• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Vì sao ngô lép hạt?

Nguồn tin: Nông Nghiệp VN, 04/09/2013
Ngày cập nhật: 8/9/2013

Rất nhiều bà con hỏi vì sao ngô bị lép hạt? Hiện tượng này xảy ra ở An Giang, Đồng Tháp, Đồng Nai, Gia Lai, Nghệ An, Sơn La... Họ cho biết: Ngô đến giai đoạn sắp thu hoạch thì phát hiện bắp bị kết hạt kém (còn gọi là bồ cào, răng cưa) và hiện tượng bắp chìa ra như nải chuối... làm giảm năng suất do giống kém chất lượng (?).

Theo chúng tôi, cần nhìn nhận chính xác hơn vì cây ngô còn gắn bó lâu dài. Loại trừ các nguồn giống trôi nổi trên thị trường, các Cty nổi tiếng thường rất nghiêm ngặt trong quy trình SX giống. Ít khi họ để xảy ra những sai sót, làm tổn hại đến uy tín của Cty. Vì vậy, bà con cần nhìn nhận cho thấu đáo...

Nếu như hiện tượng vừa qua mà cho là do giống giả hoặc giống kém chất lượng thì cây ngô ngay từ giai đoạn đầu cũng đã có những biểu hiện bất thường (như cây to nhỏ khác nhau, sinh trưởng và phát triển khác nhau, độ đồng đều cũng khác nhau ...).

Nhưng trong thực tế bà con cho biết, chỉ tới sau giai đoạn trổ cờ, phun râu mới phát hiện thấy hiện tượng kết hạt kén (bồ cào, răng cưa). Theo chúng tôi, nguyên nhân dẫn tới kết quả này lại không phải từ giống mà từ các yếu tố sau:

Thứ nhất là vấn đề thời tiết. Nếu vào giai đoạn trổ cờ, phun râu mà gặp lúc nắng nóng dữ dội (nhiệt độ lên trên 35 độ C và độ ẩm không khí xuống dưới 50%) thì hạt phấn có khi đã bị chết khô, không còn để thụ phấn nữa. Hạt làm sao hình thành được!

Thứ hai, nếu gặp trời mưa kéo dài đúng lúc trổ cờ, phun râu thì hạt phấn dễ dàng bị rửa trôi hoặc dính bết vào với nhau. Như vậy, làm sao mà nó thụ tinh được. Không thụ tinh thì không thể hình thành hạt. Đây cũng là một nguyên nhân rất dễ gặp.

Thứ ba, việc bón phân không cân đối cũng là một nguyên nhân. Đặc biệt, nếu bón quá nhiều đạm vào giai đoạn trổ cờ, phun râu thì việc kết hạt cũng bị hạn chế. Ngoài ra, nếu đất trồng quá chua hoặc quá mặn cũng ảnh hưởng tới việc thụ tinh.

Vì vậy, để đảm bảo cho ngô thụ tinh tốt, chúng ta phải gieo đúng thời vụ mà cán bộ nông nghiệp ở địa phương đã ấn định; đảm bảo bón phân cân đối; thực hiện thau chua, rửa mặn cho đất trồng. Cũng cần lưu ý việc sử dụng thuốc trừ cỏ phải tuân thủ theo đúng lịch trình đã in trong nhãn bao bì.

Còn việc ra bắp chìa có thể do một trong hai nguyên nhân sau:

Thứ nhất, có thể do đặc tính giống. Ví dụ các giống LVN4, NK6326 hoặc NK 6654 có hiện tượng ra bắp chìa. Nhưng các bắp phụ này mau chóng teo đi khi bắp chính vào chắc. Do đó, nó không ảnh hưởng gì tới năng suất của cây ngô.

Còn trường hợp khi gặp thời tiết bất lợi, hạt phấn không thụ tinh được nên hạt không hình thành. Lúc này, các chất hoocmon sinh trưởng trong cây không dồn vào hạt nữa mà tập trung vào các đỉnh sinh trưởng giữa các lá bi, đánh thức chúng dậy để hình thành các bắp phụ, nhiều khi trông như nải chuối. Các bắp này thường không có hạt.

Đôi điều như vậy để bà con hiểu rõ hơn về các hiện tượng xảy ra trên cây ngô. Ta cần xác định đúng nguyên nhân để kịp thời xử lý cho tốt.

NGUYỄN LÂN HÙNG

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang