• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Quảng Ngãi: Lúa, mì “ngậm” nước

Nguồn tin: Báo Quảng Ngãi, 22/09/2013
Ngày cập nhật: 24/9/2013

Mưa lớn kéo dài trong nhiều ngày qua khiến nhiều diện tích mì, lúa dù đứng đồng hoặc vừa thu hoạch chưa kịp hong khô đã bị “ngậm” nước, khiến hàng ngàn nông dân Quảng Ngãi như “ngồi trên đống lửa”. Thiệt hại là có thật và nguy cơ mất trắng cũng rất gần nếu như các giải pháp “thoát nước” cho mì, lúa không kịp thời…

* Đua với nước để “cứu” mì

Mưa vừa dứt, sáng 19.9, ông Nguyễn Hữu ở thôn Lâm Thượng, xã Đức Phong (Mộ Đức - Quảng Ngãi) đã “huy động” cả gia đình ra đồng nhổ mì. “Mì đến tuổi thu hoạch rất dễ úng, thối củ. Nếu mì có dấu hiệu bị thối thì có cho cũng chẳng ai thèm”. Vừa nói, ông Hữu vừa thoăn thoắt nhổ cây, bẻ củ rồi cùng vợ khuân lên vệ đường, đợi thương lái đến thu mua. Tuy nhiên, nhìn những củ mì to mập sắp phải lên xe, ông Hữu tiếc rẻ vì nếu không mắc mưa, chúng sẽ được cắt lát, phơi khô để vừa làm thức ăn cho chăn nuôi, vừa bán được giá cao. Vì hiện tại, củ mì tươi có giá 1.200-2.000 đồng/kg, trong khi mì khô là 4.500-5.000 đồng/kg.

Nông dân vùng trũng nhổ mì bán tháo vì ngập úng.

Còn tại huyện Trà Bồng, mấy ngày nay nông dân các xã Trà Sơn, Trà Phú, Trà Bình cũng dầm mưa nhổ mì lên khỏi ruộng, rồi huy động lao động và phương tiện tập kết mì đến chỗ khô ráo. Ông Phùng Tấn Nhỏ - Trưởng phòng NN&PTNT huyện Trà Bồng cho rằng, tuy chưa đến nỗi ngập úng nhưng những trận mưa vừa rồi khiến bà con lo âu vì nếu mưa kéo dài, mì rất dễ úng. “Giải pháp an toàn là tranh thủ thu hoạch, rồi bán mì tươi cho yên tâm”, ông Nhỏ khẳng định.

Bất ngờ nhất là năm nay nước sông Rin thuộc địa phận Sơn Hà dâng cao đã nhấn chìm hàng chục hecta mì của nông dân trồng theo triền sông. Hiện tại mì này chưa đến kỳ thu hoạch nên khả năng mất trắng là có thật nếu trong những ngày tới nước rút chậm. Nhiều nông dân xót của chỉ biết đứng trông theo con nước bất lực. Ông Đinh Văn Phia, ở khu dân cư Làng Gòn, thị thấn Di Lăng buồn rầu: “Mì còn non lắm, đâu đã nhổ bán được. Nếu nước không rút thì mì sẽ úng, thối rễ, chết hết thôi”. UBND huyện Sơn Hà đã chỉ đạo địa phương và nhân dân tổ chức khai thông thoát nước kịp thời, cứu mì khỏi thối rễ, úng củ, chết rũ ngoài đồng. “Lo nhất là cây mì, do chưa đến kỳ thu hoạch nên không thể nhổ bán được. Nhiều khả năng một số diện tích mì ngập úng không thể hồi phục sau bão, nông dân mất trắng” – bà Đinh Thị Thanh Hường lo lắng.

* Hiệp lực “vớt” lúa!

Cùng với mì thì hiện giờ, nông dân trong tỉnh cũng khổ sở vì lúa chuyển màu. Nguyên do là một số diện tích lúa gặt “chạy” bão số 8 bị ngâm nước, sau đó không kịp phơi hóng nên bị mốc, thâm đen. Theo báo cáo của Sở NN&PTNT tỉnh, hiện tại, toàn tỉnh còn 2.600 ha lúa đang đứng đồng, chưa kịp thu hoạch. Số diện tích này tập trung chủ yếu ở 4 huyện miền núi là Trà Bồng, Tây Trà, Sơn Hà và Sơn Tây.

Tại huyện Sơn Hà, sau nhiều ngày mưa to, nước sông, suối dâng cao, gây ngập úng hàng loạt diện tích lúa, mì, nhất là khu vực dọc sông Rin, sông Giang và các cánh đồng giáp ranh công trình thủy lợi Thạch Nham. Nông dân ở những vùng này ngay sáng 19.9 đã khẩn trương ra đồng thu hoạch diện tích lúa ở những nơi nước đã rút. Trên cánh đồng Xà Ruông, xã Sơn Nham, gia đình anh Đinh Văn Von đang được nhiều người dân trong xóm giúp cắt lúa, vác lên bờ cho ráo rồi tập trung suốt, đổ lúa ra hong ngay bên vệ đường. Anh Von bảo: Mưa tạnh, nắng lên, lúa bị ngập úng sẽ nảy mầm ngay. Vì thế, dù xanh hay chín nếu đã ngập nước rồi thì phải gặt gấp may ra còn vớt vát được chút ít.

Hiện tại, xã Sơn Nham vẫn còn gần 40% diện tích lúa vụ hè thu chưa thu hoạch. Hầu hết các diện tích này nằm ở ven sông, suối nên khi mưa về đều chìm trong biển nước. Nhiều đám ruộng những bông lúa cong cong trĩu hạt “chìm” lút trong nước. Một số nơi lúa đã có dấu hiệu nảy mầm. Theo những nông dân ở đây thì mặc dù năm nay mưa không lớn, lượng nước không nhiều nhưng nước từ thượng nguồn Kon Tum đổ về đã khiến mực nước dâng cao bất thường, nông dân không kịp trở tay. Theo tính toán của chính quyền xã Sơn Nham, ít nhất phải mất 1 tuần thì toàn bộ diện tích lúa ngập úng mới thu hoạch xong.

Bà Đinh Thị Thanh Hường – Phó Chủ tịch UBND huyện Sơn Hà cho biết: Toàn huyện hiện nay còn khoảng 20% diện tích lùa hè thu trà muộn chưa thu hoạch. Huyện đã chỉ đạo chính quyền đôn đốc, nhắc nhở nhân dân tích cực thu hoạch lúa, hạn chế đến mức thấp nhất việc nảy mầm, hư hỏng. Hiện tại, bà con các địa phương trên địa bàn huyện Sơn Hà đang tích cực vòng đổi công, khẩn trương giúp nhau thu hoạch lúa. Vì thế dù nước chưa rút hẳn nhưng nhiều nơi lúa đã được “vớt” lên đưa về tận ngõ, tranh thủ nắng ráo hong khô…

T.Nhị-Mỹ Hoa

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang