• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Thu nhập hàng trăm triệu đồng nhờ trồng sơn

Nguồn tin: Báo Công Thương, 30/09/2013
Ngày cập nhật: 1/10/2013

Thương lái đến tận nhà thu mua, giá bán có thời điểm lên tới 300.000 đồng/kg nhựa sơn…, có thể nói người trồng sơn đang trong “thời điểm vàng” sau nhiều năm nhọc nhằn gắn bó với cây sơn.

Thu hoạch nhựa sơn hiệu quả nhất là lúc nửa đêm về sáng

Trồng sơn - một vốn bốn lời

Chúng tôi đến xã Khả Cửu, huyện Thanh Sơn, Phú Thọ - huyện có tới 80% là người dân tộc Mường. Ngày cuối tuần nhưng nhiều người dân không nghỉ mà miệt mài với việc thu hoạch nhựa sơn. Ngay tại điểm tập kết nhựa sơn, nhiều thương lái đã hối hả cân nhựa và thu mua.

Trò chuyện với vợ chồng thầy giáo Đinh Văn Tỵ - một trong những hộ trồng sơn có thâm niên ở Khả Cửu - mới biết, lâu nay người ta vẫn nhắc tới việc làm giàu từ những loại cây công nghiệp như cao su, hồ tiêu, điều… mà ít người biết rằng trồng sơn cũng có thể làm giàu.

Theo anh Tỵ, chi phí để trồng 1 ha sơn (800 cây) khoảng trên dưới 10 triệu đồng. Sau 2,5 năm là cây sơn có thể cho thu hoạch. Trừ 3 tháng xuân không cắt (để cây ra lộc non), trung bình 9 tháng còn lại, mỗi tháng có thể cắt sơn trong 15 ngày, mỗi ngày 2-3 lần (tương đương 5kg nhựa sơn/ngày). Với giá bán ở thời điểm hiện nay từ 250.000 đến 3000.000 đ/kg, mỗi ha sơn có thể cho thu nhập xấp xỉ 200 triệu đồng/năm, cao hơn hẳn các loại cây trồng khác. “Nếu chăm sóc đúng kĩ thuật, chỉ qua năm thứ 3 là người trồng sơn có thể thu hồi vốn”- anh Tỵ khẳng định.

Hiện với 3.000 cây sơn (cả trồng mới và cây đang thu hoạch), anh Sơn vẫn đứng sau nhiều hộ trồng sơn có tiếng ở Khả Cửu như anh Tiến, anh Xuân, anh Bộ… Đáng kể nhất có lẽ là chị Định (xóm Vạch) thu hoạch tới 19 kg nhựa sơn/ngày, tương đương gần 300kg nhựa sơn/tháng. Tính theo giá sơn trung bình 250.000 đ/kg, gia đình chị Định có thể thu từ tiền bán sơn khoảng 75 triệu đồng/tháng.

Tuy nhiên, do thu hoạch sơn rất vất vả vì 3 lần lấy nhựa trong ngày đều vào lúc nửa đêm về sáng (khi đó trời mát, cây sơn cho nhựa nhiều); nhựa cây sơn lại độc, có thể làm cháy rộp da và gây ngứa ngáy khó chịu (dân gian gọi là bị “sơn ăn”)… nên người trồng sơn với diện tích lớn đều phải thuê người thu hoạch nhựa, với mức thuê phổ biến là: Chia đôi lượng nhựa thu hoạch được, người trồng 1 nửa, người lấy nhựa 1 nửa. Đơn cử như với 75 triệu đồng thu được từ nhựa sơn; gia đình chị Định chỉ thực thu khoảng 40 triệu đồng, còn lại phải trả cho người đi thu nhựa. Với hình thức này, các hộ không có điều kiện trồng sơn cũng có được thu nhập khá cao từ việc đi lấy nhựa sơn thuê (từ 200.000 - 300.000 đ/ngày/ngày) tùy lượng sơn thu được. Riêng các gia đình có đông người, “làm tất thu cả”, thì lợi nhuận từ sơn là khá lớn. “Các hộ trồng sơn lâu năm, có kinh nghiệm, thu nhập trung bình khoảng 1 triệu đồng/ngày không hiếm” - Chủ tịch xã Khả Cửu, ông Hà Văn Cầu chia sẻ.

Mong "đầu ra" ổn định.

Trên thực tế, cây sơn đã bám rễ ở ở Phú Thọ từ thời Pháp thuộc, tập trung chủ yếu ở huyện Tam Nông. Từ Tam Nông, cây sơn đã xuống tàu xuất khẩu sang Nhật Bản và Trung Quốc với kim ngạch không nhỏ. Sau rất nhiều thăng trầm do thị trường xuất khẩu nhựa sơn bị đình trệ, vài năm trở lại đây, nhựa sơn bắt đầu có giá trở lại nhờ nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu cao. Nắm bắt cơ hội này, không chỉ các huyện Tam Nông, Thanh Sơn (Phú Thọ) tính đường quay lại trồng sơn mà nhiều huyện của Tuyên Quang, Bắc Kạn, Yên Bái cũng về Phú Thọ học hỏi kinh nghiệm trồng sơn. Hầu hết các hộ cần cù, kiên trì theo đuổi công việc trồng sơn, sau vài năm đều có của ăn, của để. Nhiều hộ đã xây nhà lầu, mua ô tô, cho con đi du học cũng bắt đầu từ…nhựa sơn.

Tuy nhiên, trên thực tế, việc thu mua sơn, giá sơn bao nhiêu chủ yếu do các thương lái định đoạt, chứ hầu như không có doanh nghiệp nào thu mua. Đã vậy, hiện chỉ có một số lượng nhỏ nhựa sơn sử dụng trong nước và xuất khẩu sang Nhật Bản. Còn lại chủ yếu nhựa sơn được xuất khẩu theo đường tiểu ngạch sang Trung Quốc - thị trường có sức tiêu thụ lớn nhưng lại có những diễn biến khó lường. Vì vậy, việc phát triển cây sơn một cách tự phát của người dân còn tiềm ẩn nhiều rủi ro!

“Điều mong mỏi nhất hiện nay của người trồng sơn là các cơ quan chức năng có những thông tin cần thiết về thị trường sơn, tiềm năng cũng như xu hướng phát triển của thị trường này để người dân có định hướng rõ ràng. Bởi chuyện đua nhau trồng sơn, rồi lại phải phá bỏ vì sơn do nhựa sơn giá bèo, thậm chí không tiêu thụ được, là thực tế đã từng diễn ra tại Phú Thọ” - trăn trở của anh Tỵ cũng là lo âu của nhiều người trồng sơn.

Hoàng Mai

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang