• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Quảng Nam: Xoay xở với đất bỏ hoang: Ngập ngừng trên cánh đồng tôm

Nguồn tin: Báo Quảng Nam, 20/09/2013
Ngày cập nhật: 21/9/2013

Tính đến tháng 9.2013, có 281/2.200ha ao nuôi tôm nước lợ trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đang hoang hóa. Số ao nuôi tôm không hiệu quả, người dân đang chuyển đổi sang nuôi các giống thủy sản khác nhưng vẫn thiếu bền vững.

Thử nghiệm

Tại nhiều ao nuôi tôm nước lợ ven sông trên địa bàn TP.Tam Kỳ, nhiều nông dân đang phấn khởi vì thử nghiệm thành công các mô hình nuôi thủy sản mới. Ông Nguyễn Hùng (thôn Tỉnh Thủy, xã Tam Thanh) chia sẻ: “Nuôi tôm đem lại giá trị kinh tế cao nếu đầu tư thấu đáo. Tuy nhiên, do hạ tầng vùng nuôi sơ sài mà nguồn nước bị ô nhiễm nên tôi chuyển sang nuôi thử nghiệm cá chim biển vây vàng. Nhờ ngành nông nghiệp thành phố tập huấn kỹ thuật nên tôi mạnh dạn đầu tư nuôi 2.000 con cá giống trên 1.000m2 ao nuôi tôm nước lợ trước đây. Sau 5 tháng thả nuôi, cá phát triển tốt, tỷ lệ sống cao, thu hoạch được hơn 50 triệu đồng; trừ chi phí, gia đình lãi hơn 20 triệu đồng”. Ông Nguyễn Quốc Tuấn - Giám đốc Trung tâm Ứng dụng - chuyển giao kỹ thuật NN&PTNT TP.Tam Kỳ cho biết, mô hình thử nghiệm nuôi cá chim biển vây vàng của ông Hùng bước đầu đáp ứng được những mục tiêu và quy trình kỹ thuật nuôi. Kết quả cho thấy cá phát triển tốt, thích ứng với điều kiện thời tiết của địa phương. Để đưa cá chim biển vây vàng thành đối tượng nuôi mới tại các vùng triều nuôi tôm nước lợ không hiệu quả, nông dân cần chú ý quản lý tốt môi trường nước ao nuôi, nuôi với mật độ phù hợp và nên nuôi sớm để tránh bị lũ lụt cuốn trôi. Ông Nguyễn Thanh Bình - Phó Chủ tịch UBND xã Tam Thanh cho biết, tổng diện tích nuôi tôm nước lợ trên địa bàn xã là 35ha. Trong vụ 1, nông dân chỉ thả nuôi 20ha, sang vụ 2, diện tích thả nuôi chỉ còn 15ha. Do sản xuất thua lỗ, diện tích nuôi tôm nước lợ bị hoang hóa trên địa bàn xã ngày càng nhiều hơn. Để tận dụng các diện tích ao, hồ sẵn có, địa phương khuyến khích nông dân chuyển sang nuôi các đối tượng mới như cá chẻm, cá chim biển vây vàng, cua hay cá điêu hồng - vốn không đòi hỏi quy trình nuôi khắt khe như tôm.

Ông Nguyễn Hùng và mô hình nuôi cá chim biển vây vàng. Ảnh: N.Q.V

Mô hình nuôi cá chẻm hay cá chim biển vây vàng bước đầu đáp ứng được nhu cầu đa dạng hóa đối tượng nuôi thủy sản nước lợ. Tuy nhiên, rất khó nhân rộng và thâm canh các mô hình này trên địa bàn tỉnh do đầu ra không ổn định. Theo Chi cục Nuôi trồng thủy sản Quảng Nam, hiện diện tích nuôi các đối tượng thủy sản mới trên địa bàn tỉnh là 220,5ha. Trong khi đó, vẫn có đến 280ha bị hoang hóa. Riêng tại khu vực ven cầu Tỉnh Thủy có đến 40ha ao nuôi đang bị bỏ hoang suốt 2 năm qua. Tại “vựa tôm” Phương Tân (Bình Nam, Thăng Bình), nhiều chòi canh nuôi tôm cũng bị gió đánh bạt vì không có người trông nom. Tại các vùng nuôi tôm khác của huyện Thăng Bình như Bình Hải, Bình Sa, Bình Dương, nhiều ao nuôi vùng triều cũng bị bỏ hoang lâu nay do sản xuất kém hiệu quả. Ông Nguyễn Văn Hương - Trưởng phòng NN&PTNT huyện Thăng Bình cho biết, hiện tại trong số 270ha ao nuôi tôm nước lợ của huyện, có đến 130ha bị bỏ trống. “Nông dân đã quá quen với bán tôm thương phẩm đồng loạt cho thương lái rồi, chừ chuyển qua nuôi cá nước lợ, họ ngại cảnh bán được chăng hay chớ, xuất bán cả trăm lần không hết ao nuôi. Địa phương đã khuyến khích các nông dân nên tận dụng các diện tích vốn có ở vùng triều để chuyển sang nuôi ghép, nuôi luân canh các loài thủy sản nhưng không ai mặn mà hưởng ứng. Thu được lợi nhuận cao mà cấm thì người dân vẫn nuôi, còn khuyến khích mà hiệu quả kinh tế thấp thì không ai mặn mà” - ông Hương nói.

Hỗ trợ sản xuất

Có thể nhận thấy diện tích nuôi tôm nước lợ ngày càng hoang hóa nhiều hơn do sản xuất và chuyển mô hình nuôi con giống mới chưa đem lại hiệu quả cao, số diện tích này phân bố khắp 6 địa phương ven biển trên địa bàn tỉnh. Bà Phạm Thị Hoàng Tâm - Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng thủy sản Quảng Nam cho rằng, để tháo gỡ khó khăn, các địa phương ven biển cần nâng cao trách nhiệm trong việc chỉ đạo và hướng dẫn người dân sản xuất. Trong đó, các địa phương cần hướng dẫn nông hộ nâng cấp công trình nuôi, đồng thời thực hiện việc giao đất nuôi trồng thủy sản lâu dài để người dân yên tâm đầu tư hạ tầng sản xuất. Các địa phương cần sắp xếp, quy hoạch lại vùng nuôi gắn với xây dựng nông thôn mới và nên có chính sách ưu đãi, giúp người dân vay vốn để cải tạo ao hồ. “Cơ cấu lại đối tượng nuôi phù hợp theo từng vùng, từng thời điểm là điều cấp thiết. Tăng cường giám sát toàn diện các chỉ tiêu môi trường nước, mầm bệnh trong vùng nuôi tôm theo các quy chuẩn để có thể tìm được hướng phát triển sản xuất phù hợp, lâu dài. Các địa phương cũng cần xây dựng, thực hiện kế hoạch phòng, chống dịch bệnh trên động vật thủy sản sát thực tế. Đặc biệt, cần tập trung công tác tuyên truyền chấp hành lịch mùa vụ nuôi tôm; chấp hành quy định kiểm dịch tôm giống và đầu tư xây dựng các hạng mục hạ tầng cơ bản, giúp nông dân nâng cao năng lực sản xuất” - bà Tâm nói.

Theo Chi cục Nuôi trồng thủy sản Quảng Nam, về đào tạo nghề trong nuôi trồng thủy sản, cần tăng cường thực hiện các chương trình đào tạo theo nhu cầu của nông dân, giúp họ kịp thời nắm bắt, đầu tư nuôi các động vật thủy sản theo nhu cầu của thị trường. Bà Tâm cho rằng, để nâng cao sản xuất cần ưu tiên đầu tư cho khoa học - công nghệ, khuyến ngư. “Cần đầu tư phát triển khoa học - công nghệ trong sản xuất giống thủy sản, nhất là các đối tượng nuôi chủ lực, tạo ra nguồn giống đảm bảo chất lượng cho người dân yên tâm đầu tư sản xuất. Đồng thời nâng cao về chất trong công tác tập huấn, khuyến ngư cho người dân; tổng kết, trình diễn, nhân rộng các mô hình sản xuất hiệu quả, qua đó nâng cao kiến thức, kỹ năng sản xuất của người dân, hạn chế dịch bệnh. Ngoài ra, một chính sách cho vay vốn phù hợp sẽ là “đòn bẩy” phát triển sản xuất” - bà Tâm nói thêm.

Nguyễn Quang Việt

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang