• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Trồng cây sa nhân dưới tán rừng có lợi ích kép

Nguồn tin: VOV, 04/09/2013
Ngày cập nhật: 6/9/2013

Mô hình trồng cây sa nhân tại huyện Kbang, tỉnh Gia Lai đang giúp nâng cao đời sống, góp phần bảo vệ tài nguyên rừng.

Làm kinh tế dưới tán rừng là lợi thế của nhiều địa phương ở khu vực Tây Nguyên, nơi có diện tích rừng lớn nhất cả nước với khoảng 2 triệu ha. Tại huyện Kbang, tỉnh Gia Lai, mô hình trồng cây sa nhân của bà con dân tộc Ba Na đã giúp nâng cao đời sống, đồng thời góp phần bảo vệ tài nguyên rừng.

Sau 5 năm trồng, 8 sào sa nhân dưới tán rừng của gia đình anh Đinh Văn Khoai, dân tộc Ba Na, ở làng Hà Nừng, xã Sơn Lang, huyện Kbang đã cho thu hoạch ổn định, mỗi năm mang lại khoản thu nhập bình quân khoảng 50 triệu đồng. Anh Khoai cho biết, so với các loại cây trồng khác, trồng cây sa nhân tím, anh không phải làm cỏ mà chỉ phải bón phân một lần duy nhất vào lúc mới trồng, nên ít tốn chi phí đầu tư, hiệu quả kinh tế cao.

Sa nhân tươi hiện có giá khoảng 15.000 đồng/kg, còn khô có giá khoảng 160.000 - 180.000 đồng/kg.

Anh Khoai cho rằng, cây sa nhân tím rất phù hợp với bà con ở đây: “Sa nhân tím được thu 3 lần/năm; làm không tốn công nhiều và có hiệu quả. Nếu không có cây che phủ, sa nhân không lên, cho nên phải trồng kết hợp với giữ rừng.”

Từ hiệu quả mô hình của gia đình anh Đinh Văn Khoai, nhiều bà con trong xã Sơn Lang đã mạnh dạn nhân giống và trồng dưới tán rừng. Đến nay, đã có hàng chục hộ ở xã Sơn Lang trồng cây sa nhân dưới tán rừng với diện tích gần 20ha, tất cả đều phát triển tốt.

Ông Đinh Dương, dân tộc Ba Na, ở làng Hà Nừng, xã Sơn Lang cũng đã trồng 1 ha sa nhân tím dưới tán rừng và rất hài lòng với loại cây này: “Trồng sa nhân giúp bà con có thêm thu nhập, rất phấn khởi”.

Để khuyến khích việc trồng sa nhân, Công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp Hà Nừng và Công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp Trạm Lộc, huyện Kbang đã tạo điều kiện cho một số hộ dân vào phát dọn dưới tán rừng để trồng sa nhân.

Theo bà Trương Thị Huệ, ở thôn 3, xã Sơn Lang, chính sách này của các công ty lâm nghiệp vừa giúp bà con có nguồn thu ổn định, vừa bảo vệ được rừng: “Trồng sa nhân giúp thu nhập của gia đình đảm bảo khi vụ mùa chưa tới. Nhà nước tạo kiện cho trồng dưới tán rừng là rất tốt, tạo thêm thu nhập cho người dân đỡ vất vả. Mà trồng cây sa nhân vẫn bảo vệ rừng, vì phát cây dây leo, không lấy gỗ, không ảnh hưởng gì đến rừng.”

Quả sa nhân là một loại dược liệu quý nên có đầu ra rất tốt. Sa nhân tươi hiện có giá khoảng 15.000 đồng/kg, còn phơi khô có giá khoảng 160.000 - 180.000 đồng/kg. Nếu được chăm sóc tốt, mỗi sào đất rừng trồng sa nhân có thể cho thu hoạch tới hơn 1 tạ quả khô, mang lại khoản thu 16 triệu đồng mỗi năm. Với lợi thế là vùng có diện tích rừng lớn, huyện Kbang nói riêng và nhiều địa phương khác trong vùng Tây Nguyên, có thể phát triển loài sa nhân vừa giúp phát triển kinh tế người dân, vừa giữ rừng hiệu quả.

Công Bắc/VOV - Tây Nguyên

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang