• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Điều chỉnh cơ cấu cây trồng ở ĐBSCL: Phát huy “tam nông” hiệu quả

Nguồn tin: Báo Cần Thơ, 10/09/2013
Ngày cập nhật: 12/9/2013

Ngành trồng trọt là nền tảng của sản xuất nông nghiệp bởi nó cung cấp lương thực, thực phẩm cho dân cư, nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, là cơ sở để phát triển chăn nuôi, là nguồn xuất khẩu hàng hóa nông sản có giá trị. Nhưng, thu nhập từ nghề trồng lúa (cây trồng chính ngành trồng trọt) của nông dân không như mong đợi. Điệp khúc "trồng, chặt" do "thất mùa trúng giá, trúng mùa thất giá" của nhiều loại cây trồng khác liên tục xảy ra. Sự phát triển nóng của một hoặc nhiều ngành hàng không theo quy hoạch hay quy hoạch chưa phát triển kịp… khiến sản xuất chịu nhiều rủi ro. Thực trạng này đòi hỏi cần tái cấu trúc ngành trồng trọt, điều chỉnh cơ cấu cây trồng theo hướng phát triển các mô hình sản xuất hiệu quả, sản phẩm nông sản chất lượng, phù hợp với yêu cầu thị trường… Đây cũng là thực hiện, phát huy có hiệu quả nhiệm vụ hàng đầu của Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 5-8-2008, Hội nghị lần thứ VII Ban Chấp hành Trung ương khóa X về nông nghiệp, nông dân và nông thôn (gọi tắt là "tam nông").

Bất ổn ngành trồng trọt

Sản xuất lúa gạo vùng ĐBSCL đã hoàn thành sứ mệnh đảm bảo an ninh lương thực, đưa Việt Nam trở thành cường quốc xuất khẩu gạo nhưng thu nhập của người trồng lúa đang teo tóp dần. Không chỉ cây lúa, nhiều sản phẩm khác của ngành trồng trọt đã và đang chịu nhiều áp lực – lớn nhất vẫn là giá cả đầu vào tăng cao nhưng đầu ra lại bấp bênh.

Áp lực đè nặng cây trồng chủ lực

Lúa - cây trồng chủ lực của ngành trồng trọt đã đang không mang lại hiệu quả như mong đợi khiến đời sống người trồng lúa gặp nhiều khó khăn. Ảnh: T. LONG

ĐBSCL có khoảng 3,21 triệu ha đất nông nghiệp; trong đó, đất trồng lúa chiếm 1,85 triệu ha. Nhờ vào lợi thế của điều kiện tự nhiên, cây lúa ở vùng ĐBSCL vừa là cây trồng chủ lực vừa là cây an ninh lương thực quốc gia. Nhờ thâm canh, tăng vụ, đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để tăng năng suất, đưa nước ta từ một nước thiếu ăn trở thành cường quốc về xuất khẩu gạo. Nhưng, gần đây, sản xuất lúa gạo ở vùng ĐBSCL phải chịu cảnh bấp bênh, đời sống của người trồng lúa gặp nhiều khó khăn. Ông Nguyễn Văn Huỳnh ở ấp Đông Hòa, xã Đông Phước, huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ, bày tỏ: "Năm trước, giá lúa ít gì cũng 7.000 đồng/kg. Bây giờ chỉ còn 6.000 – 6.500 đồng/kg. Trong khi đó, giá phân bón, xăng dầu, điện… tăng cao. Thử hỏi, trong bối cảnh như vầy, người trồng lúa làm sao có cuộc sống ổn định". Nhà ông Huỳnh có 2 ha trồng lúa. Những năm trước đây, cây lúa đã đem lại cuộc sống sung túc cho gia đình ông. Nhờ vậy, 2 con trai lớn của ông được học lên đại học. "Con gái út của tôi vừa tốt nghiệp lớp 12. Tạm thời cho nó… làm việc nhà vì bây giờ đầu tư cho con học đại học hay cao đẳng tốn không ít chi phí, tôi lo không nổi. Cuộc sống hằng ngày vất vả, nguồn vốn tái sản xuất nhiều lúc phải vay mượn", ông Huỳnh chia sẻ.

Một trong những nguyên nhân của tình trạng lúa rớt giá, ông Phạm Văn Quỳnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) TP Cần Thơ, cho rằng: Do ảnh hưởng của nhu cầu thị trường xuất khẩu, chất lượng hàng hóa, giá lúa thường biến động theo chiều hướng giảm, nhất là những lúc thu hoạch rộ. Đặc biệt, năm 2013, dù đã thực hiện chính sách tạm trữ lúa theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ ngay thời điểm nông dân thu hoạch rộ nhưng giá lúa vẫn không tăng, hoặc chỉ tăng 100-200 đồng/kg. Theo Viện Lúa ĐBSCL, sản xuất nông nghiệp – cụ thể là sản xuất lúa ở nước ta năm 2013 tiếp tục giữ đà tăng trưởng về số lượng. Vụ đông xuân 2012-2013 với tổng sản lượng đạt trên 20,3 triệu tấn. Sản lượng tăng nhưng giá trị xuất khẩu có dấu hiệu chựng lại. Theo Cục Trồng trọt, Bộ NN&PTNT, ngành sản xuất lúa gạo Việt Nam đang bị thu hẹp, giá gạo xuất khẩu liên tục giảm. Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế, các nước nhập khẩu gạo chính của Việt Nam (Indonesia, Philippines…) đã bắt đầu tự sản xuất. Mặt khác, xuất khẩu gạo của Việt Nam đang phải cạnh tranh với Thái Lan, Ấn Độ, Myanmar… nên nhiều khả năng sẽ tiếp tục gặp khó khăn. Theo Giáo sư - Tiến sĩ Võ - Tòng Xuân, chỉ tính từ 2001-2010, giá phân bón tăng gấp 4 lần; giá nông dược tăng gấp 2-3 lần nhưng giá lúa gần như không tăng bao nhiêu. Đầu ra hạt gạo bị cạnh tranh gay gắt, trong khi giá cả vật tư đầu vào lại không giảm. Sản xuất nông nghiệp ở ĐBSCL cũng như cả nước đang nằm trong tình thế hết sức nan giải: nông dân muốn tăng sản xuất, tăng sản lượng nông sản để tăng thu nhập nhưng càng sản xuất, giá càng hạ, nông dân càng lỗ.

Mất cân đối trong nội bộ ngành

Ngành nông nghiệp theo nghĩa hẹp chỉ có ngành trồng trọt, chăn nuôi và ngành dịch vụ trong nông nghiệp. Theo nghĩa rộng, ngành nông nghiệp còn có cả lâm nghiệp và thủy sản. Nông nghiệp cung cấp lương thực, thực phẩm đảm bảo nhu cầu đời sống xã hội, tạo nguồn ngoại tệ nhờ xuất khẩu các sản phẩm nông sản và tiết kiệm ngoại tệ thông qua thay thế nhập khẩu; tạo tích lũy vốn cho đầu tư phát triển. Nhiều ý kiến cho rằng, nội bộ ngành nông nghiệp đã và đang mất cân đối, ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất cũng như sự phát triển bền vững.

Theo nhiều nhà khoa học, việc độc canh cây lúa với mức độ thâm canh cao, về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến dinh dưỡng cũng như cấu trúc của đất. Qua thực tiễn sản xuất, ông Nguyễn Thành Tài, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Đồng Tháp, cho rằng: Sản xuất lúa liên tục dẫn đến sâu bệnh xuất hiện ngày càng tăng, nhất là rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá, độ phì của đất suy giảm… Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu gây nên tình trạng thiếu nước cục bộ, diện tích đất khô hạn ngày càng tăng. Thực trạng này khiến chi phí sản xuất (phân bón, thuốc trừ sâu, bơm tưới..) ngày một tăng. Trong điều kiện nhiều vùng năng suất lúa đã "đội trần", việc gia tăng chi phí trong quá trình sản xuất khiến thu nhập của người trồng lúa sẽ ngày càng "teo tóp". Bên cạnh đó, một số vùng sản xuất của ĐBSCL chưa có đê bao hoàn chỉnh, có khả năng bị thiệt hại do lũ về vào cuối vụ. Vì vậy, cần thiết phải chuyển đổi mô hình sản xuất, chuyển đổi cây trồng phù hợp.

Thực tế thời gian qua, giá thức ăn chăn nuôi liên tục tăng, 50-60% nguyên liệu chế biến thức ăn gia súc (bắp, đậu nành) phải nhập từ nước ngoài khiến ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi cũng gặp không ít khó khăn. Theo Cục Trồng trọt, Bộ NN&PTNT, hằng năm Việt Nam phải nhập khẩu khoảng 1,5 - 1,6 triệu tấn bắp hạt, 2,4 triệu tấn khô dầu đậu nành, 600.000 tấn hạt đậu nành và một số nguyên liệu khác. Tổng kim ngạch nhập khẩu ước 3 tỉ USD, gần tương đương với tổng kim ngạch xuất khẩu lúa gạo. Đề án phát triển ngành trồng trọt đến năm 2020, tầm nhìn 2030, Bộ NN&PTNT đưa ra tiêu chí đến năm 2015, sản lượng bắp hạt đạt 6 triệu tấn, con số này đến năm 2020 ổn định 7,5 triệu tấn. Như vậy, so với sản lượng bắp cả nước năm 2012, hiện nay đang thiếu ít nhất 1,7 triệu tấn bắp hạt mỗi năm. Đáng quan tâm, vùng ĐBSCL và cả vùng Đông Nam bộ có thời tiết thuận lợi cho phát triển chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nhất là cây bắp và đậu nành. Nhưng, do sự sắp xếp cơ cấu mùa vụ, cơ cấu giống cây trồng chuyển đổi chưa phù hợp nên khả năng gia tăng diện tích còn gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất, hiệu quả sản xuất của các loại cây trồng, phát huy tiềm năng, lợi thế cạnh tranh và nhu cầu thị trường của sản phẩm là một trong những mục tiêu quan trọng. Trong đó, chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa kém hiệu quả nhằm sử dụng hiệu quả nhất tài nguyên thiên nhiên (đất, khí hậu, nguồn nước) với mức đầu tư thấp nhất (vốn, lao động, vật tư) để đạt được năng suất, chất lượng sản phẩm, nâng cao thu nhập cho người sản xuất là việc làm thiết thực./.

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang