• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

TP Cần Thơ: Lắng dịu phong trào trồng nấm rơm mùa lũ

Nguồn tin: Báo Cần Thơ, 16/09/2013
Ngày cập nhật: 18/9/2013

Các năm trước, bước vào mùa nước nổi, nhiều nông dân ở TP Cần Thơ tận dụng nguồn rơm rạ để chất nấm rơm, tạo thêm công ăn việc làm và thu nhập. Song, năm nay, phong trào trồng nấm rơm đã lắng dịu hẳn dù giá nấm rơm đang khá cao…

Lắng dịu phong trào

Tiểu thương thu mua nấm rơm tại chợ bán buôn nấm rơm ở phường Tân Hưng, quận Thốt Nốt.

Trước đây, ngoài Thốt Nốt, vùng sản xuất nấm rơm chủ lực của TP Cần Thơ, ở các địa phương khác, như: Bình Thủy, Ô Môn, Thới Lai, Cờ Đỏ, Vĩnh Thạnh, phong trào trồng nấm rơm phát triển rất mạnh. Vào mùa nước nổi, tại các quận huyện này dễ dàng bắt gặp cảnh người dân chất rơm trồng nấm trên các bờ đất cao hay các khoảng đất trống trước và xung quanh nhà. Các điểm thu mua nấm rơm cũng trở nên nhộn nhịp người mua, kẻ bán… Thế nhưng, năm nay, rất ít người dân chất nấm rơm.

Theo bà Huỳnh Kim Sa, chủ một cơ sở thu mua nấm rơm ở phường Tân Hưng, quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ, đầu năm 2013 đến nay, giá nấm rơm (loại nấm búp tròn) từ 50.000-70.000 đồng/kg, thậm chí có thời điểm lên đến 90.000 đồng/kg như hồi rằm tháng 7 (âm lịch) vừa qua. Nhưng người dân chất nấm rơm đã giảm hơn 70% so với các năm trước, kéo theo sản lượng nấm rơm cũng sụt giảm mạnh dù nhu cầu tiêu thụ nấm rơm trên thị trường đang tăng. Hiện, nấm rơm chỉ còn được trồng tập trung ở quận Thốt Nốt, Ô Môn, Bình Thủy… Bà Sa cho biết: "Thời điểm này, các năm trước, nhiều cơ sở và tiểu thương kinh doanh nấm rơm mua từ 5-10 tấn nấm rơm/ngày, nhưng nay chỉ còn vài chục ký, tối đa chỉ 100-200kg. Tuy nhiên, muốn mua được hàng phải đến đấu giá tại chợ bán buôn nấm rơm ở phường Tân Hưng, quận Thốt Nốt hoặc đến tận nhà dân". Ông Nguyễn Thanh Hùng ở khu vực Tân Lợi 1, phường Tân Hưng, quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ, cho biết: "Các năm trước, thời điểm này, điểm thu mua nấm của tôi thu mua từ 5-7 tấn nấm rơm/ngày, trong đó chủ yếu là phục vụ cho sơ chế xuất khẩu. Từ năm 2012 đến nay, do lượng người trồng nấm rơm giảm mạnh, không còn nấm cho xuất khẩu nên lò luộc nấm rơm xuất khẩu của tôi phải ngừng hoạt động. Tôi chỉ còn thu mua nấm rơm để cung cấp cho các chợ nhưng chỉ được tối đa từ 100-150 kg/ngày".

Theo ông Nguyễn Thanh Hùng, nấm rơm nguyên liệu cho xuất khẩu là loại nấm rơm búp dài. Gần đây, do ít người trồng nấm và giá nấm luôn ở mức cao, số lượng nấm búp dài không đáng kể, chỉ tiêu thụ ở nội địa.

Vì sao?

Do thu hoạch lúa bằng máy gặt đập liên hợp nên gia đình ông Nguyễn Văn Ba ở ấp Định Khánh B, xã Định Môn, huyện Thới Lai và hầu hết người dân ở xã Định Môn và Trường Thành đều đốt bỏ rơm hoặc ngâm nước rơm tại ruộng; không thu gom về chất nấm như trước đây. Ông Nguyễn Văn Ba cho biết: "Thu hoạch lúa bằng máy gặt đập liên hợp, rơm rải khắp ruộng. Nếu lấy về chất nấm rơm, chi phí sẽ rất cao. Nếu làm không khéo, năng suất thấp, rất dễ bị lỗ vốn nặng do bây giờ chi phí đầu tư trồng nấm rơm cao. Vì vậy, nếu khi thu hoạch lúa xong chân ruộng khô ráo có điều kiện phơi rơm đốt; ngược lại, bỏ rơm ngâm nước đến gần gieo sạ vụ đông xuân sẽ thu dọn hoặc trục nhận rơm".

Nhiều nông dân cho rằng, việc đẩy mạnh cơ giới hóa trong sản xuất lúa, nhất là trong khâu thu hoạch đã giúp nông dân tiết kiệm được chi phí, thời gian và đỡ vất vả so với trước. Tuy nhiên, các máy gặt đập liên hợp cần phải có sự cải tiến hơn nữa để giúp nông dân tiện lợi trong việc thu gom và sử dụng được nguồn rơm rạ phụ phẩm; tránh đốt hoặc bỏ lãng phí. Nhiều người cho rằng, sử dụng rơm thu hoạch lúa bằng máy gặt đập liên hợp để chất nấm không trúng. Nguyên nhân do máy gặt đập liên hợp thường cắt lúa không sâu xuống phần gốc rạ. Thời gian qua, dù giá nấm rơm ở mức cao nhưng nhiều người trồng nấm vẫn bị lỗ do năng suất trồng đạt thấp. Theo nhiều nông dân ở TP Cần Thơ, trước kia, sử dụng 1 ghe rơm khoảng 25-26 tấn, chất được khoảng 1.000m dòng, có thể thu hoạch được 500-700 kg nấm rơm. Tuy nhiên, cũng với số lượng này, hiện nhiều người chất nấm chỉ thu được 200-400 kg nấm sau một vụ chất. Trong khi đó, để đầu tư chất 1.000m dòng nấm, vốn đầu tư hiện từ 20-30 triệu đồng. Anh Hà Long Hồ ở khu vực Tân Lợi 1, phường Tân Hưng, quận Thốt Nốt, cho biết: "Nhiều người trồng nấm rơm chuyên nghiệp đã bỏ nghề hoặc chỉ còn sản xuất với số lượng ít. Nghề trồng nấm rơm giờ đã không còn hấp dẫn như trước đây, hiện tôi cũng chỉ còn duy trì khoảng trên dưới 1.000m dòng, giảm hơn phân nửa so với trước đây". Theo chị Hồ Ánh Tuyết ở phường Thới An Đông, quận Bình Thủy, TP Cần Thơ, chỉ có những hộ dân có lúa thu hoạch bằng tay, sẵn có rơm đã kéo lên bờ mới chất nấm. Còn đa số bà con đều nghỉ dù rất muốn có thêm công việc làm để tạo thu nhập lúc rảnh rỗi mùa vụ.

Nhiều người trồng nấm chuyên nghiệp ở quận Thốt Nốt cũng đã tìm mua rơm từ các nơi thu hoạch lúa bằng tay và thuê đất thực hiện luân chuyển, thay đổi nền đất chất nấm. Tuy nhiên, do khó tìm nguồn rơm, phải thu mua qua các thương lái nên nguồn rơm không rõ xuất xứ, chất lượng, giá lại cao khiến việc trồng nấm cũng chịu nhiều rủi ro. Chưa kể, nông dân còn gặp khó do thiếu kỹ thuật trồng nấm trong tình hình mới và chất lượng các nguồn meo phục vụ cho sản xuất nấm trên thị trường cũng chưa được quản lý thật tốt…Để nghề trồng nấm có thể phục hồi và phát triển, nông dân đang rất cần sự hỗ trợ từ các nhà khoa học và các ngành chức năng.

Khánh Trung

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang