• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Đồng bằng sông Cửu Long: “Chờ lũ” để... làm giàu!

Nguồn tin: SGGP, 03/09/2007
Ngày cập nhật: 3/9/2007

Những ngày này, cùng với việc gia cố đê bao chống lũ, người dân các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Long An, Kiên Giang… khẩn trương chuẩn bị các mô hình làm ăn mùa lũ. Ông Đỗ Vũ Hùng, Phó giám đốc Sở NN- PTNT An Giang, quả quyết: Bây giờ người dân không còn sợ lũ, mà ai cũng “chờ” lũ về để làm ăn; không ít người làm giàu nhờ… lũ!

Chủ động đối phó - giảm thiệt hại

Theo ông Đỗ Vũ Hùng: “Đến giờ này, mọi chuẩn bị phòng chống lũ đã sẵn sàng. 223.000 ha lúa hè thu vừa thu hoạch xong, năng suất 5 - 5,5 tấn/ha. Hiện các huyện Thoại Sơn, Chợ Mới, Châu Phú… xuống giống khoảng 68.000ha lúa vụ 3, đa số nằm trong đê bao ngăn lũ. Sở đang phối hợp cùng chính quyền địa phương triển khai 250 chốt cứu hộ, cứu nạn và thành lập 170 điểm giữ trẻ mùa lũ; đồng thời đưa hàng ngàn hộ sống nơi sạt lở nguy hiểm vào cụm dân cư an toàn”.

Kỹ sư Lê Văn Hùng, Thường trực Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão (PCLB) Đồng Tháp nói: “Từ mấy tháng qua, chúng tôi đã chuẩn bị các phương án đối phó với lũ nhằm bảo vệ an toàn 50.000ha lúa vụ 3, 23.000ha vườn cây ăn trái, 5.000ha nuôi thủy sản. Tổ chức đưa 2.609 hộ ở vùng ngập sâu và sạt lở đến nơi an toàn. Duy trì 74 điểm giữ trẻ và 397 chốt cứu hộ để ứng phó khi có tình huống xấu xảy ra”.

Tại Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Kiên Giang… chính quyền địa phương và người dân đã sẵn sàng đón lũ. Sau 3 năm lũ lớn (2000- 2002), dân ĐBSCL đã rút được nhiều kinh nghiệm quý báu, nên hiện không e ngại lũ nữa. Đặc biệt những năm qua, các tỉnh được Trung ương đầu tư khá nhiều về cơ sở hạ tầng, đường sá, trường trạm… nên giảm đáng kể tình trạng ngập lụt. Tiến sĩ Hồ Việt Hiệp, Giám đốc Sở GD- ĐT An Giang, khẳng định: “Từ ngày 27- 8, học sinh mầm non, tiểu học, THCS và THPT đã chính thức vào học.

Hầu hết trường lớp hiện nay được nâng cấp cao ráo đảm bảo 100% học sinh đi học bình thường trong mùa lũ”. Có thể nói, nhờ dự báo lũ chính xác và chuẩn bị sớm nên mấy năm qua thiệt hại do lũ giảm đáng kể. Tại Đồng Tháp, nếu như năm 2000 có 150 người chết, thiệt hại vật chất 832 tỷ đồng thì năm 2006, số người chết giảm xuống 12 người, thiệt hại chỉ 24 tỷ đồng. An Giang lũ năm 2000 thiệt hại trên 800 tỷ đồng, thì năm 2006 thiệt hại chỉ còn hơn 10 tỷ đồng. Các tỉnh khác thiệt hại do lũ cũng giảm đáng kể.

Tận dụng mùa lũ để làm giàu

Theo Sở NN- PTNT An Giang, cần chủ động “sống chung với lũ” và khai thác lợi thế của lũ để phát triển. An Giang đang triển khai khoảng 32 mô hình làm ăn hiệu quả như: nuôi tôm càng xanh, cá đăng quầng, trồng rau màu, nấm rơm… Anh Đoàn Minh Triết, Phó Chủ tịch UBND huyện Thoại Sơn, hớn hở: “Gần 700 ha tôm càng xanh đã thả xong, tăng 100 ha so năm ngoái. Cái lợi của nghề này là tận dụng thức ăn dồi dào trong mùa lũ như cá tạp, cua, ốc bươu vàng… nên giảm được chi phí. Bình quân lợi nhuận thu được 40 - 60 triệu đồng/ha trở lên, cao gấp mấy lần so với làm lúa”.

Các huyện Chợ Mới, Phú Tân… người dân trồng khoảng 11.000ha rau màu mùa lũ. Các loại màu như kiệu, hẹ, rau, dưa… tiêu thụ rất được giá, thu lời 30 - 50 triệu đồng/ha. Tại huyện Lấp Vò (Đồng Tháp), mô hình trồng ấu mùa lũ cho quả gấp mấy lần trồng lúa. Anh Phạm Văn Sáu, “kiện tướng” trồng ấu, khẳng định: “1 ha ấu cho năng suất 15 - 20 tấn, giá trung bình 2.500 đồng - 3.500 đồng/kg; trừ chi phí còn lãi khoảng 20 triệu đồng. Trồng ấu đầu tư thấp, ít tốn công chăm sóc và thu hoạch được lâu. Nhiều hộ còn nuôi cá đồng xen với ấu, tăng thêm thu nhập”. Trong khi đó, nông dân Đồng Tháp và Vĩnh Long tận dụng bờ vườn để trồng nấm rơm mùa lũ thu lợi nhuận cao.

Ngoài nuôi trồng, các làng nghề cũng nóng lòng “chờ lũ” để làm ăn. Chị Huỳnh Thị Phượng, chuyên đan lọp mùa lũ ở xã Tân Thành (Lai Vung- Đồng Tháp), cho biết: “Hơn tháng qua, cả nhà phải làm thêm ban đêm để kịp giao hàng cho thương lái. Mùa lũ về, nhu cầu tiêu thụ lọp tép tăng cao, sản xuất ra không đủ bán”. Bình quân, chị Phượng sản xuất 1.000- 1.500 cái lọp mỗi tháng nhưng vẫn thiếu hàng. Giá lọp hiện tăng lên 4.000 - 5.000 đồng/cái, trừ chi phí lời 50%; qua mùa lũ kiếm được 4- 5 triệu đồng, đủ sống.

Tại làng đóng xuồng ghe Long Hậu (Đồng Tháp), Chợ Mới (An Giang), thị xã Ngã Bảy (Hậu Giang)… các cơ sở đang tăng ca để kịp giao xuồng trước khi lũ về. Anh Nguyễn Công Cẩn, chủ trại xuồng ở Long Hậu, cho biết: “Giá xuồng mùa lũ hiện dao động 300.000 đồng - 500.000 đồng/chiếc (tùy lớn nhỏ), tăng 40.000 đồng - 50.000 đồng/chiếc so với lúc bình thường. Năm nào lũ càng lớn thì làng xuồng càng trúng đậm vì sản xuất không đủ bán cho bà con khai thác thủy sản”. Các làng nghề đan lưới ở Thơm Rơm (Ô Môn, Cần Thơ), Lấp Vò (Đồng Tháp); sản xuất lưỡi câu (An Giang)… cũng tất bật sản xuất đón lũ.

Tại An Giang, ngành nông nghiệp tổ chức 224 lớp dạy cho nông dân kỹ thuật trồng và sơ chế nấm rơm, kinh phí đầu tư 950 triệu đồng. Hỗ trợ 1,2 tỷ đồng giúp người dân cây, con giống, thiết bị sản xuất, khuyến nông… đồng thời phối hợp với Ngân hàng Chính sách và Xã hội cho dân nghèo vay 7 triệu đồng/hộ để sản xuất mùa lũ. Theo Sở NN- PTNT An Giang, mùa lũ năm ngoái với 32 mô hình làm ăn đã tạo việc làm cho gần 500.000 lao động; giá trị sản xuất mang về trên 1.331 tỷ đồng. Năm nay, An Giang tiếp tục khai thác lợi thế mùa lũ để người dân có việc làm ổn định cuộc sống.

Theo dự báo, đỉnh lũ năm nay ở Tân Châu vượt báo động 3 là bình thường. Lũ về nhiều sẽ mang lại phù sa, diệt mầm bệnh lưu tồn trên đồng ruộng, nhất là đem lại nguồn lợi thủy sản dồi dào- đây là nguồn sống của hàng ngàn hộ nghèo vùng lũ.

Huỳnh Phước Lợi

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang