• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Trồng màu công nghệ cao

Nguồn tin: Báo An Giang, 24/09/2013
Ngày cập nhật: 26/9/2013

Trồng dưa leo an toàn theo hướng công nghệ cao được Thạc sĩ Lưu Minh Tuấn, cán bộ Chi cục Bảo vệ thực vật ứng dụng thành công tại cồn Bình Thạnh (Châu Thành - An Giang). Đây là mô hình mới nên nông dân rất quan tâm.

Chỉ vỏn vẹn trên 500m2 đất, Thạc sĩ Lưu Minh Tuấn trồng khoảng 1.100 gốc dưa leo, tất cả đều phun, tưới, bón phân theo quy trình “tưới nhỏ giọt”. Với cách làm này, nhà nông sẽ đỡ tốn chi phí thuê nhân công và ít tốn công sức trong quá trình chăm sóc. Thạc sĩ Tuấn cho biết, mỗi liếp dưa đều mắc một hệ thống ống, từng gốc dưa đâm một ống nhỏ dẫn vào. Hệ thống bơm tưới đều sử dụng bằng mô-tơ điện. Điều đặc biệt là hệ thống bơm này có gắn thiết bị hẹn giờ, nếu cần tưới với thời gian bao nhiêu lần trong ngày thì chỉ cần ấn nút là toàn hệ thống sẽ hoạt động. Ngoài ra, khi bón phân hay phun thuốc vào gốc chỉ cần bơm nước lên một chiếc bồn, rồi pha đúng liều lượng thì hệ thống “tưới nhỏ giọt” sẽ tự hoạt động. “Theo cách canh tác dưa truyền thống, nông dân phải cực công bón phân, tưới thuốc vào từng gốc dưa, thì mới đạt năng suất cao. Còn bằng hệ thống bơm tưới nhỏ giọt, chúng ta tiết kiệm được chi phí bơm nước, công bón phân, phun thuốc rất hiệu quả” - Thạc sĩ Tuấn bày tỏ.

Để trái dưa leo đến tay người tiêu dùng thực sự an toàn, Thạc sĩ Lưu Minh Tuấn còn tạo những bẫy côn trùng, sâu gây hại xung quanh đám dưa. Theo Thạc sĩ Tuấn, tùy theo diện tích mà bố trí bẫy sâu gây hại. Với 500m2 đất nông nghiệp, Thạc sĩ Tuấn chỉ bố trí khoảng 10 chiếc bẫy bằng đèn, mắc tự động, khi đêm xuống toàn hệ thống sẽ hoạt động và dẫn dụ sâu hại. Từ cách làm này, mô hình trồng dưa leo hạn chế được khâu phun thuốc bảo vệ thực vật. Thạc sĩ Tuấn nói: “Bẫy đèn coi vậy mà hiệu quả lắm! Trồng dưa leo thì hầu hết nông dân đều phun thuốc bảo vệ thực vật quá dư lượng, nhất là hàm lượng nitrat. Vì vậy, những trái dưa leo suôn và căng mọng đều nhờ nông dân phun thuốc dưỡng. Ngoài ra, khi dưa leo nhiễm bệnh, họ phun thuốc bảo vệ thực vật vô tội vạ. Với cách bẫy đèn, vừa hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu, vừa đảm bảo an toàn sức khỏe cho người tiêu dùng”. Thạc sĩ Tuấn cho biết thêm, chi phí đầu tư ban đầu cho mô hình trồng dưa leo an toàn theo công nghệ cao khoảng 60 triệu đồng/công. Tuy nhiên, với hệ thống tưới tiêu nhỏ giọt, nhà nông có thể sử dụng rất nhiều vụ, vì đây là những ống dây siêu bền. Do đó, nhà nông chỉ đầu tư một lần trong quá trình canh tác.

Ngoài trồng dưa leo an toàn theo hướng công nghệ cao, Thạc sĩ Lưu Minh Tuấn còn đang ứng dụng trồng cải trong “nhà vòm” kinh phí thấp hơn nhiều so với nhà lưới truyền thống bước đầu đã mang lại hiệu quả. Thạc sĩ Tuấn nói rằng: “Đây là bước khởi đầu cho tiến trình ứng dụng công nghệ cao nhằm giới thiệu cho nông dân mô hình sản xuất mới. Hy vọng, nông dân sẽ ứng dụng mô hình này để từng bước đưa ngành Nông nghiệp ngày càng xanh, sạch và an toàn hơn”.

Phan Thành

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang