• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Liên kết trong sản xuất: Xu thế phát triển tất yếu của nông nghiệp hiện đại: Vì sao vẫn còn lỏng lẻo?

Nguồn tin: Báo Cần Thơ, 23/09/2013
Ngày cập nhật: 25/9/2013

Vì sao vẫn còn lỏng lẻo?

Các hình thức liên kết, các mô hình sản xuất mới ra đời đã mở ra hướng đi, tạo động lực mới trong sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, song song với những thành quả đạt được thì những bất cập trong quá trình thực hiện cũng đã phát sinh. Đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này?

* Hạn chế từ chính sách

Vai trò của mối liên kết "4 nhà" được đặt ra từ năm 2002 với Quyết định 80/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về khuyến khích tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng (Quyết định 80). Tiếp theo đó là các chính sách bổ trợ, thúc đẩy việc thực hiện như: Chỉ thị 25/2008/CT-TTg về việc tăng cường chỉ đạo tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng; Chỉ thị 1965/CT-BNN-TT năm 2013 về việc đẩy mạnh liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản theo mô hình cánh đồng mẫu lớn... Tuy nhiên, mối liên kết "4 nhà" vẫn chưa thắt chặt như mong muốn, các mối liên kết dọc và ngang hình thành và phát triển khó khăn. Cụ thể, mối liên kết giữa doanh nghiệp (DN) và nông dân, nông dân và nông dân trong các hợp tác xã (HTX), tổ hợp tác, câu lạc bộ khuyến nông vẫn khá lỏng lẻo, không gắn kết được lợi ích và trách nhiệm của các bên với nhau… Nhiều địa phương trong vùng ĐBSCL phản ánh, hợp đồng bao tiêu nông sản thể hiện tính pháp lý thấp, chưa ràng buộc rõ ràng giữa người bán và người mua. Trong khi đó, vai trò liên đới giữa "4 nhà" lại thiếu chặt chẽ và chưa mang tính đồng bộ. Nhà nước chưa có chế tài cụ thể nên khó xử lý khi xảy ra vi phạm hợp đồng giữa các bên. Vì thế, thời gian qua còn xảy ra tình trạng DN và nông dân phá vỡ hợp đồng khi có sự biến động về giá, thị trường tiêu thụ…

Hành động rời rạc, chưa thể hiện được quyết tâm của "4 nhà" làm các mô hình sản xuất, quản lý mới trong sản xuất nông nghiệp khó nhân rộng. Trong ảnh: Thu hoạch khoai lang ở Tân Thành, huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long. Ảnh: T. LONG

Theo số liệu thống kê của Viện Nghiên cứu Phát triển ĐBSCL, thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã ban hành hơn 400 văn bản đối với ba sản phẩm chủ lực của vùng: lúa gạo, thủy sản và cây ăn quả. "Các chính sách thể hiện tầm nhìn chiến lược, góp phần làm tăng sản lượng và xuất khẩu. Tuy nhiên, mặt hạn chế của chính sách là nặng thúc đẩy phát triển sản xuất hơn là tiếp cận thị trường; thiếu đánh giá, phản hồi dẫn đến tình trạng chồng chéo và chậm cải tiến; thiếu lồng ghép về chiến lược thích ứng với biến đổi khí hậu và thiếu liên kết công cụ chính sách. Chẳng hạn, liên kết sản xuất, tiêu thụ lúa theo mô hình cánh đồng mẫu lớn chưa gắn với Nghị định 109/NĐ-CP về kinh doanh xuất khẩu gạo, Quyết định 80, Quyết định 63/2010/QĐ-TTg và 65/2011/QĐ-TTg về cơ chế, chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông, thủy sản hoặc các cơ chế hỗ trợ tài chính, tín dụng để kết nối chuỗi. Vì vậy, các chính sách trong thời gian qua còn thiếu bền vững vì chưa thể hiện được sự hài hòa lợi ích giữa các bên, xuất khẩu có tăng nhưng nông dân vẫn nghèo và chịu nhiều thiệt thòi nhất…", Tiến sĩ Nguyễn Văn Sánh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển ĐBSCL, nhận xét.

Ngoài ra, tình trạng sản xuất nhỏ lẻ, manh mún; thiếu vốn; tập quán canh tác lạc hậu; trình độ học vấn thấp; thiếu kinh nghiệm sản xuất, đặc biệt là năng lực quản lý kinh tế hộ, kinh tế tập thể của nông dân, các tổ, nhóm, HTX cũng ảnh hưởng rất lớn đến các mô hình liên kết. Bà Nguyễn Thị Kiều, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT TP Cần Thơ, cho biết: "Định hướng phát triển nền nông nghiệp công nghệ cao, ngành nông nghiệp thành phố hướng dẫn nông dân sản xuất theo hướng GAP. Theo đó, phải thực hiện ghi chép nhật ký sản xuất trên cây lúa, cây ăn trái và rau màu. Nhưng hầu hết nông dân đều không đáp ứng yêu cầu. Nông dân tại các cánh đồng mẫu lớn mặc dù đáp ứng được quy trình sản xuất do DN đề ra nhưng chỉ có 50% ghi chép nhật ký đạt yêu cầu".

* Bất cập từ nội tại

Thực hiện Nghị quyết "tam nông", ở ĐBSCL đã xuất hiện nhiều phương thức hợp tác, liên kết theo chiều dọc trong các ngành hàng, chuỗi giá trị sản phẩm nông sản; các mô hình liên kết mới theo chiều ngang, liên kết giữa những người sản xuất, các đơn vị kinh doanh với nhau… Đây là những mô hình tổ chức sản xuất được xem là xu thế tất yếu, là tương lai của nền nông nghiệp, đáp ứng yêu cầu thực tiễn sản xuất. Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia, hành động rời rạc, chưa thể hiện được quyết tâm của "4 nhà" làm các mô hình sản xuất, quản lý mới trong sản xuất nông nghiệp khó nhân rộng. "Thực tế chứng minh đã có những mô hình tăng lợi tức cho người trồng lúa nhưng thực chất, có nhiều DN không mặn mà với cách làm này. Thay vì liên kết để thu mua lúa trực tiếp từ nông dân thì DN lại duy trì kết nối với hệ thống thương lái để giảm thiểu rủi ro. Thêm vào đó, việc thực hiện các giải pháp đồng bộ mới mẻ trong nông nghiệp nói trên vẫn chưa có một chính sách khuyến khích mọi thành phần tham gia. Chúng ta chưa thấy quyết tâm chính trị thật sự của cả 3 thành phần nòng cốt: nhà nông, doanh nghiệp và Nhà nước…", Giáo sư Tiến sĩ Võ - Tòng Xuân bày tỏ.

Trong các chuỗi giá trị nông sản, đầu tư vào khâu chế biến và bảo quản vẫn còn những bất cập. Vì thế, giá trị gia tăng của các sản phẩm nông sản chưa cao. Theo Tiến sĩ Nguyễn Văn Sánh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển ĐBSCL, đối với cây ăn trái, liên kết sản xuất được tổ chức dưới 3 hình thức: nông dân sản xuất nhỏ lẻ-thương lái thu gom và bán cho các chợ đầu mối; liên kết thông qua sản xuất theo quy trình GAP và HTX liên kết với DN. Tuy nhiên, các mối liên kết này đang gặp rất nhiều khó khăn do tổ chức sản xuất nhỏ lẻ, thị trường xuất khẩu chiếm tỷ lệ nhỏ (khoảng 10%); khó tồn trữ và bảo quản… Ở lĩnh vực thủy sản, do tác động của khủng hoảng kinh tế và đầu ra bấp bênh nên một số hình thức liên kết đã gãy vỡ. Điển hình: nông dân cá thể và liên kết nhóm nhỏ (thiếu vốn, khả năng cạnh tranh kém nên dễ "treo ao"); liên kết HTX với DN thông qua ký hợp đồng (thanh toán hợp đồng chậm, không thống nhất về giá bán…)…

Một số DN phản ánh, tham gia vào chuỗi liên kết, DN mong muốn có nguồn nguyên liệu ổn định, chất lượng cao nhằm chủ động nhu cầu tiêu thụ trong và ngoài nước. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, các ban ngành địa phương còn lúng túng, chưa có chế tài phù hợp để hỗ trợ giải quyết tranh chấp phát sinh giữa DN và người sản xuất. Ông Lê Thanh Khiêm, Phó Giám đốc Công ty Lương thực Tiền Giang, dẫn chứng: "Mặc dù Công ty chủ động thương lượng và cập nhật giá thị trường để điều chỉnh giá mua nhưng thường xuyên bị hàng xáo cạnh tranh, gây rối. Lực lượng này dựa vào giá công ty để nâng giá thu mua cao hơn 50 đồng/kg. Nông dân thấy lợi trước mắt, sẵn sàng phá vỡ hợp đồng, còn hàng xáo thì chọn mua một ít lúa tốt rồi bỏ đi…". Theo ông Khiêm, đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ bao tiêu lúa cũng là vấn đề nan giải. Nông dân có thói quen bán lúa tươi, muốn mở rộng diện tích bao tiêu, công ty phải đầu tư hệ thống sấy trong khi năng lực của công ty có hạn. Vào chính vụ, nhất là vụ đông xuân, công ty phải xử lý một lượng lớn lúa gạo trong thời gian ngắn, việc thuê phương tiện vận chuyển cũng gặp không ít khó khăn.

Mô hình cánh đồng mẫu lớn được khẳng định là phương thức sản xuất tiên tiến đang đi đúng hướng, góp phần tạo động lực mới trong nông nghiệp. Tuy nhiên, theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Quốc Doanh, những quan niệm về cánh đồng mẫu lớn chưa thống nhất giữa các địa phương và các bộ, ngành. Nhiều cánh đồng mẫu lớn mới chủ yếu tập trung hỗ trợ được đầu vào mà chưa hỗ trợ, giải quyết được những khó khăn của đầu ra. Sự liên kết và chia sẻ lợi ích giữa DN và người sản xuất chưa hài hòa. Mức độ tiêu thụ nông sản hàng hóa cho người nông dân còn thấp, giá cả lên xuống bấp bênh, không ổn định. Hiện tượng được mùa mất giá vẫn tiếp tục xảy ra khiến người sản xuất không yên tâm đầu tư… Vì vậy, dù mô hình cánh đồng mẫu đã khẳng định chỗ đứng trong sản xuất lúa gạo ở ĐBSCL, nhưng diện tích áp dụng mô hình này vẫn chưa đến 10% tổng diện tích canh tác lúa trong vùng. Ở một số mô hình liên kết, tuy DN đã hỗ trợ giống, vốn đầu vào và chia sẻ rủi ro với nông dân nhưng số lượng hộ nông dân có đủ điều kiện để liên doanh, liên kết sản xuất với DN còn ít.

Một số mô hình liên doanh, liên kết nhưng lợi ích của người nông dân tham gia còn thấp, thậm chí họ mới chỉ được hưởng giá trị ngày công lao động. Điển hình, liên kết của HTX Nông nghiệp Mỹ Thành (huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang) và Công ty Cổ phần ADC để sản xuất, chế biến và tiêu thụ gạo Tứ Quý; Liên kết của nhiều nông dân An Giang với Công ty Nhật Bản Kitoku sản xuất lúa Nhật xuất khẩu… Nông dân trong các liên kết này sản phẩm được bao tiêu đầu ra với thu nhập thỏa đáng nhưng vẫn đơn thuần là người cung ứng nguyên liệu chứ chưa được chia lãi với công ty. Phó giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Đệ, Phó trưởng Khoa Phát triển Nông thôn, Trường Đại học Cần Thơ, cho rằng: Lúa gạo là ngành hàng lợi thế của ĐBSCL. Song, sự liên kết giữa những "người bạn đồng hành" trong chuỗi giá trị lúa gạo chưa thể hiện tính cộng đồng trách nhiệm đối với sản phẩm cuối cùng. Đặc biệt, mối quan hệ giữa DN và nông dân chưa được kết nối bởi 2 yếu tố "cầu và lợi" (nhu cầu và lợi ích). Sự chia sẻ lợi nhuận chưa thực sự tương xứng với vai trò và đóng góp của các tác nhân trong chuỗi. Nông dân luôn ở thế bị động, vật tư đầu vào và sản phẩm đầu ra hoàn toàn bị lệ thuộc.

Chi Mai

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang