• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi tỉnh Đồng Nai lần thứ VI : Như những cánh én báo mùa xuân về...

Nguồn tin: ĐN, 10/09/2007
Ngày cập nhật: 11/9/2007

Anh Nguyễn Hữu Thọ, một nông dân trồng bắp lai đạt năng suất hơn 12 tấn/hécta ở Xuân Lộc.

Họ là những nông dân dù phải đối mặt với cuộc sống đầy khó khăn trong bất kỳ hoàn cảnh nào vẫn không hề bị khuất phục và cam chịu trước số phận.Ý chí vươn lên thoát nghèo và làm giàu không chỉ bằng sự bền bĩ lao động mà còn nhờ vào những suy nghĩ năng động và luôn tìm tòi, học hỏi tiến bộ kỹ thuật mới để thay đổi thói quen, tư duy sản xuất cũ. Hơn 61.000 hộ nông dân sản xuất, kinh doanh (SXKD) giỏi từ cấp cơ sở trở lên, chiếm khoảng 1/3 hộ nông ở Đồng Nai, là những điển hình muôn hình, muôn vẻ rất đáng trân trọng. Họ như những cánh én báo mùa xuân về...

Ít ai nghĩ rằng một người sau hơn 15 năm lận đận, vất vả đến mệt mỏi với nghề nuôi cá nước ngọt vẫn chỉ "loay hoay" lo đủ cái ăn lại có thể làm được cú vượt "vũ môn" một cách ngoạn mục. Nhưng đó là sự thật của cuộc đời anh nông dân Nguyễn Hoàng Vĩnh ở xã Tân Hạnh, TP.Biên Hòa. Cho dù nghề nuôi cá kéo lê cái nghèo khó cho gia đình nhiều năm trời đăng đẳng nhưng anh Vĩnh vẫn không an phận, luôn nung nấu phải tìm hướng đi mới để thoát nghèo và làm giàu. Sau nhiều ngày tháng trăn trở, nghĩ suy, anh quyết định loại bỏ những loại cá nuôi bao năm mà chẳng đem lại hiệu quả gì để chỉ tập trung nuôi cá rô đồng. Theo anh quan sát, cá rô đồng chịu được khí hậu khắc nghiệt và sống được trong môi trường có độ PH thấp. Nhưng tìm cá rô đồng giống ở đâu? Vậy là anh Vĩnh bèn tìm đến chợ cầu Ông Lãnh (TP.Hồ Chí Minh). Hồi đó, cách nay khoảng 7-8 năm, khi người bán cá rô đồng ở chợ cầu Ông Lãnh đưa ra giá khá đắt: 60.000 đồng/kg (chừng 10 con/kg) khiến cho anh Vĩnh hơi chần chừ, do dự. Nhưng rồi anh vẫn quyết móc hầu bao ra mua 10kg với sự lựa chọn những con cá rô đồng theo ý muốn của mình. 10 kg cá rô đồng đầu tiên mua về đã được cho sinh sản nhân tạo, anh Vĩnh đã có khoảng 2 triệu con cá bột thả trong 6.000 m2 ao. Ban đầu anh cho cá ăn cám nhuyễn cộng bột cá, sau đó bổ sung thêm lúa ngâm nảy mầm. Lứa cá rô đồng đầu tiên vào năm 2000 đã cho thu hoạch cao đến bất ngờ với hơn 10 tấn có giá bán bình quân 35.000 đồng/kg, thu về 350 triệu đồng đã làm cho anh Vĩnh mừng rơi nước mắt. Năm sau, anh chuyển sang mô hình nuôi bán công nghiệp và cũng 6.000 m2 ao đấy đã cho sản lượng tăng vùn vụt : 35 tấn cá, gấp 3,5 lần so với vụ đầu tiên, giá bán 36.000 đồng/kg.

Nay thì ao nuôi của anh Vĩnh đã mở rộng lên 3,5 hécta, lợi nhuận mỗi năm cho gia đình anh lên tới 250 - 300 triệu đồng. Nhiều hộ nông dân trong xã cũng học tập mô hình nuôi cá rô đồng của anh, nhờ vậy đã mở thêm diện tích nuôi khoảng 12 hécta, mỗi năm cung cấp cho thị trường hơn 500 tấn cá. Tiếng lành đồn xa, nhiều đoàn nông dân từ những miền sông nước như: An Giang, Đồng Tháp, Kiên Giang, Long An, Bình Thuận... cũng đã tìm đến gia đình anh Vĩnh để tìm hiểu, trao đổi kinh nghiệm nuôi cá rô đồng.

Cũng xuất thân từ nghèo khó, sau nhiều năm bươn chải đi làm thuê anh Hồ Sáu đưa vợ con về xã Tây Hòa, huyện Trảng Bom, với nghề... làm mướn! Nhiều năm tích cóp, vợ chồng anh Sáu mới mua được 1 hécta trồng khoai mì và duyên nợ gắn bó với cây mì kể từ ngày ấy, cách nay khoảng 15 năm. Không cam chịu phận nghèo với củ mì, anh Sáu chịu khó đi săn lung giống mì mới và đã may mắn tìm được giống mới KM60, KM94 của Trung tâm nghiên cứu nông nghiệp Hưng Lộc đang thử nghiệm. Trên 1 hécta trồng giống mì mới đã cho năng suất khoảng 25 tấn/hecta, gấp gần 3 lần giống cũ, đồng thời hàm lượng tinh bột cũng rất cao. Thấy được lợi ích giống mới, anh Sáu đã có một quyết định rất táo bạo là vay vốn ngân hàng nông nghiệp huyện để đầu tư trồng mì trên 40 hécta đất thuê. Trời cao không phụ lòng người, anh Sáu đã trúng lớn. Sau khi thu hoạch bán trả nợ, lãi và tất tật mọi chi phí, anh còn lãi hơn 400 triệu đồng, đó là vào năm 1993. Không chỉ có thế, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn còn công nhận giống mì mới do anh Sáu trồng là giống chuẩn quốc gia cho sản xuất trên cả nước. Và anh Sáu từ một người rất nghèo, gắn bó với nghề nông bằng củ mì đã được đi báo cáo điển hình tại hội nghị khoa học toàn quốc về cây mì, đồng thời nổi tiếng là "vua" cây mì ở miền Đông.

Làm giàu từ cây mì, anh lại đầu tư sang nuôi dê, từ 100 con dê bách thảo đầu tiên mua ở tỉnh Ninh Thuận cách nay khoảng 4 năm, nay đã phát triển lên 800 con. Việc nuôi dê của anh Sáu đã tạo nghề cho hơn 30 hộ nông dân trong xã với hình thức cung cấp giống và bao tiêu sản phẩm.

Cây mì và con dê cùng nhà máy chế biến củ mì, vườn cây ăn trái đã cho thu lợi hàng năm của gia đình anh Sáu lên tới hơn 1 tỷ đồng. Cũng như bao hộ SXKD giỏi khác, anh quan tâm giúp đỡ nhiều hoàn cảnh nghèo khó và tích cực đóng góp vào các hoạt động địa phương với số tiền lên tới hơn 100 triệu đồng.

Điển hình dám nghĩ, dám bứt phá để làm giàu trong giới nông dân SXKD giỏi ở Đồng Nai còn rất nhiều. Họ không chỉ làm giàu cho riêng mình, mà còn tạo công việc làm ăn cho người dân địa phương. Và, điều đáng quý là có rất nhiều hộ nông dân SXKD giỏi ở Đồng Nai không chỉ giỏi trong làm ăn mà còn có sự quan tâm đùm bọc cho hộ nghèo khó. Như ở xã Núi Tượng xa xôi của huyện miền núi Tân Phú, nhiều người biết đến anh Trần Hoàng Tuấn với 31 hécta trồng cam, quýt và bưởi, bình quân mỗi năm có thu nhập 4 tỷ đồng, tạo việc làm ổn định cho 55 lao động tại địa phương. Anh Đỗ Văn Hùng ở Gia Tân 2, huyện Thống Nhất, cũng nổi tiếng với mô hình nuôi heo khép kín, mỗi năm thu nhập khoảng 350 triệu đồng. Ông Nguyễn Văn Sót ở ấp Phước Tân, huyện Long Thành làm giàu từ "mô hình" tổng hợp, trồng rừng kết hợp trồng mì, nuôi bò và nuôi cá. Đáng nói là từ trong 7 năm qua ông đã bỏ ra 238 triệu đồng để xây 34 căn nhà tình thương cho hộ nghèo và giúp hàng chục trường hợp hộ nghèo khác có vốn làm ăn. Ông Nguyễn Văn Tôn ở xã Phú Túc, huyện Định Quán không chỉ là nông dân SXKD giỏi với 23 hécta điều, 2 hécta trồng lúa và kinh doanh thêm xăng dầu mà còn được biết đến vì đã hiến đất thổ cư cho xã làm trường học, làm đường giao thông nông thôn, ủng hộ tiền làm cầu liên xã. Hay như người phụ nữ SXKD giỏi Mai Thị Vinh từ nghèo khó nhờ biết ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật đã có cuộc sống khấm khá hơn và cũng có nhiều đóng góp tích cực tham gia công tác xã hội...

Chỉ tính trong 5 năm (2003-2007) đã có hàng chục ngàn hộ SXKD giỏi đã hưởng ứng cuộc vận động của Hội Nông dân tỉnh đã đóng góp hơn 15 tỷ đồng, 138.000 cây giống, hơn 30.000 con giống, hàng chục tấn lương thực và phân bón các loại để giúp cho gần 13.000 hộ nông dân nghèo khó. Đó là những con số cụ thể không thể nói lên hết những tấm lòng nhân ái, biết sẻ chia của các hộ SXKD giỏi ở Đồng Nai.

Xuân Phú

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang