• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Điều chỉnh cơ cấu cây trồng ở ĐBSCL: Phát huy “tam nông” hiệu quả

Nguồn tin: Báo Cần Thơ, 11/09/2013
Ngày cập nhật: 13/9/2013

Có mô hình mới nhưng chưa được quan tâm

Ở các địa phương và tiểu vùng sinh thái nông nghiệp ĐBSCL, do điều kiện cụ thể của từng nơi, đã xuất hiện một số mô hình chuyển dịch sản xuất luân canh trên đất lúa, các mô hình chuyển đổi đất lúa sang trồng cây rau màu, cây ăn trái cho hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, không ít thách thức cho những mô hình sản xuất hay vật nuôi, cây trồng mới trong quá trình phát triển hướng đến sự ổn định và bền vững.

* Lợi nhuận cao hơn chuyên lúa

Xã Mỹ An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang là một trong những địa phương phát triển mô hình trồng bắp, nuôi bò vỗ béo hiệu quả cao. Ông Võ Ngọc Phi, Chủ tịch Hội Nông dân xã Mỹ An, cho biết: “Trước đây, xã Mỹ An đã hình thành các vùng chuyên trồng bắp thu hoạch trái non trên nền đất lúa. Lúc bấy giờ, sau khi thu hoạch, thân cây và vỏ trái bắp bị bỏ đi. Điều này đồng nghĩa hoang phí một lượng lớn thức ăn cho bò nên chính quyền vận động người dân hình thành mô hình trồng bắp nuôi bò. Hơn 10 năm qua, mô hình này đã trụ vững trên đất Mỹ An”. Theo ông Phi, mô hình tận dụng lao động nhàn rỗi ở địa phương, không đòi hỏi kỹ thuật cao nhưng lại có thu nhập ổn định cho người dân. Gia đình chị Lý Thị Bạch Tuyết, ấp Mỹ Phú, xã Mỹ An có gần 5 công (1.300m2/công) đất ruộng. Sau nhiều năm trồng lúa, trồng “rẫy bò” (bí đao, khổ qua, dưa leo…) cho thu nhập không ổn định, gia đình chị chuyển sang trồng bắp, nuôi bò vỗ béo. Chị Bạch Tuyết cho biết: “Trồng cây bắp rải vụ nên gần như ngày nào cũng có thu nhập trên 100.000 đồng, lúc thu hoạch rộ lên 400.000 đồng/ngày. Tiền bán trái bắp non thì lo chi phí sinh hoạt hằng ngày. Nuôi bò cho ăn thân cây, vỏ trái bắp coi như bỏ ống. Mới đầu, do không có vốn, tôi chỉ nuôi có 2 con. Giờ đàn bò đã lên đến 10 con. Hơn 3 năm nay, gia đình tôi không còn khó khăn như trước”. Toàn xã Mỹ An hiện nay đã phát triển đàn bò đạt gần 2.900 con. Theo ông Võ Ngọc Phi, xã đang triển khai Dự án vay vốn tổ hợp tác cho mô hình trồng bắp, nuôi bò với tổng vốn là 5 tỉ đồng cho 5 tổ hợp tác, hứa hẹn sự phát triển mạnh mẽ mô hình này trong thời gian tới. Tỉnh An Giang còn nhiều mô hình chuyển đổi có hiệu quả trong sản xuất nâng cao thu nhập nông hộ như: lúa – bắp lai- rau ăn quả, lúa – đậu phộng - mè, lúa - dưa hấu – lúa, đậu xanh- bắp lai- lúa, lúa – đậu nành – bắp lai…

Mô hình trồng bắp, nuôi bò vỗ béo mang lại nhiều hiệu quả kinh tế cho nông dân xã Mỹ An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang. Ảnh: THANH LONG

Từ năm 2009 đến nay, nông dân huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ cũng đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Ông Lâm Minh Trí, Trưởng phòng NN&PTNT huyện, cho biết: Nhiều mô hình sản xuất có hiệu quả đa dạng về qui mô, chủng loại được nông dân mạnh dạn áp dụng, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng thu nhập trên đơn vị diện tích như: mô hình trồng màu (dưa hấu, bí, mè, đậu xanh, đậu nành,...) trên nền ruộng, mô hình trồng màu trên các bờ liếp, tận dụng đất trồng xung quanh nhà như: cải xanh, rau muống, ớt, dưa leo, hẹ,... Các mô hình nuôi lươn, nuôi ếch, cá lóc vèo, rắn ri voi,... cũng mang lại thu nhập cao cho nông dân. Ví dụ, mô hình trồng dưa leo, lợi nhuận trên 60 triệu đồng/ha; mô hình trồng hẹ, lợi nhuận trên 200 triệu đồng; mô hình nuôi cá thát lát kết hợp cá sặc rằn, lợi nhuận trên 100 triệu đồng,... Kết quả này đưa giá trị sản xuất bình quân 1 ha của Cờ Đỏ năm 2012 đạt 123 triệu đồng, tăng 12 triệu so với năm 2011 và tăng 55 triệu đồng so với năm 2010... Nông dân quận Ô Môn, Thốt Nốt, huyện Thới Lai... cũng dần chuyển đổi từ canh tác lúa xuân hè kém hiệu quả sang trồng các loại cây khác. Theo Sở NN&PTNT TP Cần Thơ, đến tháng 6-2013, diện tích trồng cây công nghiệp ngắn ngày là 4.995ha, tăng 266ha so với năm 2012; trong đó, diện tích trồng mè trên 4.840ha, tăng trên 956ha so với năm 2012. Diện tích trồng mè tăng cao do cây mè chịu hạn, thích hợp với những vùng đất đê bao chưa hoàn chỉnh, thiếu nước tưới cho lúa xuân hè, giá ít biến động, thu nhập cao và lợi nhuận đạt từ 17-25 triệu đồng/ha. Nếu nông dân trồng 2 vụ lúa – 1 mè thì thu nhập tăng thêm từ 5-16 triệu đồng/ha so với canh tác 3 vụ lúa liên tục.

Tại các địa phương vùng ĐBSCL, phong trào chuyển đổi cây trồng đã và đang phát triển. Tỉnh Đồng Tháp, hằng năm gieo trồng gần 30.000 ha cây hoa màu trên đất lúa, đất chuyên màu. Trong đó nhiều nhất là cây bắp (bắp lai, bắp nếp), cây đậu nành, cây mè, ớt, sen, khoai lang, khoai môn, kiệu… Theo kết quả điều tra của Chi cục Bảo vệ Thực vật tỉnh Đồng Tháp, vụ hè thu năm 2013, chi phí sản xuất tính trên 1 ha của đậu nành gần 16 triệu đồng, cây mè là 17,582 triệu đồng, cây bắp 43,17 triệu đồng và cây lúa là 23,6 triệu đồng. Trong đó lợi nhuận cao nhất là cây mè 25,3 triệu đồng/ha, thấp nhất là cây lúa 2,45 triệu đồng/ha. Tỷ suất lợi nhuận cao nhất ở cây mè 1,44; kế đến là cây đậu nành 1,03; thấp nhất là cây lúa 0,1. Những con số một lần nữa khẳng định, trồng cây hoa màu và một số cây rau màu khác trong vụ hè thu lợi nhuận cao hơn trồng lúa. Tùy theo điều kiện sinh thái, các tỉnh: Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng... cũng có nhiều mô hình sản xuất như: 2 lúa – 1 màu, 1 lúa – 2 màu, lúa – tôm... góp phần đem lại lợi nhuận cao cho người sản xuất.

* Vì sao thiếu bền vững?

Khẳng định hiệu quả, nhưng nhiều mô hình chuyển đổi từ đất lúa sang cây trồng, vật nuôi khác chưa thể nhân rộng. Nguyên nhân thì có nhiều, nhưng vướng nhất vẫn là vấn đề để đầu ra của sản phẩm. Đầu những năm 2000, ông Lê Văn Nhẫn, ấp Bình Trung, xã Bình Phước Xuân, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang thực hiện chuyển đổi dần sang trồng cây màu, cây xoài… để thay thế cây lúa. Mấy năm đầu trồng màu, rất tốt, nhưng giá đầu ra thấp, thiếu nhân công lao động. Vậy là, ông dần chuyển sang trồng cây xoài. Năm 2008, toàn bộ diện tích 2ha của ông đã là vườn xoài cát chu, xoài hòn. Khi xoài đang cho trái “sung nhất” thì bán không được giá, thậm chí không có người mua. Ông lại nghiên cứu, dần chuyển hết vườn xoài cát chu, xoài hòn sang trồng xoài 3 màu. Lấy ngắn nuôi dài, xen trong vườn xoài ông trồng cóc thu trái non. Năm 2013, 2ha xoài của ông Nhẫn cho lợi nhuận trên 200 triệu đồng. Dù vậy, ông Nhẫn cho rằng: “Giá cả nông sản, trong đó có xoài còn quá lệ thuộc thương lái. Họ định giá bao nhiêu thì người nông dân bán bấy nhiêu. Ít khi nào được “kèo nài”!… Không biết cây xoài 3 màu này “thịnh” được bao lâu… Tôi chưa định hướng phải chuyển đổi sang cây trồng gì tiếp nữa”. Hơn 3 năm nay, anh Nguyễn Ngọc Thiện, ấp Thạnh Hòa, xã Thạnh Phú, huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ đã chuyển 1ha chuyên lúa sang trồng dưa hấu. “Dù lời từ cây dưa hấu cao hơn cây lúa nhưng giá cả bấp bênh. Làm mà cứ nhấp nha, nhấp nhổm theo thị trường, không yên tâm chút nào. Vài vụ nữa, chắc tôi cũng phải chuyển qua cây trồng khác”, anh Thiện chia sẻ. Đây cũng là lý do khiến nhiều nông dân “ngán ngại” trong việc chuyển đổi cây trồng hoặc ứng dụng các mô hình mới.

Nhiều ý kiến cho rằng, cây trồng chưa có nguồn tiêu thụ ổn định do việc chuyển đổi chưa gắn kết sản xuất với chế biến và tiêu thụ, việc xây dựng vùng nguyên liệu ổn định, lâu dài chưa được thực hiện tốt. Bên cạnh đó, năng suất và chất lượng sản phẩm trồng trọt chưa đủ sức cạnh tranh, giá nông sản không ổn định, có xu hướng giảm, ảnh hưởng đến thu nhập nông dân. Nhiều mặt hàng có nhu cầu cao trong nước có thể sản xuất (như bắp, đậu nành, rau, đậu,...), nhưng quy mô sản xuất còn nhỏ và chất lượng chưa cao nên chậm thay thế hàng nhập khẩu. Ông Nguyễn Văn Liêm, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Vĩnh Long, cho rằng: Công tác quy hoạch chuyển đổi còn chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn đề ra. Hạ tầng kỹ thuật, nhất là thủy lợi nội đồng còn nhiều hạn chế, nông dân còn dè dặt trong quyết định đầu tư; hoặc nông dân tự chuyển đổi sản xuất không theo quy hoạch dẫn đến cung vượt cầu khó khăn về đầu ra. Dịch bệnh vẫn còn nhiều trên các loại cây trồng, vật nuôi gây tổn thất nặng nề cho nông dân. Bên cạnh đó, tiến bộ khoa học kỹ thuật phổ biến cho nông dân khá nhiều nhưng nông dân thiếu vốn, không thể áp dụng. Kinh tế tập thể trong sản xuất kinh doanh nông nghiệp phát triển chưa mạnh cả về số lượng lẫn chất lượng; sản xuất không đồng loạt lúa – màu trên cùng một cánh đồng làm cho nhiều nơi không thực hiện được chuyển dịch. Ngoài ra, sản xuất mang tính cá thể hiện còn khá phổ biến, cũng gây khó khăn khi ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, cơ giới hóa sản xuất trên diện rộng để tạo ra khối lượng sản phẩm với chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu thị trường.

Ông Lâm Minh Trí, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ, cho biết: Tập quán, nhận thức của một bộ phận nông dân còn hạn chế. Công tác tuyên truyền chuyển đổi mô hình sản xuất từng lúc, từng nơi chưa sâu, thiếu tính thường xuyên; việc quy hoạch các vùng sản xuất có triển khai nhưng thật sự chưa đồng bộ. Không chỉ vậy, công tác quản lý chuyển mục đích sử dụng đất một số nơi chưa thật chặt chẽ… khiến việc “xé rào” quy hoạch vẫn còn xảy ra... Ngoài ra, lưu thông hàng hóa thị trường phát triển không đồng đều giữa các địa phương, chưa hình thành các kênh phân phối hợp lý cho các mặt hàng chủ yếu, chưa có sự gắn kết để điều phối hiệu quả hàng hóa trong vùng. Nhiều chính sách mới đã khuyến khích sản xuất và đem lại lợi ích cho nông dân, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp nhưng chưa thật đồng bộ và thiếu các chế tài thực hiện. Vốn đầu tư cho nghiên cứu và phát triển hệ thống giống cây trồng, công nghệ chế biến nông sản còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu chuyển đổi… Do vậy, chuyển đổi mô hình, cây trồng, vật nuôi mới rơi vào vòng luẩn quẩn, người sản xuất chịu nhiều thiệt thòi.

Ngày 10-6-2013, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 899/QĐ-TTg phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững (gọi tắt là Đề án). Theo Đề án, việc tái cơ cấu nhưng vẫn duy trì và sử dụng linh hoạt 3,8 triệu ha diện tích đất trồng lúa để bảo đảm an ninh lương thực và nâng cao hiệu quả sử dụng đất, sản lượng lúa đạt trên 45 triệu tấn vào năm 2020; tập trung cải tạo giống lúa để nâng cao năng suất, chất lượng gạo; tiếp tục mở rộng diện tích gieo trồng bắp để đạt sản lượng trên 8,5 triệu tấn nhằm cung cấp nguyên liệu cho sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp, giảm nhập khẩu. Tập trung sản xuất rau, hoa, quả công nghệ cao, quy mô lớn ở những địa phương có lợi thế; đồng thời khuyến khích phát triển vườn nhà. Cơ cấu lại hệ thống tổ chức sản xuất, thu mua, chế biến, tiêu thụ sản phẩm; khuyến khích doanh nghiệp liên kết, ký kết hợp đồng sản xuất, tiêu thụ nông sản với nông dân; phát triển các nhóm nông dân hợp tác tự nguyện, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị. Áp dụng các biện pháp thâm canh bền vững, thực hiện tốt các quy định về môi trường trong sử dụng phân bón, hóa chất và xử lý chất thải nông nghiệp; áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm nước... Trong bối cảnh hàng hóa nông sản bấp bênh như hiện nay, Đề án hết sức quan trọng, thúc đẩy nền nông nghiệp thực sự tăng trưởng về chất. Đề án là cơ sở để các địa phương vùng ĐBSCL thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp nói chung và ngành trồng trọt nói riêng phù hợp với mục tiêu phát triển chung. Song song với việc đề xuất nhiều giải pháp thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, các địa phương vùng ĐBSCL đã và đang chuẩn bị lộ trình để bước vào giai đoạn mới: tái cấu trúc ngành nông nghiệp, ngành trồng trọt hướng đến mục tiêu phát triển bền vững.

Thanh Long

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang