• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Cây ca cao bị hắt hủi

Nguồn tin: Báo Đồng Nai, 22/09/2013
Ngày cập nhật: 25/9/2013

Khoảng 5 năm về trước, nhiều nông dân Đồng Nai ào ạt trồng xen ca cao trong các vườn cây với hy vọng tăng thu nhập thì gần một năm nay, nhiều nông dân lại chặt bỏ hàng loạt.

Thời hoàng kim của cây ca cao quá ngắn ngủi là vì từ cuối năm 2012 đến nay, giá ca cao liên tục hạ khiến lợi nhuận của nông dân giảm mạnh. Lợi nhuận thấp, nông dân lại càng bỏ bê ít đầu tư chăm sóc làm cây bị sâu bệnh nhiều, năng suất hạ, nhiều hộ không kiên nhẫn được đã chặt bỏ.

* Hết thời hoàng kim

Trong hai năm 2010, 2011 có thời điểm giá hạt ca cao khô trên thế giới lên đến 70 ngàn đồng/kg, kéo theo trái ca cao tươi lên đến 5.500-6.000 đồng/kg. Lúc đó, những hộ nhanh chân trồng xen ca cao trong vườn điều, tán rừng trước đó 2-3 năm thu lời 40-50 triệu đồng/hécta/năm.

Ông Trần Văn Bảnh, ấp Hưng Nghĩa, xã Hưng Lộc (huyện Thống Nhất) vẫn cố giữ cây ca cao dưới tán điều đợi giá tăng.

Giá cao dẫn đến phong trào trồng ca cao diễn ra ào ạt ở nhiều huyện trong tỉnh, như: Tân Phú, Định Quán, Thống Nhất, Xuân Lộc, Cẩm Mỹ. Bất chấp các khuyến cáo cần cẩn trọng và không nên trồng ồ ạt, nhiều hộ nông dân vẫn cứ ào ào trồng ca cao xen trong vườn cà phê, tiêu, cây ăn trái.

Từ cuối năm 2012 đến nay, giá ca cao trên thế giới đảo chiều lao dốc xuống dưới 40 ngàn đồng/kg hạt khô nên trái ca cao tươi cũng chỉ còn 3.200-3.600 đồng/kg. Trong khi giá tiêu, cà phê ổn định hơn, nhiều nông dân quay ra chặt bỏ ca cao để chăm chút cho cây tiêu, cà phê.

Anh Dương Phi Long, ấp Hưng Nghĩa, xã Hưng Lộc (huyện Thống Nhất) than: “Cây ca cao trồng xen trong vườn tiêu bị sâu bệnh nhiều quá nên tôi đành chặt bỏ để chăm sóc cho cây tiêu. Hiện 1 kg hạt tiêu bằng gần 40 kg quả ca cao, đương nhiên phải ưu tiên cho cây có giá trị”. Ông Lê Minh Tôn, Chủ nhiệm Câu lạc bộ (CLB) ca cao Hưng Lộc (xã Hưng Lộc), cho hay: “Năm 2009, CLB có khoảng 60 hécta ca cao nhưng nay chỉ còn hơn 30 hécta. Diện tích ca cao bị chặt đa số trồng xen trong vườn tiêu, cà phê”.

Cũng theo ông Tôn, cây ca cao từ 5 năm trở lên tán cao nếu để xen thì cây tiêu, cà phê không có năng suất. Hiện cây tiêu, cà phê cho thu nhập cao hơn, còn giá ca cao lại rất thấp nên nhiều hộ chọn giải pháp bỏ cây ca cao.

* Lo mất vùng nguyên liệu

Hiện nay, trái ca cao tươi ở Đồng Nai có 2 doanh nghiệp mua để sơ chế là Công ty TNHH Nguyên Lộc ở xã Hàng Gòn (TX. Long Khánh) và Công ty TNHH Trọng Đức ở xã Phú Hòa (huyện Định Quán). Trước tình trạng cây ca cao bị chặt hàng loạt, 2 doanh nghiệp này như ngồi trên lửa. Vì cả 2 doanh nghiệp đã bỏ ra không ít vốn liếng, tâm huyết để phát triển vùng nguyên liệu.

Ông Đặng Tường Khanh, Giám đốc Công ty TNHH Trọng Đức, chia sẻ: “Cùng kỳ năm 2012, công ty mua được 112 tấn ca cao khô, còn từ đầu năm đến nay chỉ mua được hơn 60 tấn. Vùng nguyên liệu của công ty hiện chỉ còn chừng 300 hécta, giảm khoảng một nửa”.

Để nâng giá trị của ca cao và giữ vùng nguyên liệu, hiện Công ty TNHH Trọng Đức đã tiến hành sản xuất bột ca cao, rượu ca cao và mặt hàng này đang được thị trường đón nhận. Do đó, công ty đang tiến hành ký hợp đồng bao tiêu quả ca cao tươi cho các CLB trong tỉnh với giá trên 4 ngàn đồng/kg, khi giá thị trường tăng công ty sẽ mua tăng.

Ông Nguyễn Văn Lộc, Giám đốc Công ty TNHH Nguyên Lộc, cho hay: “Cây ca cao cũng như các cây trồng khác nếu không được chăm sóc đầy đủ, đúng cách sẽ bị bệnh. Vì thế, công ty tăng cường hướng dẫn kỹ thuật cho các CLB, hộ dân đã ký hợp đồng với công ty để đẩy cao năng suất tăng thu nhập cho nông dân”. Theo ông Bùi Đình Bưởi, Trưởng phòng Nông nghiệp - phát triển nông thôn huyện Thống Nhất, diện tích ca cao của huyện giờ chỉ còn gần 100 hécta, giảm khoảng 40%.

Thực tế ngoài những lý do như sâu bệnh, giá ca cao giảm thì lúc ca cao đang có giá, nhiều nông dân chưa hiểu rõ đặc tính, quy trình canh tác của loại cây này cũng lao vào trồng không chú ý lựa chọn giống và trồng xen với loại cây thích hợp. Chỉ khi cây cho trái mới phát hiện giống kém chất lượng, năng suất thấp, việc chặt bỏ là khó tránh khỏi.

Ông Phan Văn Hồng, Phó giám đốc Trung tâm Khuyến nông Đồng Nai, cho biết cây ca cao được tỉnh đưa vào danh sách cây trồng của tỉnh. Cây ca cao chỉ được khuyến khích trồng xen dưới tán điều, tán cây lâm nghiệp. Bởi khi nông dân tưới, bón phân cho cây ca cao, cây điều sẽ được “hưởng ké”, năng suất tăng thêm 0,5-1 tấn/hécta/năm. Như vậy ngoài thu nhập từ vườn điều tăng, nông dân có thêm thu nhập từ cây ca cao. Hiện tỉnh đang phối hợp với các huyện mở các lớp tập huấn chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh cho cây ca cao. Ông Hồng khuyến cáo thêm, giá ca cao cũng như nhiều nông sản khác tăng, giảm thất thường, nông dân không nên chặt bỏ hàng loạt mà nên đầu tư chăm sóc nâng cao năng suất.

Giá ca cao sẽ tăng trở lại

Theo nhiều chuyên gia, nông dân nên thận trọng trước khi quyết định chặt bỏ ca cao. Tại nhiều địa phương, mô hình trồng xen ca cao với các loại cây trồng khác vẫn được xem là mô hình nông nghiệp có lợi và bền vững. Nhiều dự báo cho thấy từ nay đến cuối năm, giá ca cao sẽ tăng trở lại.

Hãng tin Bloomberg cho biết, sản lượng cung ca cao sẽ thấp hơn so với nhu cầu trong vòng 12 tháng tới và nhu cầu về hạt ca cao sẽ tăng 3% lên 5% trong niên vụ 2013-2014. Trong phiên giao dịch mới đây, giá ca cao trên sàn giao dịch London đã lên mức cao nhất trong vòng một năm nay. Trong năm nay, giá ca cao đã tăng 16-17% do nhu cầu gia tăng tại các nền kinh tế phát triển trước tình hình thời tiết khô gây ảnh hưởng đến sản lượng ca cao khu vực Tây Phi - nơi sản xuất ca cao chính đóng góp khoảng 70% nguồn cung ca cao toàn cầu. Nhiều nguồn thông tin khác cũng chỉ ra rằng, nhu cầu ca cao tại nhiều quốc gia khác cũng sẽ tăng mạnh, đẩy giá ca cao nguyên liệu tăng cao.

Hương Giang

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang