý thì hiệu quả trị bệnh mang lại không cao, ảnh hưởng rất lớn đến năng suất, sản lượng.

Thùy Dương

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang