• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Trảng Bom (Đồng Nai): Mai một nghề trồng nấm

Nguồn tin: Báo Đồng Nai, 09/09/2013
Ngày cập nhật: 11/9/2013

Trước đây, huyện Trảng Bom (Đồng Nai) nổi tiếng với nghề trồng nấm. Vào thời điểm cây nấm hưng thịnh, toàn huyện có đến 500 trại nấm với nhiều loại, như: nấm mèo, bào ngư trắng, bào ngư xám, nấm sò, nấm rơm… Song hiện nay, số trại nấm còn tồn tại được rất ít.

Anh Đỗ Đắc Đình, Chủ nhiệm Hợp tác xã nấm Toàn Thắng (xã Sông Trầu, huyện Trảng Bom), kiểm tra trại nấm bào ngư xám.

4 năm về trước, về các xã: Sông Trầu, Cây Gáo, Thanh Bình... chúng tôi thấy tấp nập người ra vào mua nấm. Nhưng năm nay nhiều trại nấm bỏ không, xập xệ, cỏ mọc um tùm, dù nấm đang có giá khá cao.

* Giá cao vẫn bỏ nghề

Hiện còn rất ít hộ theo nghề trồng nấm mèo dù gần 1 năm nay, giá nấm đạt từ 80 - 100 ngàn đồng/kg và đầu ra thuận lợi.

Anh Đỗ Đắc Đình, Chủ nhiệm Hợp tác xã (HTX) nấm Toàn Thắng ở xã Sông Trầu, người có 20 năm gắn bó với nghề trồng nấm, buồn rầu kể: “Dù giá nấm cao, nhưng hiện người trồng ở vùng này đã giảm rất nhiều. Trước đây, HTX mua 1,3 - 1,5 tấn nấm bào ngư tươi/ngày, thì nay chỉ còn chừng 500 kg/ngày. Gia đình tôi cũng bỏ bớt 2 trại, chuyển sang nuôi heo”. Theo anh Đình, nguyên nhân khiến người trồng nấm bỏ nghề nhiều là do các năm 2011, 2012 giá nhiều loại nấm xuống rất thấp, có lúc nằm dưới giá thành khiến nhiều hộ thua lỗ từ vài trăm triệu đến hàng tỷ đồng. Do đó, nhiều hộ đành chuyển sang làm nghề khác. Chưa kể, đầu tháng 4-2012 lại xảy ra cơn bão số 1 làm hàng loạt trại nấm bị sập, đổ nên từ đầu năm đến nay dù giá nấm cao, nhưng ít hộ dám đầu tư lại trại.

Chị Nguyễn Thị Xoan, ấp 6, xã Sông Trầu, cho hay: “Đầu tư trại trồng nấm rất tốn kém, mất khoảng 40 triệu đồng/100 m2, vì thế ít hộ dám mạo hiểm trồng lại dù nấm đang có giá. Đa số đều ngại giá bán lại hạ sẽ thua lỗ lớn”. Chị Xoan là người kỳ cựu trong nghề trồng nấm cũng đang có ý định thu hẹp trại trồng nấm.

* Chưa tìm được hướng đi

Nghề trồng nấm ở vùng Trảng Bom bắt đầu thịnh từ năm 2002. Đến năm 2009, Trảng Bom vẫn còn khoảng 500 trại nấm, nhưng hiện nay giảm chỉ còn 1/10. Ông Nguyễn Văn Dũng, Phó trưởng phòng Kinh tế huyện Trảng Bom, cho biết: “Người dân bỏ dần nghề trồng nấm là do một thời gian dài giá cả bấp bênh, thời tiết khắc nghiệt cây nấm bị bệnh nhiều, năng suất kém”.

Theo Quyết định 439 của Chính phủ, cây nấm được đưa vào danh mục sản phẩm quốc gia để có chính sánh ưu tiên phát triển. Thực tế, đến nay vẫn chưa có chính sách cụ thể nào để gìn giữ và phát triển nghề này, ngoài hỗ trợ kỹ thuật trồng cơ bản. Theo ông Dũng, nếu người dân có nhu cầu hướng dẫn kỹ thuật trồng nấm thì đăng ký, huyện sẽ mở lớp tập huấn. Tuy nhiên ở vùng Trảng Bom, nhiều hộ đã có kinh nghiệm trồng nấm đến gần 20 năm nên kỹ thuật trồng đều nắm chắc. Khúc mắc ở chỗ là thị trường đầu ra bấp bênh, vốn đầu tư cao và thời tiết thất thường dẫn đến dịch bệnh chưa có cách khống chế, nên nhiều hộ đành ngậm ngùi chia tay nghề nấm.

Ngoài ra, chi phí đầu vào của cây nấm hiện nay tăng từ 30 - 40%, trong khi tỷ lệ rủi ro cao, ít người còn mặn mà với việc trồng nấm.

“Tôi đầu tư gần 4 tỷ đồng để làm nhà xưởng trồng nấm kim châm. Nhưng vì nấm bị bệnh nhiều, chưa tìm ra cách đặc trị đành phải ngưng trồng chuyển sang làm nghề khác” - chị Nguyễn Thị Thái ở xã Tây Hòa, chủ một trại nấm lớn từng nổi danh một thời ở Đồng Nai bùi ngùi nói.

Hương Giang

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang