• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Đồng Nai: Lụi tàn dần những vùng đặc sản: Bảo vệ vùng đặc sản

Nguồn tin: Báo Đồng Nai, 06/09/2013
Ngày cập nhật: 9/9/2013

Đặc sản gắn liền với một vùng, miền là tài sản lâu dài của người dân và cả địa phương đó. Nguyên nhân khiến nhiều vùng đặc sản mất đi chủ yếu là do những khó khăn ngắn hạn về thị trường, hoặc dịch bệnh khiến người nông dân nản lòng từ bỏ.

Ruộng dưa gang ở ấp Xóm Gốc, xã Long An (huyện Long Thành, Đồng Nai).

Ông Nguyễn Hoàng Tuấn, xã Núi Tượng (huyện Tân Phú, Đồng Nai), bày tỏ: “Vì cây đặc sản quýt đường, tôi đã từ thành phố về vùng sâu để trồng quýt. Nay cây bị sâu bệnh nhiều, năng suất kém, không thể duy trì được phải chặt bỏ, tôi cũng xót lắm”.

* Có “tiếng” mà không có “miếng”

Ông Trần Bá Đạt, Phó chủ tịch UBND huyện Tân Phú, cho biết 2 loại trái cây đặc sản là quýt đường và mãng cầu ta đang giảm nhanh về diện tích. “Hai loại trái cây trên được xếp vào cây chủ lực của huyện. Nhưng huyện mới chỉ phối hợp với tỉnh hỗ trợ nông dân được kỹ thuật và đăng ký nhãn hiệu hàng hóa cho mãng cầu ta. Do đó, khi 2 loại trái cây đặc sản này cho thu nhập thấp, nông dân chặt bỏ, huyện chưa có cách gì giữ lại được ngoài vận động” - ông Đạt nói.

Ông Nguyễn Văn Hết, cán bộ nông nghiệp xã Xuân Bảo (huyện Cẩm Mỹ), khẳng định: “Để giữ lại đặc sản mãng cầu xiêm, xã đang cùng với huyện hỗ trợ 7 hộ còn diện tích chuyên canh nhiều xây dựng mô hình VietGAP. Hiện mãng cầu xiêm rất có giá, song ít hộ dám giữ lại do ngại dịch bệnh”. •

Thậm chí ở một số loại, tiếng tăm đã có, nhãn hiệu hàng hóa độc quyền một số loại trái cây đặc sản cũng được xây dựng, nhưng vì thiếu liên kết nên các vùng đặc sản đang lụi tàn dần. Thay vào đó là một số loại trái cây không rõ nguồn gốc, xuất xứ đang đội lốt trái cây đặc sản vùng để dễ bán. Chị Lê Thị Thảo ở ấp Cầu Hang, xã Hóa An (TP.Biên Hòa) kể: “Tôi dân gốc Cẩm Mỹ nên rất mê ăn mãng cầu xiêm. Bữa trước ghé chợ Hóa An thấy bán mãng cầu xiêm, nghe họ quảng cáo mua từ Cẩm Mỹ về, tôi tưởng thật mua về ăn thì biết ngay bị lừa”. Theo chị Thảo, mãng cầu xiêm Cẩm Mỹ luôn có vị ngọt thanh, pha chút chua dôn dốt không vùng nào có được.

Tương tự, ở vùng dưa gang đặc sản nổi tiếng của xã Long An (huyện Long Thành), vào những tháng không phải mùa dưa, thương lái đưa dưa nơi khác về dọc đường 25B (bên cạnh cánh đồng chuyên trồng dưa) để bán. UBND xã cũng có hướng sẽ vận động các hộ trồng dưa gang thành lập một tổ hợp tác để xây dựng phát triển thương hiệu dưa gang Long An, và nhất là làm công tác đảm bảo an toàn dư lượng thuốc bảo vệ thực vật.

Đầu ra sản phẩm luôn là nỗi lo đau đáu của người trồng cây, kể cả các loài đặc sản đã có tiếng tăm. Vì vậy, song song với việc đăng ký sở hữu trí tuệ hay làm thương hiệu, họ cần thêm nhiều thứ khác, như thông tin thị trường và sự ổn định hơn về tiêu thụ.

* Nhanh tay gìn giữ

Đồng Nai đã mất đi nhiều đặc sản, song cũng còn nhiều loại đang được khai thác hoặc đang hình thành, như: bưởi Tân Triều (Vĩnh Cửu); ổi Bình Lộc, chôm chôm (Long Khánh), xoài Thanh Sơn (Định Quán), dưa gang Long Thành, bơ Cẩm Mỹ… Và để bảo tồn, phát triển những loại đặc sản này, việc xây dựng thương hiệu là điều cần thiết từ hai phía: cả nông dân lẫn cơ quan quản lý.

Ông Trương Văn Trai, Trưởng phòng Quản lý sở hữu trí tuệ thuộc Sở Khoa học - công nghệ, nói: “Với các trái cây đặc sản, sở đã hỗ trợ xây dựng nhãn hiệu hàng hóa cho mãng cầu ta, mãng cầu xiêm và quýt đường của trang trại Long Sang ở xã Thanh Sơn (huyện Định Quán). Còn lại, nếu các địa phương có nhu cầu, sở sẽ hỗ trợ xây dựng nhãn hiệu hàng hóa tiếp”.

Ông Phạm Minh Đạo, Giám đốc Sở Nông nghiệp - phát triển nông thôn, nhận định: “Ngành nông nghiệp hiện nay còn rất thiếu các cơ chế, chính sách để thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nên không chỉ cây đặc sản mà các cây trồng khác cũng rơi vào điệp khúc trồng - chặt. Muốn giữ được các vùng cây đặc sản, chính nông dân hợp lại tạo thành các hợp tác xã và tự tìm đầu ra, còn phía Nhà nước hỗ trợ xây dựng quy trình GAP”.

Nông dân tự cứu đặc sản

Ngoài những hỗ trợ đến từ phía nhà nước, nhiều nông dân tâm huyết với đặc sản địa phương mình, đã tự mày mò nghiên cứu đăng ký sở hữu trí tuệ cho sản phẩm, nâng cấp quy trình sản xuất và tìm kiếm đầu ra ổn định khá thành công. Điển hình là các loại, như: ổi Bảo Quang, bưởi Tân Triều, xoài Suối Lớn (Xuân Lộc)… Theo ông Huỳnh Văn Hải, Tổ trưởng Tổ hợp tác ổi Bảo Quang (TX. Long Khánh), xuất phát từ việc muốn lưu giữ và phát triển loại trái cây đặc sản này mà ông đã lao tâm khổ tứ tìm đầu ra cho sản phẩm. Để sản phẩm vào được hệ thống siêu thị, ông đã hỗ trợ và cùng với một số nông dân trồng ổi ở xã Bảo Quang (TX. Long Khánh) tự làm theo quy trình và xin chứng nhận VietGAP nhằm đáp ứng được các đơn đặt hàng lớn. Đồng thời, ông Hải chọn tên đặc sản ổi Long Khánh với mục đích sẽ mở rộng diện tích ra các xã khác thuộc thị xã. Chính nhờ biết quảng bá xây dựng thương hiệu đặc sản ổi Long Khánh vào được hệ thống Siêu thị BigC với giá cao hơn thị trường từ 10-20%. Gần đây, tổ hợp tác còn nhận được đơn đặt hàng từ một công ty của Nhật Bản với số lượng lên đến 10 tấn/ngày, nhưng do lượng hàng chưa đủ nên chưa ký được hợp đồng.

Nhóm PV kinh tế

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang