• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Ca cao vẫn là cây trồng quan trọng ở Lâm Đồng

Nguồn tin: Báo Lâm Đồng, 29/09/2013
Ngày cập nhật: 1/10/2013

Ngày 25/9/2013, tại hội nghị tổng kết 2 năm thực hiện Dự án Phát triển cây ca cao bền vững tại Lâm Đồng, các nhà điều hành và các nhà nông ở các huyện Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên và Đam Rông cùng đồng thuận cho rằng cây ca cao vẫn chiếm vị trí quan trọng trong cơ cấu cây trồng đa dạng ở từng địa phương của mình.

Cây ca cao phát triển dưới tán cây điều ở Cát Tiên

Bà Nguyễn Thị Phương Loan, Trưởng Ban quản lý Dự án Ca cao Lâm Đồng đánh giá: Dự án phát triển cây ca cao Lâm Đồng kết thúc giai đoạn 1 từ tháng 9/2009 đến tháng 9/2012, đã tăng nhanh diện tích từ gần 120 ha lên đến gần 1.210 ha, trong đó diện tích do tổ chức ACDI/VOCA của Hoa Kỳ tài trợ là 427 ha, diện tích còn lại từ nguồn vốn các chương trình dự án lồng ghép và do nông dân tự đầu tư phát triển, tập trung phần lớn ở 3 huyện phía nam Lâm Đồng (Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên) và một phần mở rộng mới ở huyện Đam Rông.

Từ cơ sở này, UBND tỉnh Lâm Đồng tiếp tục có văn bản tiếp nhận tài trợ từ tổ chức ACDI/VOCA để “phát triển ca cao bền vững tại các nông hộ tỉnh Lâm Đồng” giai đoạn 2 đến hết tháng 3/2014.

Kết quả đến cuối tháng 9/2013, bên cạnh việc thành lập mới ở huyện Đam Rông, số lượng câu lạc bộ ca cao trong tỉnh Lâm Đồng vẫn duy trì từ 9-18 câu lạc bộ ở các huyện Cát Tiên, Đạ Tẻh và Đạ Huoai với các hoạt động tập huấn, thăm vườn, cùng nhau trao đổi, hướng dẫn về kỹ thuật, kinh nghiệm sản xuất... Trong đó, số lượng nông dân tham gia câu lạc bộ nhiều nhất là 491 hộ ở huyện Đạ Huoai, kế tiếp ở huyện Đạ Tẻh với 364 hộ và huyện Cát Tiên với 316 hộ. Riêng đội ngũ cán bộ chỉ đạo, quản lý, điều hành dự án ở 4 huyện này đã được tham quan, học hỏi mô hình thành công của các nông hộ trồng ca cao và thu mua, chế biến chocolate tại Bà Rịa - Vũng Tàu.

Đặc biệt, Ban quản lý Dự án đã phối hợp với tổ chức ACDI/VOCA hoàn thành các khóa đào tạo, tập huấn cho 10 giảng viên nguồn, 24 khuyến nông viên cơ sở, gần 10 lớp tập huấn cho tổ hợp tác và tập huấn viên. Thông qua đội ngũ này, đã tổ chức 828 lớp tập huấn cho gần 14 ngàn lượt nông dân ở 3 huyện phía Nam và huyện Đam Rông tham dự, truyền đạt các kỹ thuật về tưới nước, bón phân, tỉa cành, tạo tán, phòng trừ sâu bệnh, thu hoạch, đánh giá chất lượng hạt ca cao lên men… Hoạt động thăm vườn ca cao của Ban quản lý, Ban điều hành Dự án và lực lượng tập huấn viên đươc duy trì, qua đó, xác định loài côn trùng gây hại phổ biến trên cây ca cao là bọ xít muỗi hút nhựa cây, gây bệnh thối trái.

Từ các mô hình nuôi kiến đen phòng trừ hiệu quả bọ xít muỗi tại Đắc Lắc và Bến Tre, Ban quản lý Dự án và tổ chức ACDI/VOCA đã áp dụng nuôi thử nghiệm tại 2 mô hình ở huyện Đạ Huoai, bước đầu đạt được những kết quả khả quan để theo dõi, đánh giá, tiếp tục hoàn chỉnh quy trình. Tại huyện Đam Rông, Ban quản lý Dự án đang xây dựng hoàn chỉnh 1 vườn ươm cây giống ca cao đầu dòng; 2 cơ sở sơ chế lên men hạt ca cao. Riêng 3 huyện phía nam với 13 cơ sở lên men hạt ca cao hiện có, trong năm 2013 đã thu mua gần 264 tấn trái tươi của nông dân thu hoạch.

Nhìn chung sản lượng thu hoạch ca cao trái tươi của nông dân Lâm Đồng đều được tiêu thụ toàn bộ đến các điểm thu mua trên địa bàn. Nhiều mô hình điểm ở 3 huyện phía Nam Lâm Đồng đã tích cực đầu tư, chăm sóc đúng quy trình đã được tập huấn, đạt năng suất từ 20-25 tạ/ha. Với giá bán trung bình 40.000 đồng/kg hạt khô lên men, trừ mọi chi phí thì số lãi đạt trung bình cho người nông dân khoảng từ 45-55 triệu đồng/ha/năm.

Tuy nhiên, đến cuối tháng 9/2013, diện tích ca cao Lâm Đồng còn 1.095 ha, giảm gần 115 ha so với thời điểm tháng 9/2012. Nguyên nhân giảm số diện tích ca cao vừa nêu chủ yếu do một số hộ dân chưa đầu tư đúng mức về vốn và kỹ thuật chăm sóc, chưa áp dụng đầy đủ các phương pháp phòng bệnh gây hại, dẫn đến năng suất không đạt theo yêu cầu, khi gặp giá thị trường “đảo chiều” xuống thấp, lại vội vàng phá bỏ để chăm sóc các cây trồng khác…

Hiện tại, giá thu mua ca cao đang có chiều hướng tăng trở lại, Ban quản lý Dự án Ca cao Lâm Đồng đã thống nhất với tổ chức ACDI/VOCA vận động nông dân duy trì diện tích ca cao hiện có, áp dụng thâm canh, tăng năng suất “theo hướng có trách nhiệm”, tạo ra ngày càng nhiều sản phẩm cạnh tranh về chứng nhận an toàn cho người tiêu dùng.

Văn Việt

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang