• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Bến Tre: Có nên trồng chuyên canh?

Nguồn tin: Báo Đồng Khởi, 19/09/2013
Ngày cập nhật: 21/9/2013

Vườn chôm chôm được trồng theo tiêu chuẩn GlobalGAP.

Đó là câu hỏi mà nhiều nông dân ở 8 huyện, thành phố luôn đắn đo, suy nghĩ do nhiều năm phải hát điệp khúc: “trồng - đốn; đốn - trồng...”.

Nhiều năm qua, nông dân trồng chuyên canh ở 8 huyện, thành phố ở Bến Tre luôn bị ám ảnh: dịch bệnh trên cây trồng, giá hàng nông sản tuột dốc, trong khi đó giá phân bón ngày càng tăng. Từ đó, nông dân luôn suy nghĩ đến hai mô hình: chuyên canh và xen canh.

Trồng chuyên canh

Bến Tre được chia làm 3 vùng nước: ngọt, lợ và mặn. Trong đó, mô hình trồng chuyên canh đều có mặt ở 3 vùng nước từ cây ăn trái (sầu riêng, chôm chôm, bưởi da xanh, măng cụt, nhãn…) đến dưa hấu, sắn, đậu phộng…

Ông Nguyễn Văn Tiếu ở ấp Phụng Đức B (xã Phú Phụng - Chợ Lách - Bến Tre), nhà vườn đạt giải nhất chôm chôm nhãn tại Hội thi Cây - trái ngon, an toàn lần thứ 12 năm 2012 cho biết, cây ăn trái nên trồng chuyên canh nhưng phải khoanh vùng. Đặc biệt, phải quan tâm kỹ thuật chăm sóc và cho ra trái vụ nghịch mới bán được giá cao.

Với lợi thế của vùng nước ngọt, xã Phú Phụng đang thực hiện Đề án phát triển kinh tế vườn đến năm 2005 và tầm nhìn năm 2020. Ông Nguyễn Văn Giang - Chủ tịch UBND xã Phú Phụng cho biết, toàn xã hiện có 773ha đất nông nghiệp, trong đó diện tích chôm chôm 584ha, 155ha nhãn. Nhờ áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào khâu chăm sóc nên sản lượng đạt bình quân 10.000 tấn/năm. Phú Phụng tập trung mô hình trồng chuyên canh cây ăn trái. Xã hiện có 36 hộ tham gia trồng 23ha chôm chôm theo tiêu chuẩn GlobalGAP ở ấp Phụng Đức B (đã được tái chứng nhận đạt tiêu chuẩn GlobalGAP). Nông dân Phú Phụng còn thực hiện tổ liên kết sản xuất chôm chôm theo tiêu chuẩn VietGAP với 80ha. “Nhìn chung, mục tiêu của Phú Phụng: thu nhập kinh tế vườn phải đạt bình quân 100 triệu đồng/ha/năm. Đến năm 2015, sản lượng cây ăn trái đạt 14.000 tấn/năm và đến năm 2020 đạt 16.000 tấn/năm” - ông Giang cho biết thêm.

Còn ở vùng nước lợ thuộc Mỏ Cày Bắc, Mỏ Cày Nam trồng cây ăn trái chuyên canh đã để lại bài học nhớ đời vì chạy theo phong trào. Năm 1990, Thành An cũng như các xã trong huyện Mỏ Cày bắt đầu trồng cam sành, hàng loạt hecta mía không còn chỗ đứng vì giá cả quá rẻ, thế là cam sành lên làm “vua” từ năm 1998 đến 2003.

Người người trồng cam, nhà nhà trồng cam, ai cũng hy vọng kiếm lợi nhuận ít nhất 5 triệu đồng/công. Ông Huỳnh Văn Vũ nhớ lại: “Lúc đó tôi trồng chuyên canh 5 công cam sành trong vòng 10 năm (kết thúc vào 2004), thu lợi nhuận được 20 cây vàng. Sau đó, do cam bị vàng lá Greening và bệnh nấm hồng, phân bón ngày càng lên giá, giá cam không tăng, gia đình tôi quyết định chuyển sang trồng dừa đến ngày nay”.

Trồng xen canh

Còn ông Trần Văn Đỏm cũng ở ấp Đông Thạnh (Thành An) cho biết, tôi đã trồng 4.500 cây cam sành với diện tích 1ha từ năm 1990-2007. Thời điểm cho trái cao nhất từ năm 1996-2004, cứ mỗi năm thu hoạch khoảng 20 tấn trái. “Thu hoạch thấy ham lắm, cứ mỗi năm trừ chi phí còn lại khoảng 110 triệu đồng. Thế rồi nó chết lần chết mòn do bệnh vàng lá Greening và bệnh nấm hồng. Lúc đó tôi cũng chủ quan, nghĩ rằng cam sành kéo dài nhiều năm, cho nên quên trồng xen cây dừa hoặc cây khác” - ông Đỏm lấy làm tiếc. Vườn cam xơ xác, ông Đởm nghĩ ra một giải pháp: phải trồng xen. Ông cho biết, gần hai năm qua ông trồng xen: cam sành, bưởi da xanh, dừa xiêm, măng cụt, tắc vào 1ha này. Trong đó, có: 360 cây bưởi da xanh, 1.400 cây cam sành, 100 cây dừa xiêm, 140 cây măng cụt, 1.000 cây tắc. “Tôi hy vọng đến năm 2015, mỗi tháng thu hoạch 500 kg bưởi da xanh, 1.000 trái dừa xiêm/40 ngày, khoảng 700 kg cam/tuần…” - ông Đởm tươi cười nói.

Cũng trong khoảng thời gian đó, ông Cao Hoài Mười ở ấp Đông Thạnh (xã Thành An), trồng chuyên canh gần 6 công cam sành được tám năm cũng không còn cây nào. Khi thấy cam sành bắt đầu xuống sức, gia đình ông trồng xen dừa. Đến nay, dừa đang cho trái ổn định.

Cũng ở xã Thành An, nơi nổi tiếng trồng cam, quýt ở huyện Mỏ Cày trước đây, ông Lê Văn Phong (ấp Đông Trị) được mệnh danh “Vua cam xoàn” nhớ lại: Lúc đó gần 13 năm (trước năm 2006), gia đình ông trồng 4.000 gốc cam xoàn và số ít cam sành trên diện tích 1,6ha. Suốt thời gian gần 9 năm, cứ mỗi tuần thu hoạch khoảng 70 giỏ cam (tương đương 2,1 tấn). Mỗi năm lợi nhuận gần 200 triệu đồng, do áp dụng biện pháp siết nước cho ra trái vụ nghịch. Vào năm 2005, ông trồng xen dừa ta, hiện nay dừa mới có trái, cứ 40 ngày thu hoạch gần 1.000 trái.

Nên trồng chuyên canh

Bà Phan Thị Thu Sương - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bến Tre khẳng định: “Nên trồng chuyên canh nhưng phải phù hợp thổ nhưỡng, không chạy theo phong trào. Trồng chuyên canh để xây dựng vùng nguyên liệu và nhân rộng mô hình tổ hợp tác”.

Hiện nay, hoạt động của các mô hình tổ hợp tác sản xuất cây ăn trái theo mô hình GAP được đánh giá khá tốt. Toàn tỉnh có 9 mô hình sản xuất cây ăn trái được trao giấy chứng nhận GAP, trong đó, có 2 mô hình GlobalGAP và 7 mô hình VietGAP.

HOÀNG VŨ

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang